Dân chưa nhận tiền đền bù, đơn vị thi công đã đào ruộng phá lúa?
Cho rằng chưa thống nhất tiền đền bù nhưng đơn vị thi công đã cho máy móc vào khu vực ruộng lúa để đào móng dựng cột điện, gây hư hại lúa, một số hộ dân xóm Khoa Đà 1 (Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An) đã kéo ra yêu cầu dừng thi công. Trong khi đó, đại diện huyện Hưng Nguyên lại cho rằng, các hộ dân bị thu hồi đất đã thống nhất phương án đền bù mà huyện đưa ra.
Số diện tích lúa bị hư hại trong quá trình đơn vị thi công đưa máy móc vào khu vực sẽ dựng cột điện.
Theo phản ánh của một số hộ dân xóm Khoa Đà 1, sáng ngày 29/9, một máy xúc đã vào khu vực ruộng lúa (đất 64) của 3 hộ dân gồm ông Nguyễn Thăng Thống, ông Nguyễn Đình Hòa và bà Bá Thị Thuận đào múc đất dưới ruộng, gây hư hại lúa. Một số thửa ruộng trên đường máy xúc di chuyển vào vị trí thi công cũng bị hư hại.
Chị Nga – vợ ông Nguyễn Thăng Thống cho biết: “Sáng nay tôi nhận được tin nên chạy ra thì thấy họ đã múc đất trên ruộng nhà mình và ruộng của ông Hòa, bà Thuận. Phần đất này hai bên chưa thống nhất giá cả đền bù nên vẫn là đất của tôi nhưng họ đã tự ý đưa máy móc vào đào đất, phá hoại lúa. Họ bảo thu hồi có 30m2 trong tổng số 500m2 mà thực tế thì phần đất bị đào nhiều hơn thế nhiều”.
Theo bà Nga 3 ruộng lúa này có tổng diện tích hơn 2.200 m2 tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ thu hồi một phần nhỏ để xây trụ cột điện và chỉ đền bù đối với phần diện tích thu hồi này. Tuy nhiên, bà Nga không đồng ý với phương án này vì cho rằng sau khi lấy đi một phần diện tích thì phần diện tích còn lại cũng không thể canh tác được. Bên cạnh đó, gia đình bà cũng chưa thống nhất với mức giá mà Ban giải phóng mặt bằng huyện Hưng Nguyên đưa ra.
Nhiều hộ dân có mặt, yêu cầu đơn vị thi công ngừng triển khai công việc của mình.
Video đang HOT
Ông Hoàng Văn Dũng – xóm trưởng xóm Khoa Đà 1 cho hay: “Người dân chưa kí để lấy tiền đền bù. Nhiều nhà có lúa chuẩn bị thu hoạch thì họ mang máy vào, lúa hư hỏng người dân cũng không biết. Khi họ đào người dân mới biết. Ngay cả chủ ruộng cũng chưa biết như thế nào, chưa kí nhận tiền”.
Theo ông Dũng, sở dĩ các hộ dân không đồng ý phương án bồi thường vì chỉ được bồi thường 1 phần diện tích bị thu hồi, trong khi người dân yêu cầu bồi thường toàn bộ diện tích thửa ruộng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các hộ dân còn yêu cầu phải đền bù cho phần diện tích nằm dưới đường dây điện chạy qua. Bởi vậy, không chỉ có 3 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của việc đào đất ruộng mà nhiều hộ khác cũng có mặt để tham gia phản đối, ngăn cản đơn vị thi công triển khai công việc. Trước sức ép của người dân, đơn vị thi công đã dừng công việc của mình.
Ông Lê Đình Tý – Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Tây cũng cho biết, liên quan đến vấn đề thiếu nước sản xuất đối với 1,5ha đất nông nghiệp ngoài khu vực dự án VSIP, xã đã có tờ trình đề nghị huyện Hưng Nguyên và tỉnh Nghệ An có phương án tháo gỡ cho bà con.
