Dân chúng Triều Tiên phải ăn mừng vụ thử bom khinh khí
Trong ngày 6.1, người dân Triều Tiên phải tham gia cử hành lễ hội mừng sự kiện thử thành công bom khinh khí, theo hãng tin Kyodo.
Người dân ở Bình Nhưỡng vỗ tay hoan hô khi nghe tin Triều Tiên lần đầu tiên thử thành công bom khinh khí – Ảnh: Reuters
Sáng 6.1, Bình Nhưỡng thông báo vào lúc 10 giờ (giờ địa phương), Triều Tiên lần đầu tiên đã thử thành công bom khinh khí (bom H). Sự kiện này gây sửng sốt cho toàn thế giới, mặc dù trước đó đã có những lời đồn đoán về việc Triều Tiên chế tạo thành công thứ vũ khí lợi hại này.
“Tôi nhận thấy tin tức này là rất tốt”, Kyodo dẫn lời một người dân Bình Nhưỡng. Một người dân khác nói rằng “CHDCND Triều Tiên đã tạo ra một cái gì đó để chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây”.
Đài truyền hình YTN của Hàn Quốc chiếu cảnh người dân Triều Tiên vui mừng khi nghe tin vụ thử hạt nhân được thực hiện thành công. Những tràng pháo tay vang lên khi dân chúng nghe thông báo của Chính phủ được phát qua loa phóng thanh hoặc màn hình rộng trên các đường phố của Bình Nhưỡng.
Trong phóng sự truyền hình của YTN, một người dân Triều Tiên nói rằng vụ thử hạt nhân này là “quyền hợp pháp”, một người khác nói điều đó là cần thiết cho việc bảo vệ đất nước. Nhưng tất cả những người dân được phỏng vấn đều né tránh trả lời các câu hỏi về tình hình kinh tế của chính bản thân họ và của đất nước nói chung.
Các nước láng giềng, trong đó có cả Nga và Trung Quốc, bày tỏ quan ngại về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, lo sợ rằng tình hình trong khu vực sẽ mất ổn định.
Video đang HOT
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Chuyên gia nghi Triều Tiên 'nói suông' về bom nhiệt hạch
Giới phân tích cho rằng Triều Tiên chưa đủ công nghệ để chế tạo một quả bom nhiệt hạch, loại có uy lực lớn hơn bom hạt nhân thông thường hàng nghìn lần.
Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên. Ảnh minh họa: Dailycapital
Ngày 6/1, Triều Tiên phát đi tuyên bố đặc biệt, khẳng định nước này đã lần đầu tiên thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch "theo quyết tâm chiến lược từ đảng Lao động", truyền hình quốc gia KCNA của nước này đưa tin.
Bom nhiệt hạch là vũ khí uy lực hơn rất nhiều so với bom hạt nhân phân hạch bình thường. Bom nhiệt hạch sử dụng năng lượng phân rã từ một phản ứng hạt nhân dây chuyền để tạo ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng lớn hơn bom phân hạch hàng nghìn lần.
Triều Tiên tuyên bố lý do thử nghiệm bom nhiệt hạch là để tự vệ trước Mỹ và đây là "quyền hợp pháp" của nước này, theo Guardian. Trước đây, Triều Tiên đã ba lần thử hạt nhân, nhưng các vũ khí sử dụng trong những vụ thử đó đều là bom hạt nhân thông thường, kém uy lực hơn nhiều so với bom nhiệt hạch.
KCNA dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho hay Triều Tiên đã sở hữu "các vũ khí hạt nhân cực mạnh sẵn sàng kích nổ bom A hoặc bom H để có thể bảo vệ chủ quyền của mình một cách đáng tin cậy".
Tuyên bố trên được ông Kim đưa ra trong chuyến thăm gần đây tới di tích cách mạng Phyongchon, nơi ghi dấu những thành tích của người cha Kim Jong-il và ông nội Kim Nhật Thành.
Ông Kim Jong-un tới thăm di tích lịch sử ở Phyongchon. Ảnh: KCNA
Tuy nhiên, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời các quan chức tình báo nước này cho rằng không có bằng chứng nào chứng tỏ Triều Tiên đã có thể chế tạo và thử thành công bom nhiệt hạch, thế nên tuyên bố của ông Kim chỉ là "nói suông".
Tờ Telegraph của Anh dẫn lời chuyên gia địa chất Jascha Polet cho biết các sóng địa chấn mà vụ thử hạt nhân ngày 6/1 của Triều Tiên gây ra có tần số rất giống với những gì mà các nhà địa chất ghi nhận được trong vụ thử hạt nhân năm 2013, chứng tỏ năng lượng phát ra từ vụ nổ "bom nhiệt hạch" này không lớn hơn bom hạt nhân thông thường.
"Tôi cho rằng Triều Tiên có rất ít khả năng sở hữu bom nhiệt hạch vào thời điểm này, và tôi cũng không mong họ thử nghiệm tiếp các loại bom hạt nhân cơ bản", Jeffrey Lewis, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey, nói.
"Triều Tiên khó có thể sở hữu được bom nhiệt hạch", ông Lee Chun-geun, chuyên gia tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, cho biết. "Tôi cho rằng có vẻ như họ đang phát triển loại vũ khí này, nhưng chưa thành công".
Theo chuyên gia Lewis, nhiều khả năng loại "bom nhiệt hạch" mà Triều Tiên đề cập trong tuyên bố mới nhất chỉ là công nghệ đẩy nhanh quá trình phân rã một thiết bị hạt nhân bằng cách sử dụng nhiên liệu tan chảy chứ chưa hẳn là một phản ứng nhiệt hạch đầy đủ.
Tất cả các nhận định của giới phân tích đến nay vẫn chỉ là phỏng đoán, bởi họ không thể tiếp cận được với công nghệ hạt nhân của Triều Tiên vốn được giữ bí mật tuyệt đối với thế giới bên ngoài. Nếu thông tin Triều Tiên thử thành công bom nhiệt hạch là đúng, đây sẽ là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đã đạt được bước tiến đáng kể trong chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
Sóng địa chấn thu được trong vụ thử hạt nhân mới của Triều Tiên (màu đỏ) rất giống với tín hiệu địa chấn năm 2013 (màu vàng). Đồ họa: Twitter
Phản ứng trước vụ việc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, quốc gia được coi là đồng minh thân cận nhất với Triều Tiên, tuyên bố rằng Bắc Kinh mong muốn theo đuổi quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và giải quyết bất đồng thông qua đối thoại.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết họ chưa thể xác nhận ngay lập tức tuyên bố thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên, và Bộ Ngoại giao nước này đã tổ chức một phiên họp khẩn sau vụ thử nghiệm. Các quan chức Nhật Bản cũng đang nhóm họp để thảo luận tình hình.
Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cho hay họ đã nhận được thông tin về vụ thử hạt nhân và đang "đề cao cảnh giác, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc để duy trì an ninh trên bán đảo".
Trí Dũng
Theo VNE
Các nước lên án Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Úc và Anh ngày 6.1 kịch liệt lên án việc Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch (bom khinh khí). Người dân Hàn Quốc theo dõi thông tin trên truyền hình về vụ Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch sáng 6.1 - Ảnh: AFP Triều Tiên trưa 6.1 tuyên bố nước này đã thử nghiệm thành...