Dân chơi Ả Rập tuổi 30 mua siêu du thuyền trong “chớp mắt”
Tỉ phú người Nga không hề nghĩ rằng du thuyền của mình lại “bốc hơi” chỉ sau một đêm vì lọt vào “mắt xanh” của dân chơi Ả Rập Saudi.
Siêu du thuyền Serene dài 134 mét.
Mua du thuyền nửa tỉ USD vì thấy…ưng mắt
Tỉ phú nước Nga Yuri Schefler sở hữu chiếc du thuyền mang tên Serene, dài 134 mét và được xem là top 10 tàu tư nhân lớn nhất thế giới. Một ngày năm 2015, tỉ phú Yuri “vô tình” neo đậu con thuyền của mình ở bến cảng miền nam nước Pháp. Đó cũng là lần cuối cùng ông được ngồi thưởng thức rượu vang và ngắm nhìn cảnh vật trên chiếc du thuyền đẹp như mơ này.
Du thuyền từ trên cao.
Một ngày sau khi đậu ở Pháp, một người đàn ông lạ mặt, đội khăn Hồi giáo kiểu hoàng gia Ả Rập có mặt và nói với Yuri ý định mua lại chiếc du thuyền tuyệt đỉnh. Ông ta là người đại diện cho một nhân vật bí ẩn và đề nghị giấu danh tính chủ nhân muốn sở hữu du thuyền Serene.
Phòng ngủ trên du thuyền.
Số tiền khủng 500 triệu bảng Anh (khoảng 12.000 tỉ đồng) được chuyển ngay vào tài khoản Yuri và con thuyền đẹp như mộng cũng rời bến về tay chủ nhân mới – một người đàn ông Ả Rập Saudi. Danh tính của người này vẫn là bí ẩn và Yuri chỉ biết ông ta thuộc dòng dõi hoàng gia Ả Rập cao quý.
Gặp cả Obama lẫn Trump
Bin Salman và cựu Tổng thống Obama.
Danh tính của người đàn ông bí ẩn, giàu có thuộc hoàng tộc Ả Rập nhanh chóng được tiết lộ. Đó chính là hoàng tử Mohammed bin Salman, con trai quốc vương Ả Rập Saudi Salman Abdulaziz. Hoàng tử bin Salman là người xuất hiện thường xuyên trên báo chí tuy nhiên rất ít khi phát biểu “ngông” mà rất chọn lọc trong ngôn từ. Cách sống của bin Salman cũng là đề tài bàn tán của giới truyền thông nhưng nhân vật này rất ít thể hiện bản thân.
Sự kiện bin Salman đổ tiền mua siêu du thuyền 500 triệu bảng Anh chỉ trong một đêm đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng. Hành động ăn chơi “hết nấc” này không đúng với tính cách thường thấy của bin Salman.
Video đang HOT
Hoàng tử bin Salman là con út của quốc vương hiện tại và năm nay 32 tuổi. Ông học trường luật hoàng gia tại Ả Rập Saudi và có thành tích học tập xuất sắc. Kể từ khi tham gia chính trường năm 23 tuổi đến nay, hoàng tử bin Salman nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp và đang giữ chức vụ tổng công trình sư dự án cải tổ quy mô lớn “Tầm nhìn 2030″ nhằm tái thiết kinh tế Ả Rập Saudi. Bin Salman hiện là Bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi.
Do nắm vị trí quan trọng nên hoàng tử bin Salman được gặp gỡ hầu hết những chính khách quyền lực trên thế giới. Năm 2015, ông từng được mời tới thủ đô Washington để gặp Tổng thống Obama và cách đây ít ngày, bin Salman đã gặp gỡ tân Tổng thống Donald Trump.
Hoàng tử bin Salman tới Mỹ với mục tiêu tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm từ Washington cho dự án tái thiết kinh tế quy mô lớn đang thực hiện. Ông muốn đa dạng hóa nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc của Ả Rập Saudi vào dầu mỏ.
Những chỉ trích về năng lực
Khu nghỉ dưỡng mới tại Maroc.
Dù học hành nghiêm túc và được đánh giá là người sẽ trở thành quốc vương mới của Ả Rập Saudi, hoàng tử bin Salman vẫn bị chỉ trích do non kém kinh nghiệm chính trị. Ông từng bị báo chí trong nước và quốc tế chỉ trích vì lối sống xa hoa và chính sách ngoại giao “liều lĩnh”.
