Dàn mỹ nhân ‘Thủy Hử’, ‘Tam Quốc’ ngày ấy, bây giờ
Theo năm tháng, ‘Phan Kim Liên’, ‘Điêu Thuyền’… đều đã già đi trông thấy.
Bộ phim “Thủy hử” phiên bản năm 1998, do đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất và được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Thi Nại Am. Phim xoay quanh số phận của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Nhiều năm trôi qua, những ấn tượng về bộ phim cũng không phai mờ trong tâm trí khán giả. Đóng góp cho phim, không thể không kể đến những bóng hồng mà tên tuổi đi cùng tác phẩm như Phan Kim Liên, Diêm Bà Tích… Nhân vật Diêm Bà Tích do Mộ Thanh đóng. Ở tuổi ngoại tứ tuần, Mộ Thanh vẫn giữ được vẻ đẹp xưa.
Phan Xảo Vân do Ngưu Lợi đảm nhận. Năm tháng khiến Ngưu Lợi đã thay đổi rất nhiều.
Dâm phụ Phan Kim Liên do Vương Tư Ý đóng. Thành công trên màn ảnh nhưng ngoài đời thực, diễn viên gốc Đài Loan này vẫn “một mình” mà chưa yên bề gia thất.
Kim Thúy Liên do Vu Nguyệt Tiên đóng. Thời gian không làm nhan sắc nàng Thúy Liên ảnh hưởng nhiều, cô vẫn rất đẹp và sành điệu.
Vợ của Lâm Xung do Vương Tinh Hoa đóng. Năm tháng khiến cô béo lên khá nhiều.
Hỗ Tam Nương do Trịnh Sảng thủ vai.
Một tác phẩm khác cũng thành công không kém, là “ Tam Quốc” năm 1994. Thời điểm sản xuất, đây là bộ phim được đầu tư kinh phí lớn nhất, với 1000 diễn viên chính tham gia, chưa kể diễn viên quần chúng. Nhắc đến “Tam Quốc”, không thể bỏ qua nàng Tiểu Kiều, vai diễn do nghệ sĩ Hà Tình đảm nhận.
Dấu thời gian lộ rõ trên khuôn mặt “Tôn Thượng Hương” Triệu Việt.
Video đang HOT
My phu nhân, một trong những nhân vật phụ của “Tam Quốc” trong gia đình Lưu Bị.
Nhân vật vợ Lã Bố do Cao Bảo Bảo đóng. Khuôn mặt cô đã trở nên khác lạ rất nhiều so với những năm khi đóng “Tam Quốc”.
Nhân vật Cam Phu nhân, mẹ Lưu Bị do diễn viên Hứa Đệ đóng.
Trần Hồng trong vai Điêu Thuyền. Thời gian đã khiến nhan sắc của cô phai nhạt, vóc dáng cũng thay đổi rất nhiều.
Theo VNE
6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'
Bên cạnh tài nghệ tuyệt luân, thứ giúp 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc lập nên vô số chiến công hiển hách chính là những món vũ khí lợi hại.
1. Lang Nha Bổng của Tích Lịch Hoả - Tần Minh
Tần Minh xếp thứ 7 trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chức vụ Mã Quân Hổ Tướng và là một trong 5 tướng giỏi nhất (4 người còn lại là Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Diên Chước, Đổng Bình).
Tần Minh được mô tả là vị tướng "tính nóng như lửa, tiếng to như sấm".
Trong Thuỷ Hử, Tần Minh được mô tả là vị tướng "tính nóng như lửa, tiếng to như sấm" nên có biệt danh là Tích Lịch Hoả. Tính cách nóng nảy cộng với lối đánh ào ào như vũ bão, thường dùng sức mạnh để áp chế đối thủ, vì thế cũng dễ hiểu khi Tần Minh chọn loại vũ khí thiên về cương mãnh: cây Lang Nha Bổng.
