Dàn diễn viên ‘Money Heist’ bản Hàn
Hôm 31/3, Netflix công bố dàn diễn viên bộ phim “ Money Heist” bản Hàn Quốc. Họ đều là các diễn viên nổi tiếng như Yoo Ji Tae, Park Hae Soo, Jeon Jong Seo, Park Myung Hoon…
Yoo Ji Tae – vai giáo sư: Yoo Ji Tae là ngôi sao điện ảnh hạng A ở Hàn Quốc. Anh tỏa sáng với các tác phẩm One Fine Spring Day (2001), Oldboy (2003) và tác phẩm của đạo diễn Hong Sang Soo Woman Is The Future of Man (2004). Gần đây, tài tử sinh năm 1976 tiếp tục tỏa sáng với Svaha: The Sixth Finger.
Park Hae Soo – vai Berlin: Nam diễn viên 40 tuổi từng xuất hiện trong Lục long tranh bá, Huyền thoại biển xanh, The Liar and His Lover. Vai diễn Kim Je Hyuk trong Prison Playbook đã giúp tên tuổi anh lan rộng ra phạm vi châu Á. Park Hae Soo khởi nghiệp khá muộn, khi đã 31 tuổi, nhưng anh vẫn được giới chuyên môn đánh giá cao và trao giải Diễn viên triển vọng tại lễ trao giải Rồng xanh 2019.
Jeon Jong Seo – vai Tokyo: Jeon Jong Seo được mệnh danh là “nàng thơ mới” của điện ảnh Hàn Quốc sau khi đảm nhận vai nữ chính trong Burning (2018). Trong Burning , cô hợp tác với ảnh đế Yoo Ah In và thu hút sự quan tâm của khán giả quốc tế khi bộ phim được công chiếu ở các liên hoan phim. Đây cũng là vai diễn đầu tay của người đẹp sinh năm 1994. Cuối năm 2020, Jeon Jong Seo tiếp tục trở thành tâm điểm của báo chí khi thể hiện thành công vai phản diện trong The Call.
Kim Ji Hoon – vai Denver: Tài tử sinh năm 1981 là gương mặt quen thuộc trên màn ảnh nhỏ, từng tham gia 28 phim truyền hình trước khi nhận lời gia nhập dàn cast Money Heist bản Hàn. Tháng 9/2020, nhờ vai diễn kẻ sát nhân Baek Hee Sung trong Hoa của quỷ , Kim Ji Hoon tạo được ấn tượng mạnh với khán giả, khiến sự nghiệp khởi sắc trở lại sau thời gian im ắng
Jang Yoon Joo – vai Nairobi: Nairobi là cựu chuyên gia làm tiền giả, người phụ trách sàng lọc tiền tệ trong nhóm trộm gồm tám thành viên. Nhân vật trên do siêu mẫu hàng đầu Hàn Quốc Jang Yoon Joo đảm nhận. Đây là tác phẩm phim ảnh thứ 3 trong sự nghiệp của cô. Trước đó, siêu mẫu 41 tuổi từng đảm nhận vai Miss Bong trong bộ phim Veteran (2 015) và vai Mi Ok trong Three Sister.
Video đang HOT
Lee Won Jong – vai Moscow: Nam diễn viên Lee Won Jong sinh năm 1966, là gương mặt chuyên đảm nhận các vai phụ trong cả hai lĩnh vực điển ảnh và truyền hình. Những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của Lee Won Jong có thể kể đến Cô dâu Hà Nội (2005), Nhất Chi Mai/Iljimae (2008), Sungkyunkwan Scandal (2010), Hoàng hậu Ki (2013), Uncontrollably Fond (2016)…
Park Jung Woo – vai Rio: Park Jung Woo là diễn viên trẻ và có ít kinh nghiệm nhất trong dàn cast Money Heist bản Hàn. Diễn viên 25 tuổi nổi tiếng từ chuỗi phim ngắn Playlist 2 , sau đó được chọn đóng vai khách mời trong bộ phim Hospital Playlist (2020). Tới nay, Park Jung Woo mới đóng 3 phim truyền hình là Team Bulldog: Off-duty Investigation, Fly High, Butterfly và The House of Paper.
Lee Kyo Ho (trái) đảm nhận vai Oslo. Trong khi đó, nam diễn viên có ngoại hình cao lớn, dữ dội Kim Ji Hun (phải) sẽ vào vai Helsinki.
Kim Yoon Jin – vai Seon Woo Jin: Vai diễn của Kim Yoon Jin trong Money Heist bản gốc là thanh tra Raquel Murillo. Tên nhân vật của cô đã được đặt sang tiếng Hàn để phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ xứ kim chi. Kim Yoon Jin là diễn viên gốc Hàn hiếm hoi được đóng chính trong các phim truyền hình ở Mỹ. Cô từng nhận vai Sun trong series Lost kéo dài suốt 6 năm, hay vai Dr. Karen Kim trong series Mistresses.
Kim Sung Oh – vai Cha Moo Hyuk: Thanh tra đặc nhiệm Cha Moo Hyuk là đồng đội sát cánh cùng Seon Woo Jin (Kim Yoon Jin ) trong quá trình truy đuổi nhóm tội phạm. Anh từng tham gia các phim quen thuộc với khán giả Việt như Secret Garden (2010), Fight For My Way (2017), Hoa du ký (2017)…
Park Myung Hoon (trái) – vai Jo Young Min : Park Myung Hoon được biết đến nhiều nhất qua vai diễn Oh Geun Se trong bộ phim đoạt giải Oscar. Trong phim mới, anh đóng vai con tin của nhóm tội phạm, có tên Jo Young Min.
Lee Joo Bin vào vai Yoon Mi Seon. Người đẹp sinh năm 1989 Lee Joo Bin vào vai con tin còn lại, có tên Yoon Mi Seon. Trước vai này, nữ diễn viên để lại ấn tượng khá tốt với vai nữ phụ trong Sunbae Don’t Put On That Lipstick.
Ẩn ý tình dục đằng sau lời mời ăn mỳ gói trong phim Hàn
Không chỉ trong phim truyền hình, ở đời thực, lời mời tới nhà ăn mỳ sau buổi hẹn hò đồng nghĩa với ẩn ý mời gọi tình dục của các cô gái Hàn Quốc.
Nhờ sự phát triển của phim ảnh, khán giả châu Á nhận ra người Hàn mê mỳ gói tới mức nào. Nhiều người thậm chí cho rằng Hàn Quốc là thiên đường mỳ gói, người Hàn có thể ăn mỳ ba bữa mỗi ngày. Mỳ gói có thể xuất hiện khắp các cảnh, trong mọi bộ phim, thậm chí trở thành hình tượng chứa nhiều ẩn ý như đĩa mỳ trộn với thịt bò đắt tiền trong Parasite .
Từng có thời kỳ, ăn mỳ gói trên phim, cũng như thực tế đời thường, chỉ đơn thuần mô tả niềm yêu thích của người dân xứ sở kim chi với món ăn tiện lợi trên. Nhưng do sự thay đổi về văn hóa và lối sống, mỳ gói trong lời nói của giới trẻ dần mang theo ý nghĩa khác, trở thành lời mời gọi nhuốm đầy sắc dục.
Hẹn ăn mỳ tại nhà là lời mời gọi tình dục không phô phang của giới trẻ Hàn Quốc.
Nỗi ám ảnh về mỳ sợi của người Hàn Quốc
Mỳ sợi là một phần quan trọng trong ẩm thực và văn hóa Hàn Quốc. Các món ăn về mỳ bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn Tam quốc tranh quyền (57 TCN-668 SCN), và là sản phẩm được làm từ lúa mỳ.
Tuy nhiên, lúa mỳ là loại lương thực đắt đỏ và không được mở rộng canh tác. Vì vậy, người dân Hàn Quốc cổ đại nghiên cứu cách làm thêm nhiều loại mỳ khác từ rau, các hạt đậu, đậu phụ... Lúc này, mỳ từ hạt lúa mỳ trở thành món ăn xa xỉ và chỉ được dùng trong các dịp đặc biệt, cho tới khi kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu khởi sắc (vào khoảng năm 1945).
Người Hàn Quốc thích mỳ và mỗi món mỳ đều ẩn chứa nhiều lời gửi gắm của người nấu ăn cũng như người thưởng thức. Chẳng hạn, món kong kuksu - tức sợi lúa mỳ ăn với nước đậu tương xay lạnh - là món ăn quan trọng trong các bữa cơm tu hành ở chùa chiền. Kong kuksu mang ý nghĩa "nụ cười của nhà tu hành", vì tương truyền món ăn trên sẽ khiến các nhà sư nở nụ cười vui vẻ và ăn uống say mê.
Vào dịp sinh nhật hoặc mừng thọ, người Hàn cũng thường ăn mỳ trường thọ. Bát mỳ trường thọ được nấu khá đơn giản, nhưng sợi mỳ trong bát phải càng dài càng tốt. Xứ sở kim chi quan niệm độ dài của sợi mỳ tượng trưng cho thời gian dài lâu của mỗi người. Ăn được sợi mỳ thật dài, chủ nhân bữa tiệc sinh nhật hoặc mừng thọ đã được chúc phúc.
