Dân khóc ròng vì chỉ thắng kiện ủy ban trên giấy
TAND TP Đà Nẵng đã tuyên hủy giấy đỏ cấp trái pháp luật nhưng các cơ quan chức năng không chịu thi hành án…
Trước năm 1975, vợ chồng bà Trương Thị Đào (ngụ phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) khai hoang được mảnh đất 2.000 m2. Sau đó, mảnh đất này do HTX nông nghiệp Hòa Khánh quản lý, vợ chồng bà Đào đã đăng ký, có nhân chứng xác nhận, hằng năm đều đóng thuế nông nghiệp chung trong đất sản xuất.
Lấy đất người này cấp cho người khác
Tháng 2-1991, Nhà nước xây dựng đường điện cao thế trên thửa đất này. Vợ chồng bà Đào tiếp tục đăng ký và mảnh đất được xác định là thửa 182 tờ bản đồ số 12. Sau đó, vợ chồng bà Đào nhiều lần làm đơn xin cấp giấy đỏ nhưng các cơ quan chức năng từ chối với lý do đất nằm dưới đường điện cao thế. Tuy vậy, vợ chồng bà Đào vẫn canh tác trên mảnh đất này và nộp thuế.
Cuối năm 2014, đùng một cái, có người đến xây dựng nhà ở trên đất của vợ chồng bà Đào. Vợ chồng bà Đào ra phản ứng thì mới biết 500 m2 đất nằm trong 2.000 m2 đất của vợ chồng bà đã được UBND TP Đà Nẵng cấp giấy đỏ cho ông Nguyễn Đức Lư (56 tuổi). Ông Lư bán cho nhiều người khác đến xây nhà ở.
Bức xúc vì tự dưng ông Lư được UBND TP Đà Nẵng cấp giấy đỏ trên đất nhà mình, tháng 2-2016, vợ chồng bà Đào khởi kiện UBND TP ra TAND TP vì quyết định cấp giấy đỏ trái pháp luật cho người khác.
Bà Đào trên mảnh đất vợ chồng mình đã khai hoang. Ảnh: H.HIẾU
Video đang HOT
Tòa làm rõ việc cấp đất sai
Sau khi thụ lý, TAND TP Đà Nẵng xác minh, nhận thấy hồ sơ đất mà ông Lư lấy để đăng ký làm giấy đỏ trên mảnh đất gia đình bà Đào khai hoang là một hồ sơ đã được cấp giấy đỏ từ trước đó cho gia đình ông này.
Cụ thể, năm 1995, ông Lư mua 500 m2 đất hoa màu từ một hàng xóm của gia đình bà Đào. Ông Lư đã được UBND xã Hòa Khánh (cũ) xác nhận, được cấp giấy đỏ và có nhà ở, sau đó bán đất cho người khác. Nay ông Lư lại lấy hồ sơ này tiếp tục đi làm giấy đỏ và… chỉ sang đất của vợ chồng bà Đào.
Tại tòa, hàng xóm của gia đình bà Đào thừa nhận có bán 500 m2 đất hoa màu cho ông Lư. Sau khi mua đất, ông Lư xây nhà xưởng rồi bán lại cho người khác. Người hàng xóm này cho biết phần đất ông Lư, vợ chồng bà Đào đang tranh chấp không phải đất ông đã bán cho ông Lư. Người này xác nhận chữ ký trên đơn xác nhận nguồn gốc đất trong hồ sơ cấp giấy đỏ phần đất của gia đình bà Đào cho ông Lư không phải chữ ký của ông, chữ ký đó là giả mạo.
Tháng 8-2016, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng có Văn bản số 6768 thừa nhận: “Vị trí lô đất tại đơn xin giao đất của ông Nguyễn Đức Lư được UBND xã Hòa Khánh (cũ), quận Liên Chiểu xác nhận năm 1995 và vị trí lô đất thực tế đo đạc để cấp sổ cho ông Lư là khác nhau”.
Tháng 9-2016, TAND TP Đà Nẵng mở phiên xử sơ thẩm, nhận định việc ông Lư tiếp tục sử dụng hồ sơ đã được cấp giấy đỏ trước đó để chứng minh nguồn gốc đất, làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất vợ chồng bà Đào khai hoang là việc làm gian dối, trái pháp luật. Việc các cơ quan chức năng của TP Đà Nẵng, UBND quận Liên Chiểu, xã Hòa Khánh thiếu kiểm tra, rà soát, dẫn đến việc UBND TP Đà Nẵng cấp giấy đỏ cho gia đình ông Lư là vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, gây thiệt hại cho Nhà nước, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của gia đình bà Đào.
Từ đó tòa tuyên hủy giấy đỏ mà UBND TP Đà Nẵng cấp sai cho vợ chồng ông Lư. Tòa kiến nghị chủ tịch UBND TP Đà Nẵng xử lý trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đã có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai trong việc thực hiện thủ tục trình UBND TP Đà Nẵng cấp giấy đỏ sai. Kiến nghị UBND TP Đà Nẵng, Sở TN&MT TP, UBND quận Liên Chiểu rà soát, xem xét xử lý các văn bản quyết định hành chính đã ban hành có liên quan đến việc cấp đất sai cho vợ chồng ông Lư.
