Dân làng Bùng ngỡ ngàng xem các cụ U80 nhảy dân vũ
Các cụ bà U80 biểu diễn tiết mục nhảy dân vũ trong đêm giao lưu văn nghệ ở làng Bùng (xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội) khiến nhiều người bất ngờ.
Đã thành thông lệ, cứ đến ngày 23/9 âm lịch, người dân làng Bùng lại tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày mất của Danh nhân văn hóa Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan. Năm nay, bên cạnh các hoạt động trang trọng kỷ niệm 410 năm ngày giỗ cụ trạng, người dân địa phương còn tổ chức đêm giao lưu văn nghệ thu hút đông đảo thành phần tham gia.
Xem clip:
Điểm nhấn đặc biệt trong đêm văn nghệ “cây nhà lá vườn” chính là tiết mục nhảy dân vũ của các cụ bà U80, U70
Sự xuất hiện của 11 “diễn viên” trong trang phục người cao tuổi bước ra sân khấu khiến khán giả bị cuốn hút nhún nhảy theo. Rất đông khán giả chứng kiến điệu nhảy dân vũ khỏe khoắn vui nhộn trên nền bài hát “Gặp nhau giữa rừng mơ” đã nghĩ đây là màn hóa thân của những người trẻ.
Nhưng sự thật khiến nhiều người bất ngờ. Các vũ công biểu diễn trên sân khấu đều là thành viên của chi hội người cao tuổi làng Bùng. “Diễn viên” trẻ nhất 65 tuổi và người cao tuổi nhất 75 tuổi.
9/11 thành viên biểu diễn tiết mục nhảy dân vũ sôi động
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Phương (SN 1955) – người mặc áo hoa ra sân khấu đầu tiên trong clip phía trên cho biết: “Chúng tôi lên ý tưởng và tập luyện cho tiết mục này 1 tuần. Cả nhóm có 15 người nhưng hôm đó chỉ có 11 người tham gia biểu diễn được. Có 3 người ít tuổi nhất là 65 tuổi, 2 người cao tuổi nhất là 75 tuổi. Hai người đàn ông trong nhóm cũng là do 2 bà 73 tuổi đóng vai. Tiết mục thành công được bà con hưởng ứng chúng tôi cũng thấy vui”.
Tận mắt nhìn thấy các bà U80, U70 biểu diễn rất sung trên sân khấu, các con cháu không khỏi ngỡ ngàng. Bà Phương vui vẻ kể lại: “Cháu tôi ở làng bên xem clip còn không nhận ra tôi. Cháu bảo nếu không có ảnh chụp hậu trường thì 100% cháu nghĩ rằng người trẻ đóng thành bà già”.
“Chúng tôi đều còn khỏe, đi thẳng lưng mà lên sân khấu phải còng lưng xuống rất mỏi. Tập luyện nhảy dân vũ rất ý nghĩa vì giúp cơ thể chúng tôi dẻo dai, lại vừa góp phần làm vui, làm đẹp cho xã hội. Mình khỏe mạnh thì con cháu được nhờ”, bà Phương nói thêm.
Phong trào văn hóa văn nghệ, dưỡng sinh, thái cực quyền… của người cao tuổi làng Bùng được nhiều người dân hưởng ứng. Để duy trì hoạt động tập luyện, mua quần áo giày dép,… thành viên các nhóm đều tự bỏ kinh phí nhưng tất cả đều vui vẻ, nhiệt tình tham gia.
“Nhiều người thích các hoạt động của chúng tôi, dù chưa đủ tuổi (60 tuổi trở lên – pv) vẫn xin được gia nhập chi hội người cao tuổi. Nhân kỷ niệm 410 năm ngày mất Trạng Bùng, các bà tự đề xuất tham gia một tiết mục dân vũ. Phải qua luyện tập nhiều lần, các bà mới có thể nhanh, khỏe, dẻo và diễn hay như vậy”, ông Phùng Khắc Lạn – chi hội trưởng chi hội người cao tuổi làng Bùng nói.
Chị Giang Anh, một “vũ công” cùng tham gia biểu diễn trong đêm giao lưu văn nghệ chia sẻ: “Chúng tôi cổ vũ cho các bà mà toát hết mồ hôi. Các bà nhảy đều mà rất đẹp, khỏe. Tôi chỉ mong sau này về già được khỏe và dẻo dai như các bà”.
