Dân bán khống cổ phiếu khốn khổ vì Tesla cứ tăng hết sức bền vững
Thay vì lên xuống thất thường, đà tăng bền vững trong một thời gian dài của Tesla đã làm các nhà đầu tư bán khống liên tục thua lỗ.
Ngay cả khi Tesla vẫn đang là cổ phiếu bị bán khống nhiều nhất trên sàn chứng khoán Mỹ, nó vẫn đang bỏ xa thị trường rộng lớn hơn.
Cổ phiếu Tesla đã tăng 45% kể từ khi nó xuống mức thấp nhất 250,56 USD vào đầu tháng 10. Cùng thời gian đó, chỉ số S&P 500 đã mất khoảng 8% giá trị. Cổ phiếu công ty hiện đang giao dịch ở gần mức 366 USD, thấp hơn khoảng 6,6% so với mức cao nhất mà họ đạt được vào tháng Sáu 2017.
Trong khi đó, theo S3 Partners – một hãng phân tích và công nghệ tài chính, Tesla vẫn là cổ phiếu bị bán khống nhiều nhất tại Mỹ, tính theo lãi suất ngắn hạn của USD. Theo phân tích của hãng này, các nhà đầu tư đã bán khống gần 10,4 tỷ USD – một sự thất vọng lớn đối với CEO Elon Musk.
Ông Musk đã từng nổi tiếng vì mạt sát những người bán khống nhắm vào công ty ông: “ Những gã này muốn chúng ta chết nhiều đến mức chúng có thể thưởng thức được nó.” Ông viết trên Twitter như vậy vào tháng Sáu năm ngoái. Và vào tháng Mười ông còn năm nay, ông còn nói: “ Những gì chúng làm lẽ ra phải bất hợp pháp” khi cổ phiếu công ty xuống mức thấp nhất của 2018.
Ihor Dusaniwsky, giám đốc về phân tích dự báo của S3, cho biết trong email của mình gửi đến Business Insider vào thứ ba vừa qua: “ Tính tổng thể, những người bán khống Tesla là một nhóm người rất ngoan cố, cho dù tính theo các mốc giá thị trường, họ đã lỗ 6,5 tỷ USD từ 2016.”
Video đang HOT
Xu hướng bên trong những người bán khống Tesla đã thực sự chuyển dịch trong năm nay. Theo IHS Markit, hai thước đo về lãi suất ngắn hạn của Tesla đã ở mức thấp của năm 2018 vào tuần trước.
Kể từ khi xuống mốc thấp vào ngày 8-10 đến nay, đà tăng bền vững của Tesla đã khiến các nhà đầu tư bán khống phải lao đao.
Cũng theo Dusaniwsky, đà tăng mạnh gần đây của cổ phiếu này không phải là kết quả của việc bán khống. Một giao dịch được gọi là bán khống khi các nhà đầu tư vội vã trang trải các khoản đặt cược chống lại chứng khoán này, làm gia tăng thêm áp lực tăng giá cho tài sản.
Việc động thái này xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn có thể đến từ hai nguyên nhân quan trọng.
Tesla đã có một buổi báo cáo thu nhập quý vững chắc vào cuối tháng Mười, khi công ty đã có lợi nhuận ngoài dự kiến trong quý được họ gọi “ thực sự lịch sử.” Cổ phiếu đã tăng vọt kể từ sau báo cáo đó.
Từ đầu tháng 11, Tesla cho biết giám đốc điều hành của hãng viễn thông Úc Telstra, Robyn Denholm, sẽ thay thế Elon Musk ở vị trí chủ tịch hội đồng quản trị. Động thái này được xem như để xoa dịu sự tức giận của các nhà đầu tư về đội ngũ lãnh đạo của công ty. Cổ phiếu Tesla đã tăng gần 5% kể từ thời điểm đó.
Tính trong cả năm nay, cổ phiếu Tesla đã 17%.
Theo Tri Thuc Tre
Nữ Chủ tịch Tesla mới nhậm chức chính là mảnh ghép còn thiếu của CEO Elon Musk
"Thế mạnh của cô ấy không phải thế mạnh của Elon Musk, và ngược lại". Robyn Denholm chính là những gì Tesla còn thiếu và tìm kiếm bấy lâu nay.
Nhà sáng lập kiêm CEO Elon Musk đã phải từ chức Chủ tịch Tesla, chấp hành yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC), vì cung cấp thông tin không chính xác cho nhà đầu tư khi nói đã tìm được nguồn tiền để tư nhân hóa Tesla trên Twitter.
Tesla cũng đã tìm được người thay thế vị trí Chủ tịch Tesla mà Elon Musk để lại, đó là bà Robyn Denholm, Giám đốc Tài chính kiêm Giám đốc Chiến lược Telstra - hãng viễn thông hàng đầu của Úc.
CEO Elon Musk và Chủ tịch Robyn Denholm mới nhậm chức của Tesla.
Ông Scott McNealy, đồng sáng lập và cựu chủ tịch của Sun Microsystems nhận xét rằng: "Tôi không ngạc nhiên khi bà ấy nhận được vị trí quan trọng này, mọi thứ đều rất hợp lý. Nếu Elon Musk biết lắng nghe Denholm, anh ấy sẽ thành công hơn rất nhiều".
Với việc đảm nhận vị trí Chủ tịch Tesla, bà Robyn Denholm sẽ có nhiệm vụ tái cấu trúc ban giám đốc điều hành của công ty, tuyển dụng những vị trí quan trọng, dẫn dắt Tesla để có kết quả kinh doanh tốt hơn. Và quan trọng nhất, chính là "ghìm cương" CEO Elon Musk, một thiên tài tỷ phú thường xuyên có những phát ngôn gây tranh cãi trên mạng xã hội và gây ra không ít rắc rối cho Tesla.
Theo ông Scott McNealy, không ai phù hợp hơn bà Robyn Denholm để ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch Tesla. Mặc dù một vị Chủ tịch với nền tảng về tài chính thường không phổ biến, so với các nền tảng chiến lược và tầm nhìn.
Tuy nhiên trong trường hợp của Tesla lại hoàn toàn khác. Mãi đến Q3/2018 vừa qua, Tesla mới báo cáo đạt lợi nhuận. Trong khi công ty vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn và cần tiếp tục cải thiện những con số trong bảng cáo cáo tài chính của mình, một vị nữ tướng chuyên về tài chính là rất cần thiết vào lúc này.
Giáo sư Jeffrey Sonnenfeld tại Yale School of Management nhận xét : "Robyