Dân dã chuối rừng
Những cây chuối rừng mọc hoang dại ven suối chính là thức quà quý mà đại ngàn ban tặng cho người miền núi xứ Quảng. Bởi từ loài cây ấy, người dân nơi rẻo cao đã chế biến thành nhiều món ăn dân dã, bình dị, nhưng không kém phần hấp dẫn, lạ miệng.
Theo kinh nghiệm của người dân miền ngược, món ăn chế biến từ chuối rừng thơm ngon, phải chọn cây không quá non cũng không quá già. Phần thân chuối cũng chỉ chọn đoạn từ gốc đến ngang thân mới ngọt và mềm, chứ không lấy thêm phần ngọn vì lõi chuối sẽ chát.
Thân chuối rừng được chế biến thành món rau sống ăn kèm cơm nóng.
Sau khi chặt thân chuối từ rừng về, người miền ngược tước bỏ phần bẹ ngoài, chỉ lấy phần lõi bên trong rồi ngâm vào nước muối pha với chanh cho trắng. Nếu muốn chế biến thành món rau sống để ăn cùng cơm, thì xắt thật mỏng lõi chuối rồi vớt ra để ráo, sau đó trộn với ít rau má, rau răm, lá tía tô… Vị ngọt, giòn của thân chuối, kết hợp với vị đắng của rau má, vị thơm của rau răm, tía tô… tạo nên món rau lạ miệng vô cùng. Bưng bát cơm nóng trên tay, ngó những lát thân chuối trăng tinh cùng chén mắm ớt tỏi cay bên cạnh, thì chắc chẳng mấy ai có thể chờ thêm được nữa rồi.
Video đang HOT
Còn nếu muốn chế biến lõi chuối thành các món như nấu canh, xào, thì chỉ nên cắt lõi chuối thành từng khúc tròn, dài khoảng hai đốt ngón tay. Những đoạn lõi chuối trắng nõn ấy, thường được mọi người mang đi xào với thịt heo, hoặc xào với ít mỡ heo và lá hành. Vị ngọt thơm của thịt heo, mỡ heo sẽ từ từ ngấm vào lõi chuối, tạo nên một món xào có hương vị ngọt, thơm rất đặc trưng.
Từ thân chuối rừng, đồng bào Hrê ở huyện miền núi Minh Long còn chế biến nên món canh chuối rừng thơm ngon đặc biệt. Rồi cũng từ thân cây chuối rừng, người miền ngược còn chế biến nên món chuối nướng. Cách chế biến món ăn lạ lẫm này tương tự như món cà lùi tro của người miền xuôi. Chỉ là, thay vì lùi cà vào tro, người miền ngược cho hẳn một đoạn thân chuối non to bằng cỡ bắp tay người lớn lên bếp.
Chờ cho thân chuối vừa chín tới, thì bóc, bỏ đi phần vỏ bên ngoài, chỉ lấy phần lõi non bên trong. Sau đó, bẻ lõi chuối thành từng miếng vừa ăn, rồi chấm cùng muối ớt. Nghe thì mộc mạc, đơn sơ; nhưng ăn đến đâu, lại thấy ngon ngọt, lạ miệng đến đó. Cầm miếng lõi chuối nướng hãy còn nghi ngút khói, chấm vào chén muối ớt cay nồng, tôi tưởng như bao nhiêu hương vị của núi rừng, dồn cả vào món ăn dung dị này…
Chuối hột rừng
Chuối hột rừng từ lâu đã được đồng bào các dân tộc ở tỉnh Đăk Nông sử dụng để chữa bệnh. Loại cây này thường mọc hoang ở trong rừng, núi cao, nhất là những nơi ẩm ướt.
Khác với các loại chuối hột thông thường, chuối hột rừng có thân, buồng và quả nhỏ hơn, mỗi buồng chuối hột rừng thường có từ 6-9 nải, mỗi nải chỉ từ 10-15 trái.
Chuối hột rừng sau khi chín sẽ được lột vỏ để đem phơi
Theo kinh nghiệm dân gian, toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Ở Tây Nguyên, người ta lại để nguyên cả quả, đem lột vỏ, phơi khô. Chuối hột rừng sau khi phơi khô có thể tán ra làm thuốc, nhưng thông thường được ngâm với rượu cao độ, cho ra một loại rượu có màu vàng, uống thơm và bổ dưỡng, trị đau lưng, nhức mỏi. Theo y học cổ truyền, trái chuối hột rừng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận, huyết áp cao...
Tại Đắk Nông, chuối hột rừng mọc tự nhiên ở nhiều nơi, nhất là tại các xã vùng cao thuộc huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk R'lấp. Song, do nhu cầu lấy đất để canh tác của người dân, cũng như sau một thời gian khai thác để sử dụng, chuối hột rừng đã không còn nhiều như trước.
Phơi từ 4 - 5 nắng là có thể sử dụng
Chị Hoàng Thị Nhậy, bon PhiLơTe 1, xã Đắk Ngo (Tuy Đức) cho biết: Những lúc không làm nương rẫy, người dân chúng tôi thường đi tìm chuối hột rừng mang về bán. Để kiếm được chuối, phải đi lên tận các vùng núi cao, mỗi ngày kiếm được từ 1- 2 tạ chuối xanh, bán cũng được khoảng 200.000 - 300.000 đồng.
Hiện nay, trong bon của chị Nhậy cũng có khoảng vài điểm thu mua chuối hột rừng để bán đi các cửa hàng trên thị xã Gia Nghĩa, thành phố Hồ Chí Minh với giá khoảng 30.000 - 50.000 đồng/kg chuối hột đã phơi khô.
Bên cạnh đọt mây, lá bép với rượu cần, nhiều người có dịp đến Đắk Nông cũng thường mua ít chuối hột rừng để mang về nhà, xem như một đặc sản núi rừng để tặng người thân, bạn bè.
Thưởng thức "thiên hạ đệ nhất gỏi" xứ Quảng Bòn bon là loại trái cây đặc sản Quảng Nam nhưng chỉ có Tiên Phước và Đại Lộc mới có. Món gỏi bòn bon được mệnh danh là "thiên hạ đệ nhất gỏi" xứ Quảng Mùa bòn bon chín chỉ kéo dài chừng một tháng và từ loại quả này người ta chế biến thành món gỏi được ca tụng là "thiên hạ...