Dàn đỡ lễ toàn bậc cao niên trong họ: Thay lời chúc đầu bạc răng long
Mới đây, một tài khoản TikTok chia sẻ đoạn clip về dàn đỡ tráp đặc biệt khi các thành viên bê lễ đều là người cao tuổi.
Dẫn đầu là cụ ông mặc vest bảnh bao không khác gì thanh niên, tóc và râu đã bạc trắng.
Đoàn nhà trai tiến về phía nhà gái. (Ảnh cắt từ clip)
Các ông dù có tuổi nhưng vẫn giữ được phong thái nhanh nhẹn, thoạt nhìn vô cùng khoẻ mạnh. Những người còn lại trong độ tuổi U50, U60, ai nấy đều ăn mặc chỉn chu, lịch sự. Được biết, đội hình này đang bước vào nhà gái để chuẩn bị làm lễ ăn hỏi.
Theo quan niệm tại nước ta, đỡ tráp là nghi thức không thể thiếu trong đám hỏi truyền thống. Đội hình bê lễ cũng thường là những chàng trai, cô gái chưa lập gia đình, có sức khoẻ để thoải mái bưng tráp đồ nặng như trầu cau, hoa quả, bia rượu và thậm chí là…cả con heo quay. Chính vì vậy, sự xuất hiện của “các cô, các bác” như vậy đã khiến đám hỏi trở nên vô cùng đặc biệt.
Mọi người hào hứng bước vào nhà gái. (Ảnh cắt từ clip)
Chỉ sau ít ngày đăng tải, đoạn clip nhanh chóng nhận về gần 100.000 lượt thích cùng vô số bình luận từ netizen. Nhiều người hóm hỉnh cho rằng, cô dâu chú rể chắc chắn sẽ được “lộc”, bởi sự giúp sức của những người cao tuổi trong dòng họ đã thay cho lời chúc “đầu bạc, răng long” mà cặp đôi nào cũng mong muốn.
“- Dàn phù rể quá xịn nhé, 10 điểm!. Không dễ gì mà được các bác bê cho đâu, cô dâu chú rể chắc may mắn lắm đây.
- Đám hỏi có 1-0-2 luôn. Ở quê mình mà được như này thì vui phải biết.
- Đội nhà trai quá chất. Ai cũng bảnh bao, đẹp trai thế này”.
Video về buổi lễ. (Clip: TiktTok T.C.V)
Những đám hỏi có sự góp mặt của dàn bê tráp độc – lạ như trên thường nhận được đông đảo sự chú ý từ dân mạng. Trước đó, nhiều netizen từng chia sẻ rần rần một bức hình về lễ ăn hỏi tại tỉnh Nghệ An. Trong ảnh, đứng cạnh chú rể là 5 người đàn ông cao tuổi, có người tóc đã bạc trắng, tất cả đều xếp thành hàng, chuẩn bị tiến vào nhà gái.
Chú rể đứng cạnh đội hình bê lễ của mình. (Ảnh: FB Q.H)
Theo chia sẻ từ chủ nhân bài đăng, đám hỏi này được tổ chức vào tháng 5/2021, nhân vật chính là cô dâu T.Q (SN 1995) và chú rể H.T (SN 1991). Thời điểm đó, mặc dù Nghệ An đã ghi nhận trường hợp dương tính với Covid-19, song tại huyện Thanh Chương nơi hai gia đình sinh sống chưa có ca F0 nào. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cho phép họ tổ chức hôn lễ với quy mô dưới 20 người. Vì không nhờ được thanh niên trong làng, anh H.T liền mời các bác cao niên trong họ giúp đỡ.
