Dân giả quan uống rượu thề không tham nhũng
Các cụ cao niên và người dân Thuận Thiên (Kiến Thụy, Hải Phòng) cùng uống rượu pha tiết gà rồi đọc lời thề ‘không vụ lợi, không tham ô, tham nhũng, hách dịch, làm việc chí công vô tư’.
Sáng 13/2, tại đền, chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng diễn ra lễ hội Minh Thế (hay còn gọi là Minh Thệ). Đây là lễ hội dành cho những người làm quan thề “không vụ lợi, không tham ô, tham nhũng, không hách dịch nhân dân, làm việc chí công vô tư”. Ai làm trái với lời thề sẽ bị trời tru đất diệt.
Trước đài thề có một vòng tròn bằng vôi trắng đường kính khoảng 2 m, ở giữa có một ô đất trống, gọi là vòng thiêng. Sau khi chủ tế và các bồi tế (là các vị có chức sắc trong làng, mặc áo lễ màu đen) đã yên vị, chủ tế vái lạy, là lúc con dao bầu được chuyển từ trên đài thề xuống.
Chủ tế cắm mạnh con dao vào tử địa vòng thiêng, rồi rút nó lên, vẽ một vòng tròn theo hình vòng vôi trắng, rồi lại cắm xuống tử địa. Chủ tế bắt đầu đọc Văn thề bằng chữ Hán – Việt. Sau mỗi hồi đọc, các “vị quan” – do nông dân nhập vai, đồng thanh hô vang lời thề năm xưa của các bậc tiền nhân làm quan: ” ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ; ai lấy của công làm của tư xin thần linh đả tử…”.
Một con gà trống được cúng tế trước ban thờ.
Video đang HOT
Con gà được mang ra cắt tiết, chủ tế và một người trong làng sẽ cho vào mỗi chén rượu một giọt tiết gà…
… và mời các cụ cao niên, chức sắc, các vị quan trong làng cùng uống.
Ông Nguyễn Trọng Khải – Chủ tịch UBND xã Thuận Thiên cho biết, hội Minh thề có từ hơn 500 năm nay, được khôi phục từ năm 2003. Lời thề có ý nghĩa giáo dục các vị chức sắc, người dân phải công tâm chính trực, chí công vô tư, đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương…
Theo tài liệu Hán Nôm còn lưu giữ và theo truyền khẩu của người dân địa phương, người có công xây dựng nên chùa và đền Hòa Liễu là một Thái hoàng Thái hậu nhà Mạc họ Vũ. Vào thập niên 1650, khi vương triều Mạc còn thịnh, bà đã kêu gọi các hoàng thân quốc thích khác cùng đóng góp, dựng nên ngôi chùa Thiên Phúc ở làng Hòa Liễu và mấy chục chùa khác ở các nơi. Riêng Hòa Liễu, bà xuất tiền mua 25 mẫu 8 sào ruộng cúng Tam bảo. Nhiều vị trong hoàng tộc hưởng ứng, sau số ruộng cúng chùa đạt tới 47 mẫu 3 sào. Từ số ruộng đó, làng cho nhà chùa 4 mẫu để cày cấy, còn lại làm ruộng công để đảm bảo người nào trong làng cũng có ruộng. Tương truyền, nhân đó, Thái hoàng Thái hậu đã đặt ra những lời thề với người được sử dụng đất và bản văn Minh Thệ “không lấy của công làm của tư” đã dần dần định hình.
Trường Giang
Theo Dantri
Phục dựng nghi lễ "rước nước, tế cá" tại lễ hội đền Trần
Sáng nay 11/2 (nhằm ngày 12 tháng giêng), tại khu di tích đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Ban tổ chức lễ hội đền Trần đã cho phục dựng lại nghi lễ "rước nước, tế cá".
Điểm mới của lễ hội Khai ấn đền Trần năm nay là việc khôi phục lại nghi lễ "rước nước, tế cá" truyền thống vốn đã mai một từ lâu. Đây là năm đầu tiên nghi lễ này được phục dựng và trở thành một trong những nội dung chính của lễ hội. Nghi lễ "rước nước, tế cá" có ý nghĩa tri ấn tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước.
Các cụ cao niên lấy nước từ Giếng Rồng.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, mặc dù còn gần 3 ngày nữa đền Trần mới chính thức khai ấn (đêm 14 rạng sáng 15 tháng giêng), nhưng ngay từ ngày 12, du khách thập phương và người dân địa phương đã tập trung rất đông xem phục dựng nghi lễ "rước nước, tế cá".
Cách đây hơn 100 năm, trong lễ hội đền Thượng (đền Thiên Trường) bao giờ cũng có nghi thức "rước nước, tế cá". Hội rước nước được tổ chức rất chu đáo vào ngày 15 tháng giêng. Người được cầm bình đi lấy nước thay mặt dân làng đưa bình ra kiệu rồi phủ một tấm vải đỏ thắm lên trên. Người này được dân làng chọn từ trước và phải là người khỏe mạnh, có đạo đức, con cháu đầy đủ, trong năm gia đình không có chuyện buồn.
Theo nghi lễ "rước nước, tế cá" được khôi phục tại đền Trần năm 2014, đoàn "rước nước" gồm có cờ, biểu đi trước; chiêng trống, đội bát âm, kiệu thánh với đoàn tế và dân làng đi theo sau. Các loại cá dâng lễ gồm: 5 cá triều đẩu (cá quả), 5 cá long ngư (cá chép), trọng lượng từ 1 đến 1,5 kg. Ao đánh bắt cá phải được phát quang, tẩy uế trước khi diễn ra lễ hội khoảng 20 ngày.
Bắt cá dưới ao đã được phát quang, tẩy uế.
Đội múa rồng tại lễ "rước nước, tế cá".
Sau khi làm nghi lễ tại đền Thiên Trường, đoàn rước sẽ tiến thẳng lên ngã ba sông Hồng ở đoạn Hữu Bị (cách đền Trần khoảng 3 km). Tại bến sông, Ban tổ chức đã bố trí các thuyền được trang trí cờ hoa, sau đó đoàn rước sẽ lên thuyền và ra giữa sông để phóng sinh.
Trao đổi với Dân trí ông Nguyễn Xuân Hoạt, Trưởng ban quản lý Khu di tích lịch sử khu văn hóa Đền Trần cho biết: "Hiện tại công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được hoàn tất. Chúng tôi đã liên hệ với Sở Thương binh - Xã hội tỉnh Nam Định mời những người hành khất về Trung tâm Bảo trợ tỉnh để nuôi ăn ở trong những ngày diễn ra lễ hội".
Đưa cá vào kiệu rước về đền Thiên Trường.
Làm lễ "rước nước, tế cá" tại đền Thiên Trường.
Thanh Thủy - Duy Tuyên
Theo Dantri
Những chuyện ly kỳ tại kho báu "chôn sống trinh nữ" để giữ của Người dân Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội) vẫn cung kính gọi miếu thờ ấy bằng cái tên quán Bạch Tuyết. Chẳng ai biết quán Bạch Tuyết có từ bao giờ, chỉ biết đến giờ người ta vẫn còn truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ về nguồn gốc ngôi miếu và những điều kỳ lạ xảy ra. Chôn sống trinh nữ...