Dàn CEO công nghệ đình đám làm gì 10 năm trước?
Khi thập kỷ của những năm 2010 sắp kết thúc, hãy cùng nhìn lại những CEO ngành công nghệ đã đi được bao xa trong 10 năm.
Vào tháng 5/2010, Tim Cook đã có buổi phát biểu tại trường Đại học Auburn. Ông nói rằng việc gia nhập Apple là “quyết định sáng suốt nhất từng có”. Một năm sau Tim Cook được bổ nhiệm làm CEO của Apple, trước khi Steve Jobs qua đời vào tháng 10/2011.
Năm 2011, Apple đứng thứ 35 trong danh sách Fortune 500. Dưới sự lãnh đạo của Tim Cook, giờ đây công ty đã vươn lên top 5. Công ty trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD và Tim Cook sở hữu tài sản ròng ước tính lên tới hơn 600 triệu USD.
Susan Wojcicki đã tự tạo nên danh tiếng cho bản thân vào năm 2006 khi ủng hộ việc mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD. Wojcicki đã nhận ra được sự hấp dẫn của các video do người dùng tạo ra khi làm việc trên nền tảng chia sẻ video của Google – Google Video.
Hiện nay Wojcicki là CEO của YouTube. Ngân hàng Morgan Stanley ước tính giá trị chiếc ghế này là 160 tỷ USD trong năm 2018. Ngoài vai trò CEO tại YouTube, Wojcicki còn có mặt trong ban giám đốc điều hành của Salesforce.
Năm 2010, Sundar Pichai đã phải làm việc tích cực để giành thị phần cho trình duyệt web Chrome mới ra mắt của Google. Ông đặt mục tiêu đầy tham vọng tiếp cận 10% người dùng Internet, tương đương khoảng 100 triệu người vào cuối năm đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Larry Page – Giám đốc sản phẩm của Google – lúc đó cho rằng mục tiêu này không đủ cao. Họ cùng nhau chỉnh sửa Chrome và cuối cùng đã đạt tới 111 triệu người dùng chỉ sau vài tuần phát hành.
Satya Nadella giữ chức Phó giám đốc bộ phận dịch vụ trực tuyến Microsoft năm 2010.
Ông trở thành Giám đốc điều hành của Microsoft vào năm 2014. Không muốn phụ thuộc vào các sản phẩm kế thừa như Windows, Nadella nhắm tới các dịch vụ đám mây như Azure và Office 365. Vào tháng 10, công ty đã đánh bại Amazon, ký được hợp đồng trị giá 10 tỷ USD với Lầu năm góc.
Năm 2010, tạp chí TIME bình chọn Mark Zuckerberg – người sáng lập Facebook là Nhân vật của năm. Hiện nay, ông chủ mạng xã hội lớn nhất thế giới đang đối mặt với những cáo buộc về dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư và quảng cáo chính trị.
Năm 2010, Jeff Bezos – người sáng lập Amazon đã là tỷ phú. Forbes ước tính giá trị ròng của Bezos là 12,3 tỷ USD vào năm 2010. Trong khoảng thời gian này, máy đọc sách điện tử Kindle là mặt hàng được nhiều người dùng ưu chuộng.
Amazon hiện là một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới. Ngoài việc nắm giữ gần 12% cổ phần của gã khổng lồ thương mại điện tử, Bezos còn sở hữu The Washington Post và Blue Origin. Hiện nay, Bezos là người giàu nhất thế giới với giá trị tài sản ròng ước tính 110 tỷ USD.
Vào năm 2010, công ty Tesla của Elon Musk đã rất nỗ lực để sản xuất mẫu xe Model S. Cuối cùng, mẫu xe này ra mắt vào năm 2012.
Năm đó, SpaceX – một công ty khác của Musk – đã phóng tên lửa Falcon 9 đầu tiên. Falcon 9 là bước đột phá đầu tiên của công ty trong việc chế tạo tên lửa có thể tái sử dụng. Musk tin đây là chìa khóa để khiến chi phí của du hành vũ trụ phải chăng hơn. Hiện tại, Musk hứng thú theo đuổi công nghệ mới như năng lượng tái tạo và AI.