“Tiết mục đặc sắc nhất, thú vị nhất đêm diễn văn nghệ này chính là của các cụ bà U80. Tuy tuổi cao nhưng các bà nhảy động tác rất khỏe mạnh, đều và đúng nhạc. Hơn đứt các tiết mục khác”, chị Chu Hợi nói.
Bác sỹ của buôn làng
Đó là bác sỹ Nay Blum là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Glar, huyện Đắk Đoa (Gia Lai). Gần 30 năm gắn bó với y tế thôn bản, bác sỹ Nay Blum đã dành tuổi thanh xuân của mình để đi chữa trị cho các bệnh nhân trong xã và cứu sống nhiều đứa trẻ gặp nạn vì hủ tục.
Bác sỹ Nay Blum khám bệnh cho trẻ em xã Glar, huyện Đăk Đoa (Gia Lai).
Bác sỹ Nay Blum tâm sự, trước đây, khi ông còn nhỏ, làng chưa có đường đi, bà con xã Glar sống xa khu dân cư, việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là mùa mưa bão. Lúc bệnh tật, mọi người chỉ biết dùng lá rừng, nếu bệnh nặng, ôm con bò, heo, gà đến làm lễ ở nhà thầy cúng. Thấy cảnh đó, ông Blum đã quyết tâm đi học với mong muốn trở thành một bác sỹ chữa bệnh cho buôn làng.
Nhà nghèo, cậu học trò Nay Blum ngày ấy phải cố gắng vượt khó, vừa học, vừa làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Tốt nghiệp Trung cấp Y tế Gia Lai, đầu năm 1991, ông Blum trở về phục vụ buôn làng.
Những năm đầu thập niên 90, người dân ở các làng vẫn còn tin theo các hủ tục lạc hậu, ai có bệnh lên rừng lấy lá, đau chỗ nào lấy lá giã nhỏ bôi lên chỗ ấy, rồi mời thầy cúng đến nhà cúng để đuổi tà ma đi. Tập quán ngàn đời là vậy, người làng chưa biết đến khám bệnh, bốc thuốc, giữ gìn vệ sinh... những ngày khám chữa bệnh đầu tiên gặp nhiều khó khăn.
Dân làng càng không tin Nay Blum có thể chữa khỏi bệnh cho người dân nên ông càng quyết tâm hơn nữa. Từ những bệnh nhân đầu tiên được Nay Blum chữa khỏi mà không cần thuốc lá, không tốn gà, heo mời thầy cúng, dân làng đã bắt đầu thay đổi nhận thức.
Từ khi được nhân dân tin tưởng, người làng ốm đau đã đến nhà nhờ cậy. Chưa có Trạm y tế, hai vợ chồng ông xách theo túi thuốc đến tận nhà bệnh nhân để thăm khám, chữa bệnh miễn phí cho dân làng. Cuộc sống chỉ có số tiền lương rất ít ỏi, phải làm rẫy thêm để kiếm sống. Nhờ có dân làng thương yêu đùm bọc, cho gạo, cho rau củ, ông vẫn quyết tâm bám làng, bám nghề.
Bác sỹ Nay Blum trong vườn thuốc của Trạm y tế xã Glar, huyện Đăk Đoa (Gia Lai).
Hàng ngày, ông cùng vợ đi từng làng để thăm khám và tuyên truyền cho bà con về phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, tất cả gái, trai trong làng đều do hai vợ chồng Blum và H'Nhơn đỡ đẻ. Trên hành trình ấy, vợ chồng ông đã cứu sống và nuôi 4 người con là: Jưi; Mới (sinh năm 1983); Qưun (sinh năm 1989); Nay Thuym (sinh năm 1995).
Jưi được ông bà Blum và H'Nhơn nhận nuôi năm 1980; lúc đó Jưi mồ côi bố mẹ, sống lang thang trong làng và đang bị bệnh lao. Gần 2 năm, ông Blum và vợ đã tận tình chăm nuôi Jưi để chữa trị đúng phác đồ lao.