Ngay trong sáng 29/9, đại diện chính quyền xã Hưng Tây và Ban giải phóng mặt bằng huyện Hưng Nguyên đã có mặt để ghi nhận tình hình. Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đình Kính – Trưởng ban giải phóng mặt bằng huyện Hưng Nguyên cho hay, phần diện tích nói trên nằm ngoài quy hoạch dự án VSIP. Huyện đang triển khai việc di dời đường dây điện 110kV nằm trong vùng dự án ra ngoài. Tại khu vực này sẽ trồng mới 2 cột điện nên thu hồi một phần diện tích ruộng của người dân đề đào móng trụ cột điện.
“Chúng tôi đã làm việc trực tiếp với các hộ dân bị thu hồi đất và được thống nhất, đồng tình về phương án bồi thường. Tuy nhiên lại có một số hộ dân không liên quan vẫn ra ngăn cản thi công. Ban cán sự xóm và một số hộ dân này yêu cầu phải thu hồi, đền bù cả vùng đất gần 1,5 ha vì không có nước sản xuất. Huyện đã có văn bản trả lời rồi, việc làm cột điện không ảnh hưởng đến nước sản xuất của bà con. Vấn đề thiếu nước thì sẽ giao cho xã và xóm khảo sát, nếu thực sự thiếu nước sản xuất phải đề xuất phương án, không thể lấy lý do 2 cột điện này mà bắt thu hồi cả vùng đất”, ông Nguyễn Đình Kính cho hay.
Trước sức ép của người dân, việc đào móng để xây trụ cột điện đã phải dừng lại. Tuy nhiên, đại diện huyện Hưng Nguyên cũng thừa nhận, đơn vị thi công đã đào lấn ra khỏi phần diện tích thu hồi của người dân.
Theo ông Kính, các hộ dân bị thu hồi đất không cản trở thi công và đã thống nhất phương án đền bù. Người dân đã đưa ra những yêu sách không hợp lý, không đúng với quy định. Ban sẽ đề xuất với Chủ tịch UBND huyện lên phương án bảo vệ thi công và có phương án xử lý đối với những người không liên quan nhưng cố tình cản trở.
Ông Kính cũng thừa nhận đơn vị thi công đã đào móng lấn ra diện tích ruộng của người dân. Cơ quan chức năng chỉ đền bù phần diện tích, hoa màu trên đất bị thu hồi. Phần diện tích mà đơn vị thi công làm lấn ra và số lúa bị hư hại trong quá trình đưa máy móc vào thi công, đơn vị thi công sẽ phải chịu trách nhiệm. Đại diện đơn vị thi công cũng cho biết, phần diện tích lúa bị ảnh hưởng trong quá trình đưa máy móc vào khu vực thi công đã được thỏa thuận riêng với các hộ dân.
Trong ngày hôm nay 30/9, các đơn vị liên quan sẽ tổ chức 1 cuộc họp để bàn phương án xử lý vấn đề này.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Tác dụng của silic đối với cây trồng
Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất từ quặng apatit (chứa lân) và quặng sepentin chứa canxi, magie, silic và vi lượng được nấu chảy ở nhiệt độ 1.450 độ C. Nhờ quá trình này, từ các chất vi lượng khó tiêu, canxi, magie, silic... trở thành các chất dễ tiêu, cây trồng hấp thụ dễ dàng.
Cần bổ sung silic cho đất
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như thực nghiệm sản xuất đều cho thấy, hầu hết đất trồng lúa ở nước ta bị thiếu silic dễ tiêu, loại trừ một số chân đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát, cát pha, các loại đất đồi. Do đó, nếu bà con trồng mía, trồng dứa, trồng ngô đều cần phải bổ sung silic. Vậy cây hút silic như thế nào?
Theo các nhà khoa học, cây hút silic dưới dạng SiO3, khi tính được quy đổi ra dạng % SiO2, tất cả các loại cây trồng đều cần đến silic. Hiện nay trên thi trường có nhiều loại phân bón chứa silic, trong đó, phân lân nung chảy của Công ty cổ phần Phân lân Văn Điển đã trở thành thương hiệu rất nổi tiếng, không những cung cấp lân dễ tiêu (16%) mà còn cung cấp canxi (30%), magie (15%), đặc biệt silic có từ 24-32% cùng các chất vi lượng.