Ảnh: Tổng hợp
Theo Zing
CEO Google thừa nhận YouTube thất bại trong việc lọc nội dung độc hại
Trong bài phỏng vấn mới đây, CEO Google thừa nhận những nỗ lực của công ty này để kiểm soát nội dung độc hại trên YouTube chưa đạt được tác dụng như mong đợi.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với CEO Google Sundar Pichai, phóng viên của Axios cho rằng YouTube đang khiến Google đau đầu nhất hiện nay. Một phóng viên của Vox cũng lên tiếng vào tuần qua về việc bị YouTuber cực đoan Steven Crowder xúc phạm liên tục.
Mạng xã hội này gây tranh cãi khi cho rằng những phát ngôn của Steven Crowder không vi phạm chính sách, để rồi sau đó buộc phải gạch tên YouTuber này khỏi chương trình đối tác khi bị cộng đồng phản đối.
Khi được hỏi về những nội dung độc hại còn tồn tại trên YouTube, ông Sundar Pichai thừa nhận YouTube vẫn chưa làm tốt việc lọc nội dung.
"Chúng tôi chưa đạt được mức độ mà chúng tôi mong muốn", ông Pichai cho biết.
CEO Google thừa nhận YouTube làm chưa tốt trong việc lọc những nội dung xấu khỏi nền tảng.
CEO của Google cho rằng công ty này xếp hạng nội dung trên YouTube dựa trên chất lượng, giống như cách họ xếp hạng các thông tin trên Google. Đây có thể là kẽ hở của nền tảng này.
"Anh biết đấy, chúng tôi xếp hạng nội dung dựa trên chất lượng. Chúng tôi dùng nguyên cách làm đó với YouTube để có thể đưa nội dung chất lượng tốt lên cao và ngăn chặn nội dung nhạy cảm. Vẫn có nội dung nhạy cảm gây hại, chúng tồn tại vì không thực sự vi phạm chính sách nên không bị xóa", CEO của Google giải thích.
Tuần trước, YouTube đã điều chỉnh 3 chính sách nhằm hạn chế các video thuộc dạng "nhạy cảm". Đây thường là những video hướng vào một nhóm đối tượng cụ thể, có thể là những người thuộc nhóm LGBTQ hoặc các chủng tộc, tôn giáo bị phân biệt đối xử.
CEO YouTube, bà Susan Wojcicki, đã phải xin lỗi cộng đồng LGBTQ.
Trước sự phản đối của cộng đồng LGBTQ, CEO YouTube Susan Wojcicki đã phải lên tiếng vì phản ứng chậm trễ của mạng xã hội này liên quan đến YouTuber Steven Crowder.
"Tôi biết những quyết định của chúng tôi đã khiến cộng đồng LGBTQ bị tổn thương, và đó không phải mục đích của chúng tôi. Chúng tôi thành thật xin lỗi về vấn đề này", bà Wojcicki nói trong một buổi hội thảo.
"Với tư cách một công ty, chúng tôi thực sự cổ vũ cho cộng đồng LGBTQ. Tuy nhiên nhìn từ góc độ chính sách, chúng tôi cần phải giữ chính sách ổn định. Nếu chúng tôi loại bỏ một số nội dung, nhiều loại nội dung khác tương tự cũng phải bị loại bỏ", CEO YouTube giải thích lý do chậm trễ trong việc xử lý kênh của Steven Crowder.
Ông Pichai từ chối chấm điểm những nỗ lực của YouTube, nhưng thừa nhận kiểm soát chất lượng video khó hơn là kết quả tìm kiếm.
"Đấy là một vấn đề khó về khoa học máy tính. Đó cũng là một vấn đề xã hội bởi chúng ta cần định nghĩa rõ ràng thế nào là phát ngôn gây hấn, và làm thế nào để công ty chúng tôi đưa ra những quyết định có ảnh hưởng rộng rãi, một cách đúng đắn mà không mắc sai lầm", CEO Google chia sẻ.
Theo zing
Đồng hồ của các CEO công nghệ hàng đầu thế giới giá bao nhiêu? Đối với một số doanh nhân nổi tiếng thế giới, đồng hồ đeo tay không chỉ dùng để đo thời gian mà còn thể hiện đẳng cấp và cái tôi riêng. Việc Tim Cook - CEO của Apple - sở hữu một chiếc Apple Watch giá từ 399 USD là điều dễ hiểu. Tim Cook đảm nhận vị trí CEO tại Apple từ...