Dân làng chê bai người đàn ông cầm cuốc xẻ núi suốt 22 năm nhưng phải phục sát đất khi biết kết quả
Chỉ đến khi người đàn ông này mất đi, người ta mới nhận ra sự thật về việc làm của ông
Ông Dashrath Manjhi và vợ Falguni sống ở một ngôi làng nghèo nhỏ thuộc vùng Gehlour, Ấn Độ. Dù nằm sát thành phố nhưng bị dãy nũi Gaya chia cắt nên để đến thành phố, dân làng phải đi đường vòng dài tới 56km. Việc này khiến ngôi làng đã nghèo lại bị cô lập, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công ở thành phố, đặc biệt là khi muốn đến bệnh viện.
Cũng vì lý do này, khi vợ ông Dashrath Manjhi lâm bệnh nặng, ông và vợ phải vượt hàng chục km đường vòng để đến bệnh viện bằng việc đi bộ. Nhưng đáng tiếc, trước khi đến được bệnh viện thì người vợ mà ông yêu thương đã qua đời.
Những dụng cụ thô sơ mà ông đã dùng để mở đường. Cái chết của vợ trở thành động lực to lớn giúp ông Dashrath “xẻ” núi mở đường cho dân làng tiếp cận thành phố nhanh chóng hơn.
Quá đau đớn, ông Dashrath quyết định mở đường qua núi để không ai phải trải qua bi kịch giống như ông nữa.
Ông dành nhiều ngày để sắm sửa dụng cụ, sau đó vác lên núi để đào đường. Trong suốt 22 năm, ngày nào ông dậy từ sáng sớm, cầm cuốc xẻng, một mình lên núi, chỉ quay về khi đêm tối mịt mù và cơ thể đã mệt lử.
Video đang HOT
Biết việc ông làm sẽ giúp rút ngắn quãng đường đến thành phố nhưng ai cũng nghĩ rằng việc làm của ông quá xa vời và sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Cho đến năm 2007, sau hơn 2 thập kỷ nỗ lực, ông qua đời, người dân mới ngỡ ngàng với những gì ông làm được.
Con đường rộng 9m vào sâu 7m.
Cuộc sống dân làng ngày một đổi thay khi con đường mở ra.
Mọi người đều sững sờ khi ông Dashrath thực sự đã mở đường thành công. Con đường rộng 9m, sâu 7m cắt qua dãy núi. Giờ đây, thay vì phải đi bộ trên con đường vòng dài hơn 50 km, người dân chỉ cần đi chưa cần 5m qua con đường này là đến thành phố.
Cuộc sống của người dân địa phương dần khởi sắc kể từ khi có con đường này. Từ bệnh viện, trường học, chợ búa ngày trước tưởng chừng là điều quá xa vời, giờ đây lại tiếp cận dễ dàng hơn rất nhiều.
Người dân cũng bắt đầu đến thành phố tìm việc để trang trải cuộc sống. Mặc dù ông Dashrath không thể nhìn thấy cảnh ngôi làng của mình “thay da đổi thịt” như thế nào nhưng người dân địa phương giờ đây ai cũng ngưỡng mộ, biết ơn và coi người đàn ông này như người dẫn đường cho người dân ở ngôi làng nhỏ vào thế giới hiện đại.
Nguyễn Ly / Theo Trí Thức Trẻ
Nghịch lý nâng cấp đường
Nghịch lý là các tuyến đường phường Ia Kring, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) sau khi được nâng cấp, mở rộng lại làm dân bức xúc hơn trước.
Nước chảy từ cống lên mặt đường Nguyễn An Ninh
Tại hai đường Nguyễn An Ninh và Đống Đa, phường Ia Kring, nước đổ từ đường vào nhà sau mỗi đợt mưa. Để tránh ngập úng người dân dùng máy bơm nước ra ngoài. Bà Trần Thị Bích Hạnh, trú 76 Nguyễn An Ninh, tổ 5, phường Ia Kring bức xúc: "Khi chưa làm đường, dù mưa lớn nhưng nhà ai cũng khô ráo, làm đường xong nước không chảy đường mương mà cứ đổ vào nhà". Cũng theo bà Hạnh, nhiều hộ dân sống trên đường Đống Đa, phường Ia Kring còn khổ hơn bởi hễ mưa là nước đổ dồn xuống, biến đoạn đường này thành "cái rốn" đựng nước cho cả phường.
Việc đền bù chưa thỏa đáng càng khiến nhiều hộ dân bức xúc. Họ làm đơn kiến nghị lên phường Ia Kring nhiều lần. Ông Nguyễn Văn Sự (60 tuổi), trú tổ 5, phường Ia Kring phải cuốc bộ lên phường nhiều lần đòi quyền lợi, tới nay vẫn chưa được giải quyết.
Theo ông Sự, nhà ông có 11m chiều dài, sau 3 lần hiến đất làm đường giờ chỉ còn 3m, làm nhà không được, bán không ai mua. "Trước khi có chủ trương mở rộng đường, cán bộ tới nhà tôi vận động hiến đất để phục vụ cho dự án, sau sẽ có phương án hỗ trợ. Công trình hoạt động hơn 1 năm, giờ vẫn không đền bù, hỏi thì họ trả lời trường hợp của tôi phải chờ cấp trên xem xét, phê duyệt", ông Sự nói.
Tại đường Nguyễn Đường dù được quy hoạch, mở rộng hơn một năm nhưng vỉa hè lại bị "bỏ quên". Nhiều hộ dân đành tự lát vỉa hè lem nhem, chỗ trát xi măng, chỗ lót gạch.
Bà Võ Thị Kiên nhà số 124C Nguyễn Đường, tổ 8, phường Ia Kring bực bội vì khi có chủ trương làm đường, chủ đầu tư xuống vận động dân hiến đất hứa sẽ làm cả vỉa hè vào bờ tường mỗi nhà, nhưng làm đường xong họ lại bàn giao không có vỉa hè. "Khi tôi hỏi tại sao không làm vỉa hè thì họ nói tiền đó ủng hộ bão lụt hết rồi, giờ người dân phải tự làm", bà Kiên ngán ngẩm.
Ông Trương Tấn Nghĩa, Phó chủ tịch UBND phường Ia Kring cho biết: Phường đã cùng với các phòng, ban chuyên môn kiến nghị lên cấp trên để có phương án sửa chữa, khắc phục, giải quyết thỏa đáng việc đền bù. Còn đường Nguyễn Đường, kinh phí rót về chỉ đủ làm đường và cống thoát nước nên phường phải vận động bà con tự làm vỉa hè nhà mình.
Theo Tiền Phong
35 km đường ở Sài Gòn sắp bị đào Nguy cơ ùn tắc giao thông được đặt ra khi 25 tuyến đường ở quận 4, 8 và 5 bị đào để đặt cống thoát nước, trong tháng này. Theo Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP HCM (chủ đầu tư), trong tháng 3 có gần 35 km đường bị đào tại 25 tuyến ở quận...