Dân công sở ngại quay lại văn phòng hậu giãn cách
Lo nguy cơ mắc Covid-19, ngại cảnh tắc đường, không tìm được người giúp trông con… là lý do một số nhân viên văn phòng trẻ ngần ngại khi phải tới công ty làm việc hậu giãn cách.
Khi Hà Nội dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch, các công ty đã có thông báo tới nhân viên về việc quay trở lại văn phòng hoặc kết thúc giai đoạn làm việc tại nhà.
Nhiều dân công sở cảm thấy hào hứng bởi được đi làm trở lại sau hơn 2 tháng giãn cách xã hội. Song, không ít người lại bối rối, bày tỏ mong muốn được tiếp tục làm việc ở nhà lâu hơn.
Zing đã trò chuyện cùng 4 bạn trẻ như trên và lắng nghe lý do của từng người.Nguyễn Thị Nhung – Chuyên viên dược (29 tuổi, quận Hà Đông)
Một tuần qua, cả tôi và chồng đều đã phải quay trở lại công ty làm việc. Tôi có 2 con trai sinh đôi học lớp 3, đây cũng là giai đoạn các con phải học online trên máy tính.
Đặc thù công việc của tôi phải có mặt tại văn phòng, do vậy không thể ở nhà kèm cặp 2 con. Thật lòng quay lại làm việc thế này khiến tôi lo lắng rất nhiều, vừa ra đường đã lo không biết các con ở nhà có tự học được không, chập điện thì phải làm thế nào?
Nhung lo lắng khi 2 con phải tự học online ở nhà mà không có ba mẹ kèm cặp.
Nhiều lần tôi đang ở công ty, các con gọi điện í ới “mẹ ơi rớt mạng rồi” làm tôi sốt ruột lắm.
Mỗi ngày, tôi tranh thủ giờ nghỉ trưa để chạy xe về nhà nấu cơm cho các con, dặn dò 2 đứa tự giác học, chơi và giữ an toàn. 2 con của tôi rất ngoan và hiểu chuyện, thế nhưng các con trong độ tuổi hiếu động, có người lớn trông nom vẫn tốt hơn.
Trước đây, vợ chồng tôi vẫn đi làm bận rộn nhưng 2 con được đưa đến trường hoặc gửi về quê nhờ ông bà trông giúp. Giờ dịch bệnh phức tạp, cả gia đình tôi đành phải cố gắng nhiều hơn.
Tôi hy vọng đây sẽ là thời điểm giúp các con tự giác, ý thức hơn bởi phải tự lo các phần việc của mình.Nguyễn Minh Anh – Nhân viên nội dung (23 tuổi, quận Hà Đông)
Dù Hà Nội đã nới lỏng nhiều biện pháp phòng dịch, công ty tôi vẫn chưa yêu cầu nhân viên đi làm trở lại. Nhiều đồng nghiệp của tôi mong chờ ngày được đến văn phòng, thế nhưng tôi thì không.
Video đang HOT
Minh Anh thích làm việc tại nhà bởi ngại giao tiếp liên tục với người khác.
Lý do là tôi không muốn phải giao tiếp quá thường xuyên tại nơi làm việc.
Công việc của tôi không đòi hỏi phải gặp gỡ hay nói chuyện nhiều với người khác. Tuy nhiên, tôi vẫn thích cảm giác trao đổi công việc thông qua các phần mềm chat hơn.
Nói thêm về bản thân mình, tôi là kiểu người pha trộn giữa hướng nội và hướng ngoại. Tôi muốn tiếp xúc với mọi người nhưng không phải ở mức độ liên tục.
Trước đây, khi đi làm tại văn phòng và giao tiếp với nhiều người, nhiều khi tôi phải sống với một cá tính khác. Ở nhà, tôi thoải mái là chính mình hơn.Trần Trâm Anh – Chuyên viên tài chính (25 tuổi, quận Ba Đình)
Khi công ty cho phép 20% nhân viên làm việc tại nhà do dịch bệnh phức tạp, tôi lập tức đăng ký.
Từ khi làm việc tại nhà, tôi thấy thoải mái hơn nhiều khi có thể yên tâm công tác mà không lo nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Trâm Anh mong tiếp tục làm việc tại nhà cho tới khi tình hình dịch bệnh ở Hà Nội hoàn toàn ổn định.
