Dân khổ vì dự án ‘treo’ suốt 14 năm
Hàng chục hộ dân Ấp Doi thuộc khu phố 8, phường 15 (Gò Vấp, TP.HCM) như đang ngồi trên đống lửa vì chính quyền địa phương dán thông báo tháo dỡ hết những căn nhà được người nghèo dựng lên để che nắng, che mưa vào ngày 18/6 tới đây.
Sau giải phóng, cù lao Ấp Doi chỉ có một tổ dân phố với khoảng 30 hộ dân sinh sống. Lúc đó Ấp Doi là một cánh đồng rộng lớn với lúa, mía, rau màu… nhưng sau này có nhiều căn nhà mọc lên vì ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.
Người dân Ấp Doi quá khổ khi bị đập nhà, phải che bạt lên trên để trú thân.
Do cư dân Ấp Doi đều nghèo, hoàn cảnh khó khăn nên những ngày đầu mới mua được đất ở đây, người dân chỉ cất nhà lá tạm bợ hoặc xây tường cấp 4 để ở. Đến năm 1998 quận Gò Vấp quy hoạch 40ha ở Ấp Doi thành công viên cây xanh nhưng chờ mãi chẳng thấy chính quyền địa phương thu hồi đất để thực hiện dự án nên cuộc sống người dân cứ mãi “treo” theo “ dự án treo” suốt 14 năm qua.
Hai năm trước, ông Nguyễn Hồng, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp ký kế hoạch 106 về chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quận giai đoạn 2011-2015 khẳng định trong nhiều nhiệm kỳ qua Ấp Doi thuộc khu phố 8, phường 15, quận Gò Vấp chưa có quy hoạch phát triển đô thị được duyệt. Đây chính là nguyên nhân gây bức xúc và hạn chế các quyền lợi của người dân trong việc sử dụng đất đai. Vì vậy, quận Gò Vấp đang chọn nhà thầu có đủ năng lực để xây dựng Ấp Doi thành một khu đô thị mới có quy mô dân số 15.000-18.000 người.
Cuộc sống tạm bợ trong những “ổ chuột” giữa lòng TP.HCM.
Qua số liệu thống kê gần nhất là năm 2009, toàn Ấp Doi có 563 hộ với gần 2.000 nhân khẩu. Đến nay con số thực tế tăng lên rất nhiều nhưng ngoài 67 hộ là cư dân gốc, những hộ còn lại là thế hệ sinh sau và dân nhập cư. Trong đó có 3 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở, 28 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Video đang HOT
Như đã đề cập tại kế hoạch 106, người dân Ấp Doi đa phần là dân nhập cư nhưng sau nhiều năm gắn bó ở TP.HCM, hầu như tất cả những người mua đất ở cù lao này đều muốn có một mái ấm để an cư lạc nghiệp. Nhưng những viên gạch xây nhà được đặt lên thì chính quyền địa phương nhất quyết không cho tồn tại.
Một căn nhà bị chính quyền địa phương đập tan nát khi dân xây để tá túc dù Ấp Doi là dự án treo mấy chục năm nay.
Trò chuyện cùng phóng viên, ông Hồ Văn Xoài (39 tuổi) cho biết do cuộc sống quá khó khăn nên thuê thửa đất ao hồ tại Ấp Doi của bà Huỳnh Thị Đường để thả cá phục vụ cho nhu cầu câu cá giải trí của người dân vùng ven TP HCM nhưng thường xuyên bị chính quyền địa phương làm khó dễ.
“Xung quanh ao tôi cất vài cái chòi lá nhỏ để người câu ăn uống nhưng chính quyền địa phương kêu tháo dỡ, cưỡng chế hoài dù tôi có nói khi nào chính quyền xây dựng công trình hay dự án chỉnh trang đô thị thì tôi tháo dỡ, không yêu cầu bồi thường nhưng cũng không được”, ông Xoài bức xúc.
Nhà hư hỏng nhưng dân không dám sữa.
Không riêng gì ông Xoài mà cư dân Ấp Doi muốn xây nhà tạm để trú thân cũng bị cưỡng chế. Hiện danh sách niêm yết của phường 15 do Phó Chủ tịch phường là ông Nguyễn Thành Phát ký liên quan đến cưỡng chế, tháo dỡ nhà lên đến 45 hộ. “Tôi thấy người nghèo cất nhà lá thì bị tháo dỡ nhưng có hộ quen biết với chính quyền địa phương đã cất nhà tường rất to hoặc xây nhiều dãy phòng trọ trên đất nông nghiệp mà không thấy ai nói gì”, ông Xoài cho biết thêm.
Trong một lần trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Dũng – Chủ tịch phường 15, quận Gò Vấp – cho biết nguyên nhân phần đông người dân Ấp Doi không xây được nhà tạm theo Quyết định 68 của UBND TP.HCM vì đây là đất nông nghiệp. Nếu hộ nào có giấy tờ hợp lệ thì sẽ cho xây.
Lau sậy, cỏ mọc um tùm ở Ấp Doi, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Thế nhưng đã nhiều lần người dân Ấp Doi làm đơn gửi cơ quan chức năng để xin chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang thổ cư để đủ điều kiện xin phép xây dựng nhưng không ai giải quyết dù dự án công viên ở Ấp Doi bị “treo” mấy chục năm nay. Đây chính là nguyên nhân để Ấp Doi cứ mãi là một khu “ổ chuột” giữa lòng thành phố gắn liền với những căn nhà lụp xụp thường xuyên bị chính quyền buộc tháo dỡ làm cho cuộc sống của cư dân nghèo khó được bình yên.
NGUYỄN ĐÔNG
Theo Infonet
TP.HCM: Đi đúng luật khổ như hành xác
Nhiều người dân bất ngờ vì không thể đi vào làn đường dành cho xe ô tô. Trong khi đó, làn đường dành cho xe máy trên tuyến Trường Chinh đã bị ùn tắc nghiêm trọng 3 ngày liên tiếp.
"6h sáng tôi đi từ ngã tư An Sương đến Ngã tư Bảy Hiền mất gần 2 giờ đồng hồ", chị Vũ Thị Thuận (28 tuổi, ngụ quận 12) nói.
Ngay sau dịp nghỉ lễ 30/4- 01/5, tuyến đường Trường Chinh chạy qua quận 12, Tân Bình đã trở thành nỗi kinh hoàng cho hàng ngàn người dân vì ùn tắc triền miên.
Hành xác giờ cao điểm
Liên tiếp trong 3 ngày vừa qua, hàng trăm người dân đã gọi điện phản ánh với VietNamNet về tình trạng ùn tắc nghiêm trọng trên tuyến đường Trường Chinh chạy qua 2 quận Tân Bình và quận 12 vào giờ cao điểm.
Cảnh ùn tắc ở làn đường dành cho xe máy trên đường Trường Chinh đã diễn ra nhiều ngày.
Theo ghi nhận của chúng tôi vào lúc 6h30' sáng ngày 04/05, hàng loạt điểm nóng ùn tắc xuất hiện trên đường Trường Chinh do các nút giao lộ bị quá tải. Trên cầu Tham Lương, hàng trăm xe máy chen chúc nhích từng chút một vì lượng xe từ đường Phan Huy Ích đổ ra quá đông.Khi một cảnh sát giao thông thuộc đội CSGT Tân Sơn Nhất ra tín hiệu cho phép dòng xe từ phía cầu Tham Lương di chuyển, lượng xe trên cầu được giải toả cũng không được nhiều vì lượng xe từ hướng ngã tư Ngã Sương đổ vào thành phố quá đông.
Người dân phóng lên vỉa hè mong thoát nhanh khỏi ùn tắc.
Tương tự, tại giao lộ Trường Chinh- Tây Thạnh, hàng ngàn xe máy cũng lâm vào cảnh lưu thông với tốc độ... rùa bò. Anh Nguyễn Văn Hưng (23 tuổi) cho biết: "Nhà tôi ở Hóc Môn, bị trễ giờ đi làm 2 ngày liên tiếp do kẹt xe rồi nên hôm nay đi làm từ 6h để tránh tắc đường. Ai ngờ chỉ còn cách đoạn rẽ vào KCN chưa đầy 500 mét nữa mà cũng mất 15 phút. May lắm thì hôm nay mới không bị trễ".Chưa dừng lại đó, việc ùn tắc trên tuyến đường Trường Chinh còn gây áp lực nặng nề lên tuyến đường Cộng Hoà khiến giao thông có lúc tưởng chừng hỗn loạn vì người dân phóng xe lên lề đường, nhiều người mệt quá dừng hẳn lại không đi nữa. Tình trạng này khiến giao thông trước các toà nhà Etown 1, Etown 2 phường 13, quận Tân Bình bị ùn ứ trong suốt từ khoảng 6h30' đến gần 8h sáng.
Thê thảm nhất là những người dân có lộ trình lưu thông từ Ngã 4 An Sương vào các tuyến đường Lạc Long Quân, Lý Thường Kiệt. Ước tính người dân phải mất khoảng 60 phút trở lên cho lộ trình có chiều dài chưa đầy 15km.
Vì đâu nên nỗi ?
Theo phản ánh của nhiều người dân thường xuyên lưu thông trên tuyến đường Trường Chinh cho biết, trước đây mỗi khi có ùn tắc vào giờ cao điểm, CSGT đã linh động xử lý cho xe máy chạy vào làn đường của ô tô để giải toả áp lực giao thông. Cách làm này đã giúp tình trạng lưu thông trên toàn tuyến được cải thiện rõ rệt.
Lực lượng thanh niên xung phong hướng dẫn người dân đi đúng vào làn đường xe máy.
Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, lực lượng CSGT thuộc đội Tân Sơn Nhất đã thực hiện đúng nhiệm vụ cũ, nghiêm cấm người đi xe máy lưu thông vào làn đường dành cho ô tô nên tình trạng kẹt xe xảy ra.Một nguyên nhân khác khiến tuyến đường lâm vào cảnh ùn tắc nữa là hàng chục xe buýt lưu thông trong làn đường dành cho xe máy mỗi khi dừng đón trả hành khách. Có thời điểm một đoạn đường chưa đầy 200 mét, chúng tôi đã thấy hơn 10 xe buýt. Kết quả là diện tích giao thông dành cho xe máy đã ít nay càng hạn chế.
Trao đổi với VietNamNet sáng ngày 04/05, ông Nguyễn Vĩnh Ninh, phó giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 cho biết: "Đường Trường Chinh đã được phân làn rõ ràng từ trước đến nay, về luật rõ ràng xe máy không thể đi vào làn dành cho xe ô tô. Tuy nhiên, tình trạng kẹt xe trong những ngày qua đã được Khu quản lý giao thông đô thị số 1 ghi nhận và bắt đầu tiến hành khảo sát để có giải pháp".
Theo ông Ninh, chiều nay Sở Giao thông vận tải sẽ chủ trì cuộc họp với các đơn vị trực thuộc để đưa ra biện pháp giải cứu tuyến đường này.
Từ khi thiết lập trật tự kỷ cương giao thông, tuyền đường Trường Chinh thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.
Một cán bộ thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất cho biết, việc cấm xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô trong những ngày qua là nhiệm vụ nằm trong cuộc phát động thiết lập trật tự kỷ cương giao thông theo chủ đề "Năm an toàn giao thông 2012".
Cách làm này rõ ràng sẽ giúp người dân nâng cao nhận thức khi tham gia giao thông và kéo giảm tối thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, làn đường dành cho xe máy của đường Trường Chinh hiện tại không thể gánh nổi lượng phương tiện quá khủng đổ vào thành phổ từ cửa ngõ phía Tây.
Ngoài các giải pháp có thể linh hoạt trước mắt, hiện Sở giao thông vận tải cũng tính đến một giải pháp căn cơ hơn nhằm giải toả áp lực giao thông, đó là giao Khu quản lý giao thông đô thị số 3 chuẩn bị phương án xây dựng hầm chui tại ngã tư An Sương.
Theo VietNamNet
Cuộc đời hoàn lương của một "anh cả" khu ổ chuột Lớn lên trong một hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ mất từ khi cậu mới lên 2 tuổi vì một tai nạn giao thông, Điền sống trong sự đùm bọc của mọi người xung quanh nhưng trong một xã hội phức tạp như tại khu chợ cậu sinh sống, Điền dần trở thành "anh cả" với một lượng đàn em khá hùng hậu....