Nhiều tờ báo Ả Rập Saudi cho rằng hoàng tử bin Salman “không phù hợp với chức vụ tối cao trong hoàng gia” hay “tính cách không ổn để làm nhà lãnh đạo lớn”. Các đơn vị truyền thông chỉ trích hoàng tử bin Salman vì ra lệnh ném bom vào quốc gia láng giềng Yemen đang chìm trong đói nghèo và bạo lực. Cuộc tấn công khiến 4.900 người Yemen thiệt mạng trong đó có 2.200 dân thường.
Cuộc chiến diễn ra trong bối cảnh giá dầu sụt giảm khiến Ả Rập Saudi phải rút 73 tỉ USD từ các quỹ bên ngoài để giảm thâm hụt ngân sách. Có thời điểm, nhiều báo chí phương Tây tuyên bố đảo chính ở Ả Rập sắp diễn ra do “đây là thời gian bất ổn nhất trong chính giới quốc gia Trung Đông giàu có”.
Hình ảnh đẹp đẽ và không tì vết của hoàng tử bin Salman cũng bị thay đổi phần nào khi nhiều tờ báo công khai cho biết ông đã bỏ ra 8 triệu USD (khoảng 170 tỉ đồng) để ăn chơi trên đảo ngọc Maldives. Không những vậy, hoàng tử còn thuê rất nhiều diễn viên, nghệ sĩ nổi tiếng tới đây mua vui.
Một tin đồn khác là khu nghỉ dưỡng xa xỉ của quốc vương Salman xây dựng ở Maroc thực chất là do bàn tay của hoàng tử bin Salman thực hiện. Hãng tin Bloomberg viết rằng vua Salman mắc chứng đãng trí và tất cả chi tiêu ngân sách đều do con trai út thực hiện.
Khu nghỉ dưỡng ở Maroc được xem là xa hoa nhất trong số các quốc gia Trung Đông với hàng trăm lính canh bên ngoài và tường bao vài mét. Nơi đây có một rạp xiếc và dãy nhà hàng trăm phòng phục vụ khách VIP của hoàng gia Ả Rập Saudi.
Theo Danviet
Cuộc sống "cõi tiên" của 15000 thành viên Hoàng gia Ả Rập
Tùy vị trí trong hoàng gia Ả Rập Saudi mà có người nhận tới 6 tỉ đồng/tháng tiền "tiêu vặt".
15.000 người hưởng lộc
Lối vào cung điện hoàng gia Ả Rập Saudi.
Bên ngoài bức tường cao vài mét, gắn đầy camera an ninh và có hàng trăm lính Maroc đứng canh là cung điện mới của nhà vua Salman thuộc Ả Rập Saudi. Đây được xem là khu nghỉ dưỡng mới nhất cho quốc vương và hoàng tộc quốc gia giàu có bậc nhất thế giới này.
Chính phủ Ả Rập Saudi đã loại bỏ kế hoạch xây dựng dinh cơ trị giá 250 tỉ USD tại quê nhà nhưng tại Maroc, các công nhân địa phương vẫn đang tích cực xây dựng sân đỗ trực thăng ở khu nghỉ dưỡng xa xỉ. Một rạp xiếc cỡ khủng cũng được xây dựng để làm trò tiêu khiển cho các thành viên hoàng gia.
Căn nhà nằm giữa thủ đô London này thuộc sở hữu của vua Salman.
Tài sản lớn của hoàng gia Ả Rập đến từ nguồn dầu mỏ tưởng như vô tận khai thác hơn 75 năm qua. Giá dầu mỏ tăng mạnh trong vài thập niên giúp hoàng tộc Ả Rập thu về hàng ngàn tỉ USD và một phần số tiền này nhằm phục vụ đời sống vương giả của những thành viên danh giá.
Vua Salman thậm chí còn thành lập một doanh nghiệp gia đình có tên "Tập đoàn Al Saud" để đầu tư ra nước ngoài cũng như thực hiện các thương vụ mua sắm bạc tỉ.
Sảnh chờ dành riêng cho hoàng gia tại sân bay quốc tế Abdulaziz.
Bất chấp giá dầu biến thiên và nền kinh tế xuất khẩu dầu lửa gặp vấn đề, Ả Rập Saudi vẫn mua sắm nhà đất rất mạnh tay. Năm ngoái, một công chúa Ả Rập đã chi 30 triệu USD (khoảng 650 tỉ đồng) để mua một khu bất động sản tại Rue Octave-Feuillet (Pháp).
15.000 hoàng tử, công chúa Ả Rập Saudi đang được hưởng những đặc quyền mà bất kì ai cũng phải thèm thuồng. Họ được chữa bệnh trong những căn phòng như cung điện với dịch vụ của khách sạn 5 sao. Sân bay ở Ả Rập Saudi cũng có một khán phòng dành riêng cho hoàng tộc với đèn chùm lộng lẫy, gạch lát tinh xảo và những tấm thảm Italia đắt giá.