Tôi làm việc trên tầng 37 của một tòa nhà lớn, văn phòng được thiết kế theo hình thức co-working space.
Trước khi giãn cách xã hội, mỗi ngày tôi đều phải tới công ty sớm hơn 30-45 phút, tránh tình trạng chen chúc ở thang máy với hàng chục dân công sở khác vào giờ cao điểm.
Ngồi ở chỗ làm, tôi cũng mang tâm lý đề phòng, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với đồng nghiệp.
Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, tôi khá lo lắng khi tới những nơi đông người như vậy.
Tôi mong có thể tiếp tục được làm việc ở nhà, hoặc linh động giữa cả 2 hình thức công tác cho đến khi tình hình ổn định hơn.Nguyễn Bảo Khánh – Lập trình viên (25 tuổi, quận Long Biên)
Dù thành phố đang nới lỏng các quy định phòng dịch, công ty tôi vẫn khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà. Tôi mong được tiếp tục xử lý công việc từ xa như vậy.
Trước giãn cách, mỗi ngày tôi đều mất 2 tiếng di chuyển tới chỗ làm và ngược lại.
Do công ty cách nhà 16 km, đôi khi xảy ra tình trạng tắc đường vào giờ cao điểm, tôi luôn rời nhà khoảng 7h15-7h30 để kịp chấm công trước 8h30.
Bàn làm việc tại nhà của Bảo Khánh.
Những ngày sát deadline hay nhiều việc, tôi thấy mệt mỏi, căng thẳng khi phải di chuyển suốt đoạn đường dài. Về tới nhà, tôi như mất sức, khó dành thời gian cho các sở thích cá nhân.
Nếu vẫn đi làm theo guồng thường nhật, tôi sẽ không nhận ra việc đi lại có ảnh hưởng tới cỡ nào. Từ khi làm việc ở nhà, tôi không cần dậy quá sớm để kiểm tra xe cộ, lao ra đường cùng hàng nghìn người khác.
Hơn nữa, tôi cũng tiết kiệm kha khá tiền mỗi tháng. Trong 2 tháng ở nhà, tôi không nghĩ được số tiền mình bỏ ra cho việc di chuyển lại nhiều tới vậy.
Nở rộ khóa học làm bánh trung thu, chị em choáng ngợp như bước vào ma trận
Các khóa học làm bánh trung thu online đang nở rộ khi Tết Trung thu tới gần. Chỉ cần bỏ ra 300.000 đồng là chị em có thể đăng ký một khóa học làm bánh dễ dàng.
Nhân thời gian giãn cách xã hội, làm việc tại nhà, chị Lê Bích Diệp, nhân viên văn phòng ở Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) đăng ký lớp học làm bánh trung thu online. Theo quảng cáo, khóa học làm bánh chị mua sẽ giúp người học có kiến thức căn bản và làm được bánh trung thu sau 2 tuần. Bài giảng sẽ được ghi lại thông qua các video và phát trên một nền tảng nhất định.
"Sau khi mua khóa học, chúng tôi sẽ được cấp cho một mã đăng nhập để vào lớp. Bài giảng là các video hướng dẫn làm bánh từ cơ bản, cho đến nâng cao. Trong quá trình học, nếu chỗ nào không hiểu, chúng tôi sẽ hỏi cô giáo và trao đổi, nói chung là khá tiện", chị miêu tả.
Các khóa học làm bánh trung thu nở rộ, phát triển mạnh trên mạng xã hội.
Theo tiết lộ, khóa học làm bánh trung thu online chị Diệp có giá 500.000 đồng. Vào học, chị sẽ được dạy cách làm một chiếc bánh trung thu cơ bản từ việc nấu nước đường, sên nhân, làm vỏ bánh dẻo, bánh nướng và cách quét mặt bánh sao cho bánh lên màu chuẩn, đẹp.
"Do không được học trực tiếp nên mỗi khi kết thúc bài, chúng tôi sẽ chụp ảnh bánh lại và chia sẻ lên nhóm lớp. Từ đó, cô giáo sẽ chấm điểm, phân tích chỗ đạt, chỗ chưa đạt để học viên khắc phục. Tuy nhiên, theo tôi, học online rất cần sự chăm chỉ, thực hành nhiều mới quen tay. Nhiều người chỉ nắm lý thuyết mà không thực hành thì dù học 2 - 3 khóa vẫn không làm nổi bánh", chị cho hay.