Mỳ gói nói riêng và món mỳ nói chung xuất hiện tràn lan trong phim ảnh Hàn Quốc.
Vì ý nghĩa lịch sử và văn hóa của mỳ, món ăn này được đưa vào phim ảnh rất nhiều, không chỉ các loại mỳ truyền thống mà còn cả mỳ gói ăn liền. Với khán giả yêu phim truyền hình ngày nay, mỳ gói thậm chí trở thành biểu tượng cho văn hóa đại chúng của người dân Hàn Quốc. Bởi, ở bất kỳ đâu, bất cứ khoảng thời gian nào, người Hàn cũng có thể say mê húp một ngụm nước dùng nóng hổi, gắp đũa mỳ vàng ươm và xuýt xoa vì hương vị chua cay ấm bụng của kim chi ăn kèm.
Lời mời ăn mỳ gói và ẩn ý tình dục
Thực tế, ý nghĩa sâu xa về văn hóa và ẩm thực cổ truyền của người Hàn gắn liền với các loại mỳ sợi truyền thống. Còn mỳ gói - sản phẩm chỉ xuất hiện ở thời kỳ hiện đại, lại mang theo ý nghĩa nhuốm màu sắc dục.
Ở Hàn Quốc, sau buổi hẹn hò, nếu cô gái hỏi chàng trai rằng có muốn tới nhà ăn chút mỳ gói không, chàng trai sẽ tự hiểu rằng cô gái đang mời mình ở lại qua đêm. Bất kỳ ai quan tâm tới văn hóa Hàn Quốc hiện đại, hoặc tìm hiểu về đời sống giới trẻ nước này đều từng nghe thấy thuật ngữ trên. Đây là nét văn hóa tồn tại ở giới trẻ, "ăn mỳ" trở thành từ lóng mời gọi quan hệ tình dục một cách tinh tế, không phô phang.
Nhiều ý kiến cho rằng thuật ngữ "ăn mỳ" xuất phát từ bộ phim One Fine Spring Day (2001), sau đó dần phổ biến đến mức giới trẻ Hàn Quốc không còn thắc mắc tới nguồn gốc của lời mời này nữa.
Phim ảnh phản ánh đời sống, vì vậy, lời mời ghé nhà ăn mỳ, không cần biết rõ rằng đó là mỳ gói hay mỳ sợi, cũng dần xuất hiện tràn lan trên phim truyền hình và gây nên nhiều tình huống lãng mạn hoặc hài hước.
Trong phim Hạ cánh nơi anh , Goo Seung Jun tỏ vẻ vui mừng ra mặt khi được Seo Dan rủ ở lại ăn mỳ.
Chẳng hạn, trong Hạ cánh nơi anh , tên lừa đảo Goo Seung Jun đã tủm tỉm cười vui vẻ và đầy ẩn ý khi được tiểu thư Seo Dan mời vào nhà ăn mỳ. Tuy nhiên, Seo Dan là người Triều Tiên nên không biết ý nghĩa thật sự đằng sau câu nói đơn giản của mình. Hay trong Thư ký Kim làm sao thế? , thư ký Kim được xem là cô gái không hiểu sự đời, nên đã vô tình khiến phó chủ tịch Lee "tưởng bở" khi mời anh ở lại ăn đêm món mỳ gói cùng mình.
Hoặc trong phim Possessed (2019), khán giả trẻ có dịp "cười ra nước mắt" khi nữ chính đã mời gọi nam chính ở lại một đêm và phát sinh quan hệ lãng mạn với mình, nhưng nam chính lại không hiểu ẩn ý "ăn mỳ" nên đã gây ra tình huống bối rối.
Thời đại đã thay đổi, món mỳ đối với người Hàn Quốc từng là biểu tượng cho văn hóa và những lời chúc phúc, nay đã chuyển thành cụm từ ngụ ý cho tình dục. Khán giả ngoài lãnh thổ Hàn Quốc cũng cần hiểu rõ hơn ngụ ý mới mẻ trên để hiểu được tình huống thực sự ẩn sau mỗi hành động của cặp nam nữ đang yêu trên phim truyền hình.
Màn ảnh Hàn Quốc 2020 ưa chuộng những mỹ nữ nổi loạn, gai góc "Itaewon Class", "It's Okay to Not Be Okay" và "The Wall" là những tác phẩm có sự xuất hiện của các nhân vật nữ đi ngược lại công thức thường thấy ở phim ảnh Hàn Quốc. Năm 2020, màn ảnh Hàn chứng kiến nhiều nhân vật nữ chính đi ngược lại công thức hiền lành, cam chịu đã trở nên phổ biến. Họ...