Thắng kiện trên giấy
Sau đó, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị nên có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, đã gần hai năm nay, các cơ quan chức năng của TP Đà Nẵng vẫn không thi hành án. Quá bức xúc, gia đình bà Đào ra giành lại mảnh đất trên (đất ông Lư đã bán cho nhiều người xây nhà ở) thì bị xử phạt. Cụ thể, ngày 8-3-2018, ông Đàm Quang Hưng (Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu) đã ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với gia đình bà Đào về việc chiếm dụng đất ở.
Ngày 22-8, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, ông Đàm Quang Hưng cho hay dù tòa đã tuyên hủy giấy đỏ cấp cho ông Lư nhưng không có nghĩa là mảnh đất trên thuộc về vợ chồng bà Đào. Theo ông Hưng, theo Luật Đất đai, vợ chồng bà Đào muốn được quyền sử dụng mảnh đất này thì phải kiện bằng một vụ án hành chính khác. “Mặc dù cấp sai nhưng những người khác mua lại là ngay tình. Theo Luật Đất đai thì những người này được xây dựng trên đất này” – ông Hưng lập luận.
“Gia đình tui xin cấp giấy đỏ thì họ không cấp, nói nằm dưới đường điện cao thế nhưng họ lại đi cấp sai cho người khác. Họ lấy đất của gia đình tui khai hoang cấp cho người khác thì ai chịu cho thấu. Tòa xử tui thắng nhưng đến giờ công lý vẫn chưa thuộc về gia đình tui” – bà Đào chỉ tay về mảnh đất bị “cướp trắng” của nhà mình, quệt nước mắt đang rơi lã chã.
Phải nghiêm túc khắc phục hậu quả
Đất tranh chấp có nguồn gốc của vợ chồng bà Đào. Giấy đỏ cấp đất sai cho ông Lư đã bị tòa tuyên hủy, bản án của tòa đã có hiệu lực nên giao dịch chuyển nhượng đất giữa ông Lư và những người mua không còn gọi là ngay tình được nữa. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng của TP Đà Nẵng phải nghiêm túc khắc phục hậu quả của việc cấp đất sai để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của gia đình bà Đào chứ không thể bỏ mặc như vậy. Theo đó, các cơ quan chức năng cần phải xem xét, công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bà Đào, còn những người mua nhầm đất từ ông Lư phải kiện ông này ra tòa để tòa giải quyết.
Luật sư HỨA THỊ THẢO, Đoàn Luật sư TP. HCM
HẢI HIẾU
Theo PLO
Diều "thả rông" và nỗi lo của ngành điện
Vào dịp hè, người dân nhiều xã ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) thường có thú chơi thả diều. Tuy nhiên, việc thả diều tràn lan, bất chấp địa điểm đã gây ra nhiều sự cố cho hệ thống lưới điện.
Diều được thả ngay cạnh trạm biến áp điện ở xã Sơn Quang có thể gây sự cố chập điện, nguy hiểm đến tính mạng người chơi
Các xã có "truyền thống" thả diều nhiều nhất là Sơn Hàm, Sơn Phúc, Sơn Thủy, Sơn Trung, Sơn Bằng... Đi một vòng quanh các xã nói trên, chúng tôi ước tính mỗi xã ít nhất cũng có trên chục cánh diều. Nhiều người còn đầu tư làm những chiếc diều sáo với kích thước lớn lên đến cả mét, chưa tính số diều nhỏ do các học sinh thả trên đồng. Rất nhiều người còn thả diều ngay cạnh trạm biến áp, đường điện cao thế...
Để hạn chế tình trạng này, UBND các xã đã tuyên truyền, vận động người dân không được thả diều gần khu dân cư và hành lang an toàn lưới điện, đồng thời xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, việc xử phạt hành chính gặp nhiều khó khăn, người dân thường trốn tránh trách nhiệm, nhiều người còn thả diều vào ban đêm nên rất khó phát hiện.
Theo thống kê của Điện lực Hương Sơn, trong vòng 3 tháng nay, đã xảy ra hàng chục sự cố đối với hệ thống lưới điện do thả diều gây ra.
"Những trường hợp này, các chủ diều đều trốn và không nhận là của mình. Cán bộ điện lực chỉ biết tịch thu diều hay hủy bỏ ngay tại chỗ mà không biết tìm ai để xử phạt" - ông Phạm Việt Hùng - Phó Giám đốc Điện lực Hương Sơn cho hay.
Thiết nghĩ, để hạn chế sự cố lưới điện do diều gây ra, ngoài việc tuyên truyền, vận động, điều quan trọng là mỗi người chơi diều cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ các công trình lưới điện; chính quyền cấp xã cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong việc tuyên truyền, vận động người dân; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hệ thống điện...
Theo baohatinh
Giàn giáo va đường điện cao thế, một người thiệt mạng trước ngày cưới Giàn giáo va vào đường điện cao thế đã gây ra tiếng nổ lớn, khiến 3 người bị điện giật văng ra và 1 người bị dính vào bên trong. Sáng 27/2, một vụ giật điện đã xảy ra tại sân vận động thuộc thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khiến 1 người chết và 3...