Cô dâu T.Q và chú rể H.T trong ngày ăn hỏi. (Ảnh: Dân Trí)
Chia sẻ với Dân Trí, chú rể cho biết bên phía nhà gái cũng có các dì, các cô bê tráp hộ. Thế nhưng, do mọi người ngại nên không ai chịu chụp ảnh. Để đảm bảo an toàn phòng dịch, hai gia đình mời rất ít khách, tổ chức đơn giản hết sức có thể. Chú rể H.T cũng cảm thấy khá bất ngờ khi bức hình của mình lại được chia sẻ và bàn tán rầm rộ như vậy.
Hiện, đoạn video về đám hỏi độc nhất vô nhị kể trên đang được lan truyền rộng rãi trên nhiều diễn đàn. Bạn có suy nghĩ gì dàn đỡ lễ cực “chất” này? Chia sẻ cho YAN biết nhé!
Clip: Hai gia đình cãi nhau chí chóe khi số tiền sính lễ 584 triệu đồng gửi cô dâu đã 'không cánh mà bay'
Khi nhà trai đến nhà gái đòi tiền thì bác gái cho biết 'tiền đã đưa cho nhà trai', nhưng thời điểm nào thì bà không nhớ.
Ngày 14/9 vừa qua, một dân mạng đến từ Thương Khâu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh hai gia đình suýt trở thành thông gia sau màn tranh cãi ầm ĩ về chuyện sính lễ.
Clip: Hai bên gia đình cãi nhau chí chóe về sính lễ của nhà trai
Theo tìm hiểu, khoảng 2 tháng trước, một thanh niên đã đến nhà bạn gái bàn bạc chuyện đính hôn, và trao số tiền sính lễ là 166.000 tệ (584 triệu đồng) để nhà gái mua xe.
Thanh niên đã trao cho nhà gái số tiền sính lễ là 166.000 tệ (584 triệu đồng).
Tuy nhiên, bạn gái đã đòi thêm 200.000 tệ (khoảng 700 triệu đồng), song chàng trai đã từ chối bởi anh không thể chi trả thêm.
Sau đó, bạn gái nhắn tin sẽ hoàn trả cho bạn trai số tiền đặt cọc trước đó là 166.000 tệ (584 triệu đồng). Chẳng ngờ khi nhà trai đến nhà gái đòi tiền thì bác gái cho biết 'tiền đã đưa cho nhà trai', nhưng thời điểm nào thì bà không nhớ.
Phóng viên ghi lại màn tranh cãi của hai gia đình.
Khi được phóng viên phỏng vấn, chàng trai khẳng định anh vẫn chưa nhận được số tiền này. Bố của thanh niên quyết định sẽ nhờ pháp luật can thiệp và đòi lại khoản tiền đã mất. Hiện tại, hai bên gia đình vẫn đang tiến hành giải quyết mâu thuẫn.
Sự việc sau khi đăng tải trên mạng xã hội đã khiến không ít dân mạng cảm thấy bức xúc. Hầu hết đều cho rằng nhà gái có dấu hiệu lừa đảo khi ăn chặn khoản tiền của nhà trai, số khác tỏ ra tiếc nuối cho tình yêu tan vỡ chỉ vì liên quan đến khoản tiền sính lễ.
Một số người bình luận:
'Người yêu biến thành kẻ thù hóa ra chỉ trong nháy mắt'.
'Nhà gái quá tham lam, bác gái không nhớ thời điểm trao tiền là thấy khả nghi rồi'.
'Thật may nhà gái đã lộ bản chất trước khi hôn lễ xảy ra, nếu có nhà thông gia như vậy đúng là số khổ'.
Cưới sát vách, chú rể đi vòng quanh xã để vợ có cảm giác ngồi xe hoa Con gái ai cũng muốn lấy chồng gần nhà để được ở cạnh bố mẹ, người thân. Thế nhưng, lấy chồng gần sẽ xuất hiện những trường hợp mà cô dâu không biết nên khóc hay cười. Nhà gần nên đi thêm vòng nữa rồi quay về. (Ảnh: TikTok: D.T.) Mạng xã hội đã chia sẻ hình ảnh một đám cưới sát vách...