Loại vũ khí cán dài như giáo, phần đuôi vót nhọn, phần ngọn bịt sắt với hàng trăm chiếc răng nhọn như răng sói
Đây là loại vũ khí cán dài như giáo, phần đuôi vót nhọn, phần ngọn bịt sắt với hàng trăm chiếc răng nhọn như răng sói. Cái tên Lang Nha Bổng (gậy răng sói) cũng từ đó mà ra. Nếu bị cây gậy này đánh trúng, đối phương không chỉ bị gãy xương, mà còn xây xát, chảy máu nặng và có thể thiệt mạng.
2. Thanh Long Đao của Đại Đao Quan Thắng
Quan Thắng là mãnh tướng giỏi nhất của nghĩa quân Lương Sơn, xếp số 1 trong Ngũ Hổ Tướng. Lúc mới xuất hiện, Quan Thắng đã từng bị Lâm Xung, Tần Minh vây đánh nhưng vẫn cầm cự được hơn chục hiệp. Ông cũng từng đọ sức với Sách Siêu, đánh cho nhân vật này lép vế hoàn toàn.
Quan Thắng là mãnh tướng giỏi nhất của nghĩa quân Lương Sơn, xếp số 1 trong Ngũ Hổ Tướng.
Là hậu duệ của Quan Vũ thời Tam Quốc, Quan Thắng sử dụng cây Thanh Long Đao cán dài. Đó là một vũ khí cực kỳ lợi hại, chém sắt như chém bùn, có khả năng lấy đầu quân địch chỉ trong chớp mắt. Tài nghệ sử đao của ông điêu luyện đến nỗi trở thành cả biệt danh - Đại Đao Quan Thắng. Cùng thứ binh khí đó, Quan Thắng lập nhiều đại công cho cả Lương Sơn và triều đình.
Thanh Long Đao của Đại Đao Quan Thắng.
3. Nhật Nguyệt Quyền Trượng của Hoa Hoà Thượng - Lỗ Trí Thâm
Trải qua bao phiên bản điện ảnh và cả nguyên tác văn học, Lỗ Trí Thâm luôn nằm trong số những nhân vật được yêu thích nhất Thuỷ Hử. Binh khí của vị hoà thượng sở hữu sức mạnh vô song và thích uống rượu này là một cây Nhật Nguyệt Quyền Trượng.
Lỗ Trí Thâm luôn nằm trong số những nhân vật được yêu thích nhất Thuỷ Hử.
Đây là loại quyền trượng 2 đầu khác nhau: một đầu là một lưỡi dao cán mỏng có thiết kế phần lưỡi tròn như mặt trời (Nhật), đầu kia có hình vầng trăng khuyết (Nguyệt) nên có tên là Nhật Nguyệt Quyền Trượng. Đây là món binh khí do Lỗ Trí Thâm tự thuê người rèn, nặng tới 62 cân, gấp rưỡi cân nặng các binh khí thông thường khác. Hình dáng binh khí này rất giống với cây trượng của nhân vật Sa Ngộ Tĩnh trong Tây Du Ký.
Nhật Nguyệt Quyền Trượng của Hoa Hoà Thượng - Lỗ Trí Thâm.
Trong lần chạm trán đầu tiên giữa Lỗ Trí Thâm và Dương Chí, Nhật Nguyệt Quyền Trượng từng đâm xuyên qua thân cây to một người ôm không xuể. Có thể nói, đây là loại vũ khí cực kỳ lợi hại, mang tính sát thương cao.
4. Bát xà mâu của Báo Tử Đầu - Lâm Xung
Trong phim cũng như truyện, Lâm Xung được mô tả là người thành thạo rất nhiều loại binh khí nhưng tài nghệ tuyệt luân nhất của ông là kỹ thuật đánh Bát Xà Mâu. Đây cũng là binh khí mà Trương Phi thời Tam Quốc từng sử dụng.
Lâm Xung được mô tả là người thành thạo rất nhiều loại binh khí nhưng tài nghệ tuyệt luân nhất của ông là kỹ thuật đánh Bát Xà Mâu.