Trường hợp Mới và Qưun là hai chị em ruột, mẹ mất sớm, bố bị bệnh cùi, cả 3 bố con bị dân làng hắt hủi. Sau khi người bố mất, thương hai chị em mồ côi, ông Blum đã nhận về nuôi. Sau này, với tâm huyết truyền từ ông Blum, mỗi ngày, Mới đã cùng ông Blum băng rừng đi khám chữa bệnh giúp bà con dân làng.
Câu chuyện về Nay Thuym được ông Blum kể nhiều nhất vì là đứa được ông bà cưng chiều hơn cả. Nay Thuym là đứa con mà vợ chồng ông đã lấy tính mạng để "thế chấp" với dân làng. Ông Blum nhớ lại, một buổi chiều năm 1995, người đàn ông ở xã Hnol đến nhà Blum kêu cứu vì người vợ sinh khó, máu chảy rất nhiều. Blum và vợ đã mang theo túi đồ hộ sinh chở nhau trên chiếc xe đạp đến nhà sản phụ ở xã Hnol, cách nhà 20km. Tuy nhiên, đi được một đoạn, xe hỏng thế là vợ chồng ông đã bỏ xe và chạy bộ gần 10km. Lúc đến nơi, trời đã nửa đêm.
Khi đó, dân làng đang bế một bé trai còn đỏ hỏn, chưa cắt dây rốn. Sản phụ toàn thân tím tái, băng huyết, đã ngừng mạch. Vợ chồng ông Blum đã hô hấp nhưng không thể cứu được sản phụ. Theo luật tục người dân tộc Bahnar thời đó, nếu người mẹ mất, đứa con phải chôn theo mẹ. Biết sản phụ chết, họ hàng đã chèn đứa trẻ mới lọt lòng dưới lưng mẹ cho tắt thở. Thời điểm đó, vợ chồng Blum đã khóc, giải thích, xin dân làng đừng làm thế, nhưng dân làng không nghe.
Sau nhiều giờ khuyên giải, dân làng và gia đình sản phụ bắt ông bà Blum phải cam kết, nếu đứa bé bị chết, ông bà sẽ phải phạt vạ với Yàng (thần linh), sau đó, sẽ bị đuổi ra khỏi làng. Đồng ý với thỏa thuận này, vợ chồng ông Blum ôm Nay Thuym về nhà nuôi dưỡng. Thoát khỏi "cửa tử" và có tình yêu của ông bà, Nay Thuym lớn lên khỏe mạnh, bụ bẫm.
Từ năm 2001, Nay Blum đã đi học bác sỹ đa khoa tại Trường Đại học Y Dược Huế. Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Blum tiếp tục trở về làm tại Trạm y tế xã Glar và làm Trạm trưởng Trạm y tế đến nay. Khi xây dựng Trạm Y tế, bác sỹ Nay Blum đã hiến hơn 1.000m2 đất cho Nhà nước xây thêm phòng và sân của Trạm Y tế xã.
Ông Bùi Quang Thoại, Phó Chủ tịch UBND xã Glar, cho biết, trong quá trình công tác, bác sỹ Nay Blum luôn gương mẫu đi đầu trong học tập và làm theo gương Bác Hồ bằng những việc làm thiết thực, là tấm gương cho cán bộ, nhân viên ngành y tế và nhân dân học tập, làm theo.
Với vai trò trưởng Trạm Y tế xã Glar, bác sỹ Nay Blum đã điều hành, thực hiện hiệu quả các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh cho người dân, đưa Trạm Y tế xã Glar trở thành "địa chỉ tin cậy" trong chăm sóc sức khỏe nhân dân trong vùng.
Vụ lô gỗ sưa trăm tỷ ở Hà Nội: Người dân chốt giá bán mới, giảm bất ngờ Lô gỗ sưa từng được trả giá trăm tỷ ở Hà Nội tiếp tục giảm giá mạnh trong phiên đấu giá lần 5 sắp diễn ra. Ông Vũ Minh Giới - Chi hội phó Hội người cao tuổi thôn Phụ Chính, một trong 4 người giữ chìa khóa mở container giữ lô gỗ sưa Ngày 22/3, trao đổi với PV, ông Vũ Minh...