Dân nên chấp nhận hỏng đâu sửa đó, sửa đâu hỏng đó
Để sửa được triệt để hiện tượng lún hỏng mặt cầu Thăng Long cũng như cầu cạn vành đai 3 sẽ rất tốn kém, khó khẳng định chất lượng. Có khi càng sửa càng hỏng, sửa xong lại hỏng nhanh hơn. Người dân nên chấp nhận cứ đi, hỏng đâu sửa đó, sửa đâu hỏng đó.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường Bộ, Trường Đại Học Giao thông vận tải Hà Nội phân tích.
Không ai tính toán lãi giả định để thưởng
PV: Quan điểm của ông thế nào trước quyết định Bộ GTVT đồng ý trả thưởng 180 tỉ cho đơn vị thi công cầu cạn vành đai 3 (Hà Nội) vượt tiến độ 18 tháng ngay khi cầu đang xảy ra sự cố, thưa ông?
Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản: Việc Bộ GTVT đồng ý trả thưởng cho đơn vị vượt tiến độ là hoàn toàn đúng. Trong hợp đồng giao thông bao giờ cũng có những điều khoản quy định rất rõ việc thưởng phạt. Việc thưởng phạt hàng triệu đô là rất bình thường với một hợp đồng xây dựng lớn.
Tuy nhiên, khoản thưởng cho nhà thầu vượt tiến độ phải được lấy từ tiền tiết kiệm chi phí do dự án mang lại (số dư nằm trong tổng mức đầu tư theo dự toán), chứ không thể tính toán lợi nhuận kiểu lấy số ngày vượt tiến độ nhân với lợi nhuận giả định, sẽ ra một khoản rất lớn và không hợp lý.
Cầu cạn được cho là hiện đại nhất Việt Nam bị lún sau 10 tháng đưa vào sử dụng nhưng được đề xuất thưởng
Bên cạnh việc quy định mức thưởng cũng có điểm ràng buộc về chất lượng. Trong đó, chủ đầu tư có quyền được giữ lại một khoản nhất định nếu chất lượng công trình có vấn đề sẽ bị trừ vào số tiền này. Trong thời gian bảo hành đơn vị thi công phải có trách nhiệm sửa chữa.
Thời gian tính thưởng được tính từ thời gian công bố nghiệm thu công trình. Đó là thời gian tính thưởng phạt theo hợp đồng.
Việc cho rằng, chỉ tính khi công trình đã hoàn thành hết bảo hành hoặc chờ đơn vị nộp hồ sơ xin thưởng là không đúng.
PV: Cách không xa cầu cạn là cầu Thăng Long, ông đánh giá thế nào về vệt lún, dồn cục trên mặt cầu Thăng Long?
Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản: Đó là cả một câu chuyện rất dài mà tới nay VN cũng chưa thế đánh giá hết được. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra. Có nguyên nhân cho rằng do xe quá tải, nhưng nhiều chuyên gia đã phản đối. Vì hỏng không đồng đều, mà trọng lượng xe quá tải chạy trên mặt cầu là như nhau.
Cũng có ý kiến cho rằng do chất lượng lớp nhựa trên mặt cầu.
Video đang HOT
Trong khi có sự cố hỏng hàng loạt như vậy, thì tạm công nhận kết luận của bộ GTVT đó là do nguyên nhân xe quá tải gây ra và nhà thầu có trách nhiệm bảo hành sửa chữa.
PV: Tạm cho chất lượng thi công đảm bảo và sự cố là do quá tải trọng. Vậy thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm, việc quy trách nhiệm này thực hiện như thế nào, thưa ông?
Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản: Đưa ra kết luận cho rằng do quá tải trọng đã cho thấy, đó là điểm yếu nhất của Bộ GTVT.
Nếu đã thừa nhận chất lượng thi công đảm bảo, hỏng do khách quan, thời tiết, nhà thầu thì đơn vị thi công không phải chịu trách nhiệm bảo hành.
Nếu nhà thầu chịu bỏ tiền bảo hành nghĩa là họ cũng gián tiếp thừa nhận việc thi công có vấn đề.
PV: Vậy, theo ông kinh phí sữa chữa dự toán khoảng bao nhiêu?
Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản: Tùy mức độ sửa chữa. Nhưng đã sửa thì sẽ mất rất nhiều tiền. Tính đơn giản giá vật liệu sửa sữa đầu vào khoảng 200.000 ngàn/1m2. 10.000m2 = 1km là 20 triệu. Nếu nhân lên thì con số sẽ là bao nhiêu.