Đây là loại vũ khí có cán dài như giáo. Ở phần ngọn có lưỡi dài uốn cong như hình con rắn. Phần mũi Bát Xà Mâu có thể là loại một lưỡi, hoặc loại 2 lưỡi. Loại một lưỡi sẽ giúp Bát Xà Mâu có thể đâm chọc sắc như giáo; loại 2 lưỡi lại có lợi thế hơn mỗi khi cần đỡ binh khí đối thủ. Do Bát Xà Mâu có cấu tạo lưỡi hình con rắn nên nếu nó đâm trúng ai, sẽ khiến vết thương của người đó bị mở rộng, dẫn đến mất máu nghiêm trọng.
Lâm Xung và cây Bát Xà Mâu.
Ngoài ra, Lâm Xung cũng được mô tả là có khả năng đánh thương cực kỳ ảo diệu. Tóm lại, tất cả các binh khí cán dài mà vào tay Lâm Xung đều khiến nhân vật này trở nên "bá đạo".
5. Hai cây roi sắt của Song Tiên - Hô Diên Chước
Hô Diên Chước là vị tướng xếp thứ 8 trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, cũng thuộc nhóm Ngũ Hổ - 5 vị tướng giỏi võ nhất. Trước khi gia nhập Lương Sơn, ông từng giao đấu với hàng loạt cao thủ như Lâm Xung, Lỗ Trí Thâm, Dương Chí, Tần Minh. Mặc dù ông không thể thắng ai nhưng cũng không ai có thể đánh bại ông.
Hô Diên Chước là vị tướng xếp thứ 8 trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, cũng thuộc nhóm Ngũ Hổ - 5 vị tướng giỏi võ nhất.
Tất cả đều nhờ 2 cây roi sắt có chiều dài bằng một cánh tay mà Hô Diên Chước coi là binh khí đắc ý nhất. Với con nhà võ, phần khớp nối giữa cánh tay và cổ tay rất quan trọng. Người thường không binh khí chỉ có một khớp, tuy nhiên, với 2 cây roi sắt, mỗi tay của Hô Diên Chước xem như có 2 khớp nối. Nói cách khác, Song Tiên giống như 2 cánh tay nối dài của Hô Diên Chước. Cộng thêm tính cách cẩn trọng, chắc chắn, Hô Diên Chước khi đánh trận là một vị tướng thiên về thủ hơn công.
Cận cảnh hai cây roi sắt của Hô Diên Chước.
6. Hai cây thương của Song Thương Tướng - Đổng Bình
Đổng Bình là vị tướng xếp cuối cùng trong số Ngũ Hổ Tướng của Lương Sơn. Khi ra trận ông thường đeo hai lá cờ thêu câu đối sau lưng: "Anh hùng song thương tướng - Phong lưu vạn hộ hầu".
Đổng Bình là vị tướng xếp cuối cùng trong số Ngũ Hổ Tướng của Lương Sơn
Vũ khí của Đổng Bình là Hai Cây Thương bằng sắt, chỉ dài bằng ba phần tư bình thường và ghép lại với nhau bằng đai sắt. Người nào mới nhìn thấy ông lần đầu sẽ nhầm tưởng ông cầm thương hai đầu.
Từ Ninh khi giao chiến với ông cũng đã nhầm tưởng như thế nên dùng câu liêm thương móc thương của ông. Đổng Bình bất ngờ rút hai cây thương rời nhau ra và Từ Ninh ngã ngựa bị bắt sống. Tính biến ảo của món binh khí này khiến nó trở nên vô cùng lợi hại.
Song Thương Tướng Đổng Bình cùng hai cây thương quý.
Theo Anh Tuấn/ Báo Đất Việt
Những game mobile online mới mua về Việt Nam Cùng chúng tôi điểm qua các tựa game mobile online mới được mua về Việt Nam gần đây. Những tựa game này khả năng sẽ sớm ra mắt game thủ sau đợt Tết Nguyên Đán. Cùng chúng tôi điểm qua các tựa game mobile online mới được mua về Việt Nam gần đây. Những tựa game này khả năng sẽ sớm ra mắt...