Bà con nông dân sử dụng phân ĐYT NPK Văn Điển chứa silic giúp cây lúa cứng thân, bộ lá đứng, khả năng quang hợp tốt, tăng sức đề kháng sâu bệnh. Ảnh: T.L
Với 1ha đất trồng lúa, nông dân chỉ cần bón 360kg lân nung chảy Văn Điển là đã có 86-115kg SiO2 cho cây, số lượng silic này đáp ứng cho cây lúa trong một vụ. Trong các loại phân chuyên dùng đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cũng có hàm lượng silic cao do được phối hợp giữa lân Văn Điển với đạm urê và kali. Mỗi loại phân ĐYT NPK Văn Điển, bên cạnh các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thì hàm lượng silic có từ 9-15% tùy từng loại NPK. Riêng đối với lúa, ngô, mía có các loại phân bón lót NPK 5.10.3, NPK 10.10.5 không những đầy đủ cân đối dinh dưỡng các chất đa lượng, trung lượng, vi lượng mà còn có 14% silic, các loại phân bón thúc NPK 16.5.17, NPK 12.8.12 bên cạnh cân đối đa lượng, trung lượng, vi lượng còn chứa hàm lượng silic từ 7-13% đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cho cây lúa, cây ngô, cây mía suốt cả vụ sản xuất.
Trồng lúa chất lượng cao không thể thiếu silic
Để nâng cao hiệu quả trồng lúa chất lượng, bên cạnh biện pháp lai tạo giống thì việc sử dụng phân bón chứa silic trong canh tác lúa chất lượng hiện nay đã mang lại kết quả lớn. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua ở các địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang..., bà con nông dân sử dụng phân ĐYT NPK Văn Điển chứa silic bón cho các giống lúa chất lượng như Bắc thơm 7, PC6, RVT, TL2, nếp thơm, hương thơm... đã có kết quả rõ rệt.
So với các loại phân NPK thông thường, lúa được bón phân NPK Văn Điển thân cứng, bộ lá đứng, khả năng quang hợp tốt cả hai mặt lá, bẹ thân lá phủ lớp lông gai dầy làm tăng sức đề kháng sâu bệnh. Bởi vậy những vùng lúa chất lượng rất ít nhiễm sâu bệnh gây hại như đạo ôn, bạc lá, khô vằn và các loại sâu cuốn lá, người nông dân ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Ngay cả khi gặp mưa gió cây lúa ít bị đổ ngã, bộ lá đòng bền, tích lũy nhiều chất khô làm cho bông to, hạt mẩy, năng suất cao (trung bình 6 tấn/ha), đặc biệt chất lượng gạo cải thiện rõ rệt. Bà con chỉ cần bón lót 500 - 600kg NPK 5.10.3 hoặc dùng 250 - 300kg/ha NPK 10.10.5 Văn Điển và bón thúc 280 - 320kg/ha NPK 16.5.17 hoặc dùng 360-400kg/ha NPK 12.8.12 Văn Điển là thỏa mãn cho cây lúa cả về đa lượng, trung lượng và vi lượng.Bà con không phải bón thêm các loại phân khác, kể cả phân có silic.
Theo Danviet
Sập nhà ở phố cổ Hà Nội: Nhà hàng xóm đào móng chịu trách nhiệm gì? Liên quan vụ sập nhà số 43 trên phố Cửa Bắc (Hà Nội), luật sư Lê Văn Thiệp nhận định, trong trường hợp này, nhà số 41 phải đền bù thiệt hại cho nhà số 43 bị sập dựa trên cơ sở thống kê của cơ quan chức năng. Liên quan vụ sập ngôi nhà 4 tầng tại số 43 Cửa Bắc (Hà...