Đó mới chỉ là vật liệu còn chưa nói tới công nghệ, nhân công, kỹ thuật khi họ thực hiện. Nó phải hàng chục tỉ.
PV: Tốn tiền, mất thời gian nhưng liệu có thể khắc phục được sự cố dứt điểm không, thưa ông?
Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản: Để sửa được triệt để thì sẽ rất tốn tiền. Trong xây dựng việc chắp vá, sửa lại là rất khó khẳng định chất lượng.
Có khi càng sửa càng hỏng, sửa xong lại hỏng nhanh hơn. Người dân nên chấp nhận, đi hỏng đâu sửa đó, sửa đâu hỏng đó.
PV: Nhà thầu cho rằng chi phí sửa chữa rất nhỏ, không đáng tính toán, ông có nghĩ thế không?
Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản: Không thể nói như vậy được. Nói vậy là chủ quan. Đôi khi, chuyện thưởng của nhà thầu có khi còn khiến nhà thầu mất nhiều hơn vì phải sửa chữa chạy theo chất lượng.
Ở VN thì nhanh hay chậm cũng đều thấy hỏng
PV: Đã có cây cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì là cũng bài học. Theo ông, việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long, cầu cạn vành đai 3 thời gian tới kết quả sẽ đi đến đâu?
Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản: Đúng, chúng ta đã có rất nhiều bài học. Nhưng hiện nay VN chưa có cách để giải quyết sự cố này.
Trong lý thuyết lẫn cả khoa học cũng chưa thống nhất được nguyên nhân gây ra sự cố chính vì vậy chưa có được một giải pháp đồng nhất.
Ví dụ như cầu Thanh Trì sửa đi sửa lại, mất bao nhiêu tiền nhưng cuối cùng vẫn vậy thôi. Thậm chí hỏng còn nghiêm trọng hơn lúc chưa sửa chữa.
PV: Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, đơn vị thi công đang chạy đua tiến độ để lĩnh thưởng, dẫn tới làm ẩu, chất lượng kém, thưa ông?
Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản: Ở VN thì nhanh hay chậm cũng đều thấy hỏng. Cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy đều bị chậm tiến độ, tăng tiến độ gấp đôi cũng vẫn hỏng.
Kinh phí sửa chữa rất nhỏ:
Đường Vành đai 3 trên cao dài gần 9 km, có tổng mức đầu tư 5.547 tỉ đồng từ nguồn vay ODA của Nhật Bản. Toàn tuyến gồm 385 m đường dẫn và 8,5 km cầu cạn chạy suốt với 4 làn xe, chiều rộng mặt cầu là 24 m, tốc độ tối đa 100 km/giờ. Tuyến đường kết nối với đoạn cầu cạn Pháp Vân dài 6 km tạo thành đường trên cao dài 15 km, nối với đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và cầu Thanh Trì.
Tuyến đường có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giao thông của thủ đô Hà Nội và các khu vực phụ cận. Sắp tới, Bộ GTVT sẽ triển khai tiếp đoạn đường trên cao, nối Mai Dịch (Cầu Giấy) – cầu Thăng Long – sân bay quốc tế Nội Bài. Sau khi cây cầu cạn hiện đại nhất Việt Nam vừa đưa vào hoạt động chưa đầy 10 tháng đã xuất hiện những vết lún kéo dài tại gói thầu số 2. Sau đó Ban quản lý dự án Thăng Long vẫn gửi đề xuất Bộ Giao thông Vận tải thưởng cho hai nhà thầu, trong đó có nhà thầu thi công đoạn đường bị lún 180 tỷ đồng vì đã “vượt tiến độ tới 18 tháng”.
Đề xuất này đã được Bộ GTVT đồng ý.
Ông Đỗ Quang Minh – GĐ dự án cầu cạn vành đai 3 (BQL dự án Thăng Long – PMU Thăng Long, Hà Nội) cho biết: “Những vết sụt lún kéo dài hơn 100 m, thuộc phần mặt đường bê tông nhựa tại gói thầu số 2 do nhà thầu Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) thi công. Đơn vị thi công sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa những hỏng hóc này”.
Ông Minh khẳng định, kinh phí sửa chữa so với tổng đầu tư toàn công trình là rất nhỏ. Không đáng tính toán.
