Dân mạng bất bình trước việc chụp ảnh “tự sướng” của ông Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể đã làm xúc động đám đông tham dự lễ tang cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vào hôm 10/12 với bài điếu văn đầy cảm xúc, nhưng chính hành động chụp ảnh “tự sướng” với hai lãnh đạo Đan Mạch và Anh tại sự kiện này mới khiến các mạng xã hội “dậy sóng”.
Nhiều hãng tin nước ngoài hôm 10-12 đã chụp được cảnh ông Obama, Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt và Thủ tướng Anh David Cameron cùng nhau cười toe trước ống kính điện thoại di động (do bà Thorning-Schmidt và ông Obama cùng cầm) để tạo dáng chụp một tấm hình chung.
Sự việc diễn ra ngay tại sân vận động Soweto (Nam Phi), nơi diễn ra lễ tưởng niệm cựu Tổng thống Mandela, người vừa qua đời tuần rồi ở tuổi 95.
Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt và Thủ tướng Anh David Cameron cùng nhau chụp ảnh tự sướng với ông Obama – Ảnh: AFP.
Loạt ảnh “tự sướng” này đã nhanh chóng được đăng tải trên các trang web tin tức thế giới, cũng như trên các trang mạng xã hội, gây ra làn sóng tranh cãi về việc liệu hành động cười đùa như thế có phù hợp với một sự kiện trang trọng hay không, theo AFP.
“Phải có quy định ngưng chụp ảnh tự sướng trong đám tang và các lễ tưởng niệm chứ nhỉ?”, một cư dân mạng có nickname @JeffryHalverson “đá xoáy” trên Twitter.
Video đang HOT
“Đây có phải là ảnh chụp tự sướng quan trọng nhất năm 2013 hay không?”, trang tin Buzzfeed (Mỹ) đặt tựa cho bản tin của mình, đồng thời nhận định rằng Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama dường như đã “không vui” với hành động chụp ảnh “tự sướng” của chồng.
Bà Michelle Obama, khi đó đang ngồi cạnh ông Obama, đã không tham gia vào vụ chụp ảnh mà kiên định hướng mắt về bục phát biểu nơi các lãnh đạo thế giới khác đang đọc điếu văn chia buồn đối với người hùng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc – Nelson Mandela.
Hình ảnh nói trên được các hãng tin lớn của Anh, gồm The Times, The Daily Telegraph và Daily Mirror, đưa ra trang bìa.
Tại Mỹ, tờ Washington Post cũng đăng tải bản tin kèm hình ảnh 3 lãnh đạo “tự sướng” trên trang web của mình và bản tin về việc ông Obama bắt tay với Chủ tịch Cuba Raul Castro.
Văn phòng Thủ tướng Anh ở Phố Downing nói “không bình luận” về các bức ảnh nói trên và Nhà Trắng cũng cho biết không phát biểu gì về vụ việc.
Chính phủ Đan Mạch cũng không có phản ứng gì, theo AFP.
Có nên chụp ảnh tự sướng tại đám tang?
CNN hồi tháng 10 đã có bài phỏng vấn Lizzie Post, một chuyên gia về quy tắc ứng xử thuộc Học viện Emily Post (Mỹ), hỏi rằng việc chụp ảnh tự sướng tại các đám tang thì có chấp nhận được hay không.
Và câu trả lời của chuyên gia này là: “Không” kèm dấu chấm than “!”.
Emily Post là một học viện nổi tiếng được thành lập vào năm 1946 tại bang Vermont, chuyên cung cấp các kiến thức lời khuyên về quy tắc ứng xử cho báo chí và doanh nghiệp.
Theo Thanh Niên
Ông Obama 'chụp ảnh tự sướng' tại lễ tang Nelson Mandela
Nhật báo Washington Post (Mỹ) hôm 10.12 đã đăng tải loạt ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt cùng nhau "chụp ảnh tự sướng" (selfie) tại lễ tang cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.
Chùm ảnh của Washington Post cho thấy 3 nguyên thủ cùng cười tươi trước ống kính điện thoại di động (do ông Obama và bà Thorning-Schmidt cầm)
Ông Obama còn cười và lấy tay chạm vào vai nữ thủ tướng Đan Mạch...
... trước khi quay trở lại vẻ mặt u sầu của người đi đưa tang
Trong khi cả ba nguyên thủ chụp ảnh, Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama, đang ngồi cạnh chồng, ngoảnh mặt nhìn sang hướng khác, với vẻ mặt rất nghiêm nghị, làm nhiều người phỏng đoán rằng bà cảm thấy khó chịu.
Được biết, bà Thorning-Schmidt và ông Obama đã gặp nhau một cách chính thức ít nhất hai lần trước lễ tang - lần gần nhất là vào tháng 9 ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển).
Nữ thủ tướng Đan Mạch cũng đã thăm Nhà Trắng hồi tháng 2. Khi đó, bà và ông Obama đã cùng thảo luận về các chính sách kinh tế, cũng như tình hình Syria.
Theo TNO
Nhiếp ảnh gia giải mã ảnh "tự sướng" của Obama Nhiếp ảnh gia chụp lại khoảnh khắc Obama cùng 2 nguyên thủ chụp ảnh "tự sướng" cho rằng đây chỉ hành động bình thường không đáng trách. Lễ viếng Nelson Mandela hôm thứ Ba là một sự kiện lịch sử với sự tham gia của gần 100 nguyên thủ trên thế giới cùng với hàng ngàn người dân Nam Phi để cùng tưởng...