Đan Mạch cân nhắc cho phép quân đội Mỹ hiện diện trên lãnh thổ
Đan Mạch tuyên bố sẽ khởi động đàm phán thỏa thuận quốc phòng mới với Mỹ trong đó có thể bao gồm điều khoản cho phép quân đội và vũ khí Mỹ đồn trú trên lãnh thổ nước này.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (giữa) cùng Ngoại trưởng Jeppe Kofod (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Morten Boedskov trong cuộc họp báo về hợp tác giữa nước này và Mỹ ngày 20/1. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngày 10/2 nhấn mạnh rằng động thái này không bắt nguồn từ căng thẳng hiện nay liên quan đến Nga và Ukraine. Bà Mette Frederiksen khẳng định đàm phán tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Copenhagen cùng Washington đã được triển khai trong một thời gian dài.
Thủ tướng Mette Frederiksen cũng chia sẻ với truyền thông rằng thỏa thuận hợp tác quốc phòng tiềm năng mới giữa Đan Mạch và Mỹ “là đột phá sau nhiều thập niên” nước này duy trì chính sách không cho phép quân đội nước ngoài được đồn trú trên lãnh thổ.
Bà Frederiksen bổ sung: “Cam kết được tăng cường của Mỹ tại Đan Mạch sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận của Washington với châu Âu”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Morten Boedskov tuyên bố trước truyền thông rằng sẽ không có căn cứ quân sự nào của Mỹ được thiết lập tại quốc gia Bắc Âu này.
Video đang HOT
Kênh TV2 (Đan Mạch) nhận định rằng chính phủ nước này đang tìm cách đạt được thỏa thuận quốc phòng với Washington tương tự thỏa thuận Na Uy đã đạt được trong tháng 5/2021.
Theo đó, Na Uy cho phép quân đội Mỹ di chuyển tự do ra vào lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, quân đội Mỹ phải tôn trọng luật pháp Na Uy, đồng nghĩa với việc Mỹ không thể điều vũ khí hạt nhân, mìn hoặc bom chùm tới lãnh thổ Na Uy.
Bùng phát ca nhiễm biến thể Omicron ở Anh, Đan Mạch là lời cảnh báo cho châu Âu
Diễn biến tại Anh và Hy Lạp cho thấy mức độ lây nhiễm của Omicron, đi cùng đó là xu hướng gia tăng các trường hợp nhập viện.
Đây được coi là lời cảnh báo với phần còn lại của châu Âu - tờ Financila Times ngày 14/12 bình luận.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (trái) tới thị sát một trung tâm tiêm chủng ở thủ đô Copenhagen. Ảnh: AFP
Theo các chuyên gia dịch tễ, Omicron sẽ trở thành biến thể áp đảo tại Đan Mạch ngay trong tuần này, đẩy số ca mắc mới COVID-19 tại quốc gia Bắc Âu này lên ngưỡng cao kỉ lục và gửi một lời cảnh báo tới phần còn lại của châu Âu về mức độ lây nhiễm của biến thể mới. Omicron hiện đã cho thấy ảnh hưởng lớn đối với gia tăng lây nhiễm ở Đan Mạch và Anh, có thể trở thành nhân tố làm thay đổi đường đi của đại dịch.
Giới chuyên gia nhận định diễn biến tại Anh và Đan Mạch lời cảnh báo sớm về làn sóng lây nhiễm và nhập viện có thể sẽ xuất hiện ở châu Âu trong mùa đông này, đặt ra nhu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi vaccine tăng cường. Omicron được dự báo là biến chủng chiếm đa số ở Anh vào giữa tháng này và sẽ thống trị ở Na Uy trước thời điểm Giáng sinh.
"Đan Mạch đang là nước đứng đầu về tỉ lệ lây nhiễm các ca biển thể Omicron. Chúng tôi là một trong những nước đầu tiên có lây nhiễm cộng đồng sớm với biến thể mới này. Nhưng các nước khác ở châu Âu sẽ rơi vào tình cảnh tương tự", Soren Riis Paludan, giáo sư chuyên ngành y sinh tại Đại học Aarhus (Đan Mạch), nói.
Cả Đan Mạch và Anh đều sẽ phải đối mặt với nguy cơ số ca nhiễm mới tăng mạnh, vượt qua các đỉnh dịch trước đây. Đan Mạch ngày 13/12 ghi nhận 7.799 ca nhiễm mới - mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, tăng gấp đôi so với thời điểm một tuần trước đó. Giới chức y tế nước này nhận định con số lây nhiễm sẽ sớm vượt 10.000 ca/ngày.
Tại Na Uy, giới chức y tế cảnh báo nếu không triển khai các biện pháp ngăn chặn Omicron, mức độ lây nhiễm có thể lên đến 300.000 ca/ngày, so với mức 1.000 ca/ngày được ghi nhận trong đỉnh sóng lây nhiễm trước. Frode Forland, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Na Uy, nhận định mức nhập viện 500 ca/ngày là dự báo sát thực.
"Không thể ngăn chặn Omicron. Chiến lược của Na Uy là kéo dài thời gian cho đến khi chủng mới vượt đỉnh. Tình hình rất nghiêm trọng, đòi hỏi chính quyền phải triển khai các biện pháp khẩn cấp. Số ca nhiễm tăng chóng mặt", chuyên gia Forland nói. Chính phủ trung tả cầm quyền ở Na Uy tối ngày 13/12 đã ban hành một loạt quy định hạn chế mới, trong đó có việc cấm bán rượu tại nhà hàng, quán bar, yêu cầu quân đội tham gia nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi vaccine tăng cường.
Người dân tại thủ đô London, Anh, xếp hàng tiêm mũi vaccine tăng cường. Ảnh: FT
Đan Mạch và Anh đều triển khai chiến lược giải trình tự gien quy mô lớn, trình độ cao. Chính điều này đã cho phép hai nước xác định kịp thời sự xuất hiện của Omicron và các biến thể khác, sớm hơn nhiều nước còn lại trong châu Âu. Nhưng cả Đan Mạch và Anh cũng đang phải đối diện với gia tăng lây nhiễm Omicron, ở cấp độ nguy hiểm hơn so với những nước có số ca nhiễm COVID-19 nói chung cao, như Đức.
Đan Mạch cho đến ngày 13/12 ghi nhận 3.437 ca nhiễm Omicron, nhiều gấp đôi so với con số hai ngày trước đó. Khoảng 9% số ca nhiễm này rơi vào đối tượng đã tiêm ba liều vaccine, 75% là người tiêm hai mũi và 14% là người chưa tiêm. Biến thể mới cũng khiến 37 người phải nhập viện, 28 người trong số này có kết quả dương tính với virus trước hoặc ngay ở thời điểm nhập viện, 8 trường hợp nhập viện vì lý do khác và sau đó có xét nghiệm dương tính với Omicron một vài ngày sau đó.
Anh ngày 13/12 ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì nhiễm Omicron. Số ca nhiễm tính theo ngày tại Anh hiện đã vượt qua mức đỉnh dịch hồi mùa hè, nhưng vẫn thấp hơn mức kỉ lục hồi tháng 1 vừa qua. Phát biểu trước Quốc hội Anh cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Sajid Javid cho biết Anh xác nhận được 4.713 ca nhiễm Omicron và biến thể này sẽ trở thành biến thể vượt trội ở London sau hai ngày nữa.
Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia, nhận định tỉ lệ lây nhiễm của biến thể Delta hiện thấp hơn so với Omicron, đồng nghĩa với việc biến thể có nhiều đột biến này sẽ là biến thể áp đảo ở Anh chỉ trong một tuần nữa. Ông cũng cho biết trong tuần kết thúc vào ngày 6/12, số ca mắc mới tăng chủ yếu rơi vào nhóm người trên 60 tuổi sống tại London. Thủ đô nước Anh trong ngày 13/12 có 11.791 ca nhiễm mới, mức cao nhất kể từ tháng 1/2021.
Các quốc gia còn lại ở châu Âu vẫn ở giai đoạn chờ đợi để cảm nhận được ảnh hưởng toàn diện của Omicron. Tại Pháp, lây lan trong làn sóng thứ năm bắt đầu chậm lại. Nhưng giới chức y tế nước này cảnh báo Omicron sẽ mang tới làn sóng lây nhiễm thứ sáu.
Covid-19: châu Âu có thể sắp bước vào 'giai đoạn tĩnh lặng lâu dài' Tổ chức Y tế thế giới cho rằng đại dịch Covid-19 sắp lắng xuống tại châu Âu, mang lại cơ hội kiểm soát lây nhiễm tốt hơn. Một chợ cá tại Copenhagen, Đan Mạch vào ngày 1.2 khi nước này dỡ bỏ mọi quy định giới hạn nội địa về phòng chống Covid-19. Ảnh AFP Hãng AFP ngày 3.2 dẫn lời giám đốc...