Đàn báo săn bạo gan bơi qua lãnh địa của cá sấu hung dữ và cái kết
Đàn báo gồm 5 cá thể đắn đo tìm cách vượt qua một con sông đúng mùa lũ. Đây cũng là lãnh địa tử thần nơi nhiều con cá sấu hung dữ trú ẩn.
5 con báo săn đắn đo trước khi vượt sông
Sự việc được ghi lại bên trong Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara ở Kenya.
Đàn báo săn gồm 5 con đang tụ tập bên bờ sông, nước chảy siết, dòng chảy rất mạnh. Chúng quan sát kỹ trước khi quyết định vượt sông.
Con báo lớn nhất đàn nhảy xuống nước trước nhưng bất ngờ bị hụt hơi.
Một lúc sau, những con báo còn lại cũng đi theo sau. Hai nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen và Buddhailini De Soyza đã nhanh chóng ghi lại toàn bộ sự việc đang diễn ra.
5 con báo đắn đo suy nghĩ trước khi bước vào lãnh địa cá sấu
Nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen cho biết ông đã theo dõi đàn báo gồm 5 con trong một thời gian dài. Chúng thường săn bắt ở hai bên bờ sông Talek.
Thông thường, đàn báo sẽ băng qua sông bằng cách đi bộ trên đá nổi đáy sông. Nhưng năm nay trời đã mưa rất lâu khiến nước dâng cao khó di chuyển theo cách này.
Báo đầu đàn nhảy xuống nước trước tiên
Nó lao xuống dòng nước chảy siết để bơi qua sông
Chúng quyết định bơi qua sông. Trong khi đó, con sông vốn là nhà của đám cá sấu hung dữ nên nguy hiểm dành cho báo tăng cao.
4 con báo còn lại theo sau con đầu đàn
Chúng nỗ lực chống lại dòng nước chảy xiết và hiểm họa ẩn nấp đâu đó là cá sấu hung dữ
Johansen chia sẻ thương vong chắc chắn có thể xảy ra. Vì cách đây không lâu, một số con báo khác cũng vượt sông và bị chết đuối hoặc bị cá sấu tấn công. May mắn, 5 con báo đã xoay sở vượt qua sông thành công.
May mắn chúng đã lên đến bờ bên kia mà không bị đối thủ cản đường
Báo săn có cấu trúc cơ thể thon gọn, mảnh mai và cao nhỏng, được biết đến với tốc độ siêu việt có thể đạt đến 120 km/h. Đây chính là loài động vật chạy trên mặt đất nhanh nhất thế giới và là một trong những kẻ săn mồi cừ khôi nhất trên thảo nguyên Châu Phi.
Hoàng Dung (Lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Bộ mặt thật 'tàn độc' của 'gã công tử' chuồn chuồn xanh
Nghe cái tên công tử chuồn chuồn xanh có vẻ bảnh bao, lịch lãm nhưng thực chất, loài chuồn chuồn này có tính cách máu lạnh và tàn nhẫn.
Có cái tên nghe rất bóng bẩy là công tử chuồn chuồn xanh bởi vẻ ngoài bắt mắt, đây là loài chuồn chuồn được xếp vào danh sách những loài có vẻ đẹp thu hút, quyến rũ trong vương quốc côn trùng.
Trong thực tế, công tử chuồn chuồn xanh có tên khoa học là Pachydiplax longipennis là một loài chuồn chuồn ngô trong họ Libellulidae, phân bố chủ yếu ở Mỹ và Canada.
Mặc dù có cái tên "longipennis" có nghĩa là "cánh dài" nhưng đôi cánh của công tử chuồn chuồn xanh không dài hơn so với các loài chuồn chuồn khác là mấy.
Điểm nhấn về ngoại hình của loài chuồn chuồn kỳ lạ này là màu xanh da trời vô cùng nổi bật, toàn thân của chúng phủ một màu xanh thanh thiên hệt như các công tử con nhà giàu thường mặt áo gấm xanh, sống ở chốn thị thành thời xưa.
Tuy nhiên, không phải từ khi mới đẻ, những con chuồn chuồn này đã sở hữu bộ cách đẹp như thế này. Trước khi trưởng thành, những con chuồn chuồn công tử này có vẻ ngoài đặc trưng của họ chuồn chuồn ngô, có các nốt và sọc màu vàng.
Chỉ khi trưởng thành hoàn toàn, chúng mới sở hữu màu xanh bắt mắt từ đầu đến chân như thế này. Trong đó, con đực trổ mã nhanh hơn con cái và có màu xanh đậm hơn, bóng mượt hơn.
Thú vị ở chỗ, mặc dù có vẻ ngoại lịch lãm của một chàng công tử nhưng loài chuồn chuồn này hóa ra lại là một loài chuồn chuồn máu lạnh, tàn nhẫn, trái ngược hoàn toàn với ngoại hình.
Thường cư ngụ ở các vùng nhiều ao, hồ, đầm lầy, những con chuồn chuồn xinh đẹp thực sự là những kẻ săn mồi hung dữ, sẵn sàng săn giết các loài côn trùng bay nhỏ khác.
Công tử chuồn chuồn ăn tạp nhưng món ăn ưa thích nhất của chúng là ấu trùng muỗi. Các bữa ăn của chúng thay đuổi theo từng thời kỳ tuy nhiên chứng thèm ăn vô độ thì không.
Công tử chuồn chuồn xanh không tích cực theo đuổi con mồi nhưng nhờ khả năng chịu được môi trường có hàm lượng oxy thấp, chúng có thể ẩn nấp ở trốn an toàn và chờ đợi con mồi đi qua. Đây cũng là chiến thuật săn mồi giúp chúng tránh khỏi họa sát thân của nhiều loài chim ăn côn trùng và những màn tranh cướp mồi vô nghĩa.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Những bí mật ít ai biết trong Nhà thờ Đức Bà Paris Mỗi người thợ thiết kế cho mình một biểu tượng riêng, và khắc lên mỗi cột đá mà họ xây dựng. Các biểu tượng này nằm rải rác khắp nơi trong nhà thờ. 1. Chiếc bóng của "Thằng Gù ở nhà thờ Đức Bà" Hình ảnh chiếc bóng "thằng gù ở nhà thờ Đức Bà" do du khách ghi lại. Nhà thờ Đức...