Theo Đất Việt
Mời tổ chức quốc tế nghiên cứu công nghệ sửa chữa mặt cầu Thăng Long
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã đề nghị JICA giúp đỡ nghiên cứu và tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long, đề nghị này đã được JICA chấp thuận. Hiện JICA đang tiến hành khảo sát và lập các phương án kỹ thuật.
Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT thừa nhận việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long cuối năm 2009 với công nghệ sử dụng nhựa bê tông Polymer (SMA) không thành công bởi lớp bề mặt cầu bị bong tróc, sụt lún và sự liên kết giữa nhựa đường với bản mặt thép của cầu Thăng Long không hiệu quả.
Mặt cầu Thăng Long thời điểm mới sửa chữa hết gần 100 tỷ đồng vào cuối năm 2009
Để giải quyết vấn đề của cầu Thăng Long,Thứ trưởng Trường cho biếtBộ GTVT đã mời các chuyên gia trong nước, hợp tác với các tổ chức quốc tế nghiên cứu, ứng dụng chuẩn hóa bê tông để sửa chữa mặt cầu. Tuy nhiên, công nghệ bê tông trải trên dầm thép không được ứng dụng rộng rãi nên mặt cầu vẫn xảy ra hiện tượng hỏng hóc.
"Sắp tới, trong dự án nối dài đường cao tốc trên cao từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long sử dụng vốn ODA của Nhật Bản, Bộ GTVT đã đề nghị Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) giúp đỡ nghiên cứu và tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long, đề nghị này đã được JICA chấp thuận. Hiện JICA đang tiến hành khảo sát và lập các phương án kỹ thuật.
Phía JICA sẽ đưa ra một công nghệ mới và hiện đại, để đảm bảo tính khả thi thì JICA sẽ tiến hành làm thử nghiệm trong vòng 6 tháng trên vị trí cụ thể, sau khi có kết luận về kết quả thử nghiệm không ảnh hưởng đến việc khai thác thì mới tiến hành làm đại trà mặt cầu." - Thứ trưởng Trường cho hay.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trường khẳng định nhanh nhất cũng phải đầu năm 2016 JICA mới có thể hoàn thành nghiên cứu và đưa ra công nghệ mới để sửa chữa triệt để mặt cầu Thăng Long.
Cũng theo Thứ trưởng Trường, trong khi chờ công nghệ từ phía Nhật Bản, để đảm bảo an toàn lưu thông cho các phương tiện qua cầu, Bộ GTVT đã ký hợp đồng với Công ty Hall Brothers (Mỹ) cho tiến hành sửa chữa mặt tạm cầu Thăng Long theo công nghệ của Mỹ. Công nghệ sửa chữa này đã được nghiên cứu và thử nghiệm trên thực tế với chi phí tính toán xấp xỉ khoảng 10 tỷ đồng.
Trước đó, Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã tiêu tốn gần 100 tỷ đồng ngay từ lần đầu tư đầu tiên hồi cuối năm 2009, nhưng công trình này vừa đưa vào khai thác được gần 3 tháng đã... hỏng! Sau đợt thi công sửa chữa với quy mô lớn nói trên, nhiều đợt khắc phục sự cố hư hỏng trên mặt cầu Thăng Long đã được tiến hành bằng nhiều công nghệ khác nhau, nhưng kết quả thực tế cho thấy mặt cầu vẫn tiếp tục hỏng. Nhìn nhận về sự cố này, nhiều chuyên gia là kỹ sư xây dựng và giao thông đầu ngành cho rằng, mặt cầu Thăng Long hỏng là do "nhân tai" chứ không phải thiên tai!
Năm 2012, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã đưa dự án này vào danh sách các dự án trọng điểm trên toàn quốcphải thanh kiểm tra chất lượng.
Như vậy, sau đợt sửa chữa tạm bằng công nghệ Mỹ sắp tới đây, người tham gia giao thông sẽ phải chờ thêm vài năm nữa mới có thể hi vọng cây cầu được sửa chữa triệt để nhằm đảm bảo an toàn giao thông và tính mỹ quan, đúng như cái tên của nó.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Cầu Nhật Tân khó về đích đúng hẹn Cầu Nhật Tân, một trong những dự án trọng điểm, được trông đợi để giải tỏa áp lực lên cầu Thăng Long, theo kế hoạch, cầu sẽ hoàn thành vào năm 2014, tuy nhiên, hiện tiến độ các gói thầu đều ì ạch, liên tục phải điều chỉnh. Theo kế hoạch, cầu sẽ hoàn thành vào năm 2014, tuy nhiên, hiện tiến độ...