Dàn máy bay săn ngầm của Mỹ Việt Nam muốn mua?
Ngay khi lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam được Mỹ dỡ bỏ một phần, loạt máy bay săn ngầm của Mỹ được Việt Nam quan tâm đặc biệt.
Lộ diện ứng viên mới
Theo Tạp chí IHS Jane”s ngày 30/3, Hải quân Việt Nam đang dành sự quan tâm đặc biệt đến máy bay tuần tra săn ngầm S-3 Viking do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.
“Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm tới việc mua máy bay săn ngầm S-3 Viking nhằm nâng cao khả năng tuần tra biển và tác chiến chống ngầm”, một đại diện của Lockheed Martin tuyên bố bên lề triển lãm hàng không FIDAE ở Santiago.
Máy bay S-3 Viking.
Giám đốc chương trình tuần tra biển của Lockheed Martin – ông Clay Fearnow cho biết, máy bay S-3 Viking thỏa mãn những yêu cầu về tuần tra biển và tác chiến chống ngầm từ phía Quân chủng Phòng không – Không quân và Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, vị đại diện nhà sản xuất không tiết lộ Việt Nam đang quan tâm đến phiên bản nào của S-3 bởi hiện nay, dòng máy bay này có 2 phiên bản là S-3 Viking và S-3B Viking – tất cả đều là những máy bay đã qua sử dụng.
Máy bay săn ngầm S-3 Viking và S-3B Viking nói riêng đều thiết kế cho nhiệm vụ nhận dạng, định vị, theo dõi và tấn công tàu ngầm đối phương bảo vệ biên đội tàu sân bay. Tuy nhiên, S-3B bổ sung khả năng tấn công tàu mặt nước và tiếp nhiên liệu trên không.
Máy bay có khả năng mang 2,2 tấn vũ khí gồm các loại bom, ngư lôi, tên lửa trong 4 giá treo thân và hai giá treo ngoài cánh. Một trong hai điểm treo trên cánh máy bay S-3B đang mang 3 quả bom chùm CBU-100. Nó có thể mang đến 10 bom Mk82 loại 227kg hoặc 2 bom Mk83 454kg hoặc 2 bom Mk84 loại 908kg.
Video đang HOT
Máy bay săn ngầm S-3B có khả năng mang được hai tên lửa chống hạm AGM-84D hoặc chỉ một tên lửa hành trình đối đất AGM-84H/K SLAM-ER. Ngoài ra trên máy bay S-3 còn có hệ thống đối phó ALE-39 mang 90 đạn pháo sáng, mồi bẫy gây nhiễu tên lửa đối phương.
Phiên bản mới
Trước khi Mỹ công khai muốn bán máy bay S-3 Viking cho Việt Nam, truyền thông nước này cho biết Hải quân Việt Nam đã tiến hành thảo luận với nhà sản xuất Mỹ về việc mua máy bay P-3 Orion.
Tuy nhiên hồi cuối năm 2015, tạp chí National Interest dẫn nguồn tin từ Lockheed Martin cho rằng, Việt Nam sẽ chọn SC-130J Sea Hercules thay cho P-3 Orion và hai bên đã bắt đều đàm phán về loại máy bay này.
Theo những thông tin ban đầu của Lockheed Martin, SC-130J kế thừa các hệ thống chống tàu ngầm được trang bị trên P-3C Orion. Nói cách khác, SC-130J có thể là nền tảng mới (khung gầm máy bay mới) lắp đặt các công nghệ cảm biến, vũ khí giống hệt P-3C.
Mô hình máy bay SC-130J Sea Hercules.
Hiện Lockheed Martin chưa cung cấp khả năng mang vác vũ khí chi tiết trên SC-130J. Nhưng nhiều khả năng, việc dùng chung hệ thống trên P-3C Orion cho phép SC-130J mang hệ thống vũ khí tương tự. Máy bay được bố trí khoang vũ khí trong thân cùng các giá treo ở trên cánh.