Cung điện quốc vương Salman đang xây ở Maroc.
Trong hoàng tộc, sự chênh lệch về của cải cũng khác nhau rất nhiều, nhất là những người được thừa kế chính thức từ vua. Nhiều người "chỉ" được lái những chiếc Range Rover hay Mercedes rẻ tiền và ở trong khu căn hộ "đơn sơ" tại thủ đô Riyadh thay vì lái siêu xe Lamborghini hay Ferrari như anh chị em mình ở London.
Vị vua lập quốc Abdulaziz có tới hàng chục người con và cháu lên tới hàng trăm người. Vị vua đời thứ 2 cũng có 53 người con ruột. "Mỗi khi có sự kiện hoàng gia, Ả Rập Saudi phải huy động tới một sân vận động mới đủ chỗ chứa", một nhà ngoại giao Mỹ chia sẻ năm 2009.
Hoàng tử Mohammed bin Salman (trái) và Mohammed bin Naef (phải) được cho là sẽ trở thành vua mới của Ả Rập Saudi trong vài năm tới.
Tác giả Joseph Kechichian trong cuốn "Sự kế tục tại Ả Rập Saudi" ước tính có từ 12.000 tới 15.000 công chúa, hoàng tử ở Ả Rập Saudi. Công chúa Basmah bint Saud, con gái của vua Saud, cũng khẳng định năm 2010 rằng hoàng gia có khoảng 15.000 thành viên chính thức.
Dân chơi Ả Rập rất thích ngựa quý.
Đặc quyền khủng
Thành viên hoàng gia dựa vào các khoản trợ cấp chính phủ và các vị trí "việc nhẹ lương cao" để sống cuộc đời trên cõi tiên. Lợi ích cụ thể mà mỗi thành viên nhận được là chưa thể xác định vì nó tùy thuộc vào vị trí của họ trong hoàng gia. Tờ Bloomberg từng nhận định vua đương thời Salman có số tài sản lên tới 18 tỉ USD.
Hoàng tử bin Salman trong chuyến thăm tới Mỹ.
Năm 1996, một nhân viên ngoại giao ở đại sứ quán Mỹ tại Riyadh đã được dịp tiếp xúc "vô tiền khoáng hậu" với Bộ Tài chính và Ngân sách. Ông nói rằng cảm giác vô cùng choáng váng khi bước vào đơn vị này và thấy những cọc tiền xếp ngổn ngang chờ thành viên hoàng gia tới lấy.
Người này cho biết số tiền cấp cho thành viên hoàng gia chênh lệch khá lớn, từ 270.000 USD/tháng (khoảng 6 tỉ đồng) cho tới 8.000 USD (khoảng 180 triệu đồng). Số tiền lớn nhất dành cho con trai của vua lập quốc và số tiền ít nhất là dành cho chắt của vị vua này.
Hoàng tử bin Salman được cho là có nhiều khả năng trở thành quốc vương Ả Rập Saudi.
Nếu thành viên hoàng gia nào kết hôn, họ sẽ được cho từ 1 tới 3 triệu USD tiền quà cưới. Trang Wiki Leaks từng khẳng định năm 2012 rằng số tiền hoàng gia Ả Rập Saudi chi cho các thành viên hoàng gia là khoảng 2 tỉ USD trong tổng số 40 tỉ USD chi tiêu quỹ công.
Du thuyền 120 mét mang tên Serene của hoàng tử bin Salman.
Phát ngôn viên Qasayer của hoàng gia Ả Rập Saudi khẳng định số tiền gửi cho các thành viên hoàng gia không vượt quá 10 tỉ riyal, tương đương 2,7 tỉ USD. Ông khẳng định số tiền lớn nhất chảy vào tay những hoàng thân sống ở vùng hẻo lánh. Qasayer nói: "Chúng ta đều biết rằng những hoàng thân ở vùng hẻo lánh này chịu trách nhiệm quản lý hàng ngàn người nên họ cũng cần số tiền rất lớn".
Theo Danviet
80 chim ưng của hoàng tử Saudi được chăm sóc thế nào? Nuôi chim ưng rất tốn kém và chỉ dành cho những người thực sự "thừa tiền". 80 con chim ưng trên máy bay. Bức ảnh 80 con chim ưng ở trên khoang hạng nhất một chuyến bay của hãng Qatar Airways đã khiến không ít người choáng váng. Chủ nhân của 80 con chim ưng này là hoàng tử giàu có ở Ả...