Theo quảng cáo, khóa làm bánh sẽ giúp người học có kiến thức căn bản và làm được bánh trung thu sau 2 tuần.
Từng học làm bánh trung thu online, chị Nguyễn Thảo Hiền (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, nếu muốn làm bánh ngon, đúng chuẩn thì phải học 3 - 5 khóa liên tục, đặc biệt là phải đến học trực tiếp có thầy cô "cầm tay, chỉ việc" mới tiến bộ được.
"Học online cũng tốt thôi, người học có thể chủ động về mặt thời gian nhưng khoản thực hành sẽ lâu hơn học trực tiếp. Nhiều khi, việc trao đổi online sẽ không tốt bằng việc đến lớp được hướng dẫn", chị phân tích.
Hơn nữa, hiện nay, một khóa học làm bánh trung thu online khá rẻ, chỉ từ 300.000 đồng. Một khóa thường chỉ có 4 - 5 bài, một bài kéo dài 45 - 60 phút. Thành viên tham gia khóa học thì không giới hạn, có thể lên tới 100 người/lớp.
"Tôi có người bạn học đến khóa làm bánh online thứ 2 rồi mà vẫn làm chưa đạt, năm nay lại tính đi học tiếp. Vì thế trước khi học, mọi người nên nghiên cứu thật kỹ về địa chỉ học tập, thời lượng học tập để có kết quả tốt nhất. Đặc biệt, nếu học online thì phải xem chất lượng hình ảnh, video vì nhiều nơi quay rất tệ, nhìn qua màn hình khó có thể theo dõi", chị Hiền bày tỏ.
Một khóa học làm bánh trung thu có giá từ vài trăm nghìn đồng đến cả triệu đồng.
Chị Thủy, một giáo viên dạy làm bánh nổi tiếng ở Hà Nội cho hay, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các lớp học làm bánh online nở rộ và được nhiều người đón nhận hơn. Với những người làm bánh chuyên nghiệp, họ sẽ tham gia khóa học từ tháng 5 âm lịch, còn với người không chuyên bắt đầu từ tháng 6 âm lịch.
"Để làm bánh trung thu chuyên nghiệp, học viên phải trải qua 1 - 2 vụ, tương đương với 1 - 2 năm mới có thể thành thạo. Còn với người học để cho biết, học xong có thể đóng bánh ra hình thì chăm chỉ, xong một khóa là có thể làm được", chị nói.
Hiện nay, các khóa online chị Thủy dạy đều được ghi hình sẵn, thi thoảng, chị sẽ livestream hướng dẫn, trao đổi với học viên trực tiếp. Như năm ngoái, chị bán được hơn 600 khóa học làm bánh trung thu online.
"Muốn học online hiệu quả thì học viên phải chăm chỉ, nỗ lực rất nhiều vì không có thầy cô bên cạnh hướng dẫn. Hơn nữa, mọi miêu tả của thầy cô dù có chân thực thế nào thì cũng không tốt bằng việc học viên được xem, làm trực tiếp ở lớp", chị phân tích.
Ngoài ra, chị Thủy cũng thừa nhận, không phải ai làm bánh giỏi cũng dạy làm bánh tốt. Do đó, người dạy phải trau dồi thêm các kỹ năng sư phạm, học cách truyền đạt làm sao cho học viên có thể tiếp thu tốt nhất.
Theo chị đánh giá, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều khóa học làm bánh trung thu online, mọi người có thể đăng ký tham gia một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để có chất lượng tốt nhất, mọi người nên tìm đến các cơ sở, website dạy làm bánh chuyên nghiệp, uy tín và có đội ngũ giảng viên tốt.
Nhiều người lao động nghỉ việc tham gia BHXH tự nguyện để được bảo đảm quyền lợi Nhiều lao động trên địa bàn TP Hà Nội sau khi nghỉ việc ở công ty đã tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện để đảm bảo lợi ích lâu dài, khi đủ tuổi được hưởng lương hưu và các chế độ an sinh xã hội của Nhà nước. Tư vấn người dân tham gia BHXH tự nguyện. Ảnh: XC. Từ...