Trong tác chiến chống hạm tàu mặt nước, SC-130J có khả năng mang tên lửa chống hạm Harpoon. Còn nếu chống ngầm thì nó có thể mang ngư lôi 324mm Mk46, Mk54 hoặc bom chìm chống ngầm.
Để thực hiện toàn bộ những nhiệm vụ trên, SC-130J được trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt AE2100D3 cùng cánh quạt 6 lá R391 cho tốc độ tối đa 671km/h, tầm bay 5.250km, trần bay gần 10.000m.
Máy bay mạnh nhất của Mỹ
Ngoài những máy bay trên, tạp chí National Interest còn cho rằng Hải quân Việt Nam hiện đang dành sự quan tâm đặc biệt đến máy bay tuần tra săn ngầm P- 8A Poseidon – sản phẩm tập đoàn Boeing.
Theo nguồn tin từ nhà sản xuất, máy bay P-8A Poseidon được thiết kế để thực hiện một loạt vai trò gồm: tác chiến chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; phong tỏa hàng hải và tình báo điện tử.
Máy bay P-8A Poseidon.
Đại uý Mike Parker, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm 72 của Hải quân Mỹ chịu trách nhiệm trinh sát biển ở châu Á cho biết, cách hiệu quả nhất để P-8A dò tìm một tàu ngầm là sử dụng thiết bị sonar để nghe được tiếng động cơ của tàu ngầm, hoặc bắt tín hiệu âm thanh dội lại (tiếng ping) khi sóng sonar chạm vào thân kim loại của tàu ngầm.
Theo_Báo Đất Việt
Taliban nhận bắn hạ máy bay F-16 của Mỹ tại Afghanistan
Tháng 10/2015, một máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ tại Afghanistan đã từng bị cho là trúng hỏa lực của phiến quân Taliban.
Phiến quân Taliban ngày 30/3 lên tiếng nhận trách nhiệm trong vụ bắn hạ máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ tại Afghanistan.
Máy bay F-16 của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Incirlik. (Ảnh minh họa: AP)
Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc một máy bay chiến đấu F-16 của không quân Mỹ đã gặp nạn khi cất cánh làm nhiệm vụ từ căn cứ không quân Bagram - một căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ tại Afghanistan, cách thủ đô Kabul 50 km về phía Bắc.
Tuy nhiên, phi công của chiếc máy bay này đã kịp thời nhảy dù và thoát chết. Hiện, phi công này đang được điều trị tại 1 bệnh viện của Afghanistan.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Peter Cook cho biết, chiếc F-16 thuộc Phi đội Không vận 445 đã bị rơi vào lúc 20h30 (giờ địa phương, tức 23h30 đêm 29/3 theo giờ Việt Nam). Tuy nhiên, ông Peter Cook cho biết, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chiếc máy bay F-16 gặp nạn là do hành động phá hoại từ bên ngoài.
Tháng 10/2015, một máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ tại Afghanistan đã từng bị cho là trúng hỏa lực của phiến quân Taliban, tuy nhiên chiếc máy bay này vẫn kịp hạ cánh an toàn sau đó./.
Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ gặp nạn tại Afghanistan
VOV.VN - Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc Peter Cook cho biết, chiếc F-16 thuộc Phi đội Không vận 445 của Mỹ bị rơi vào lúc 20h30 (theo giờ địa phương).
Đình Nam Theo Skynewsarabia
Theo_VOV
Phe phái Syria loạn đả vì ông chủ Mỹ lục đục? Các phe phái, các đồng minh của Mỹ loạn đả trên chiến trường Syria vì sự yếu kém của chính quyền nước này Tổng thống Obama bị cáo buộc yếu kém Mới đây, nhà báo Mỹ Rick Moran trong bài viết trên tờ "American Thinker" đã chỉ ra rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama là nguyên nhân gây nên các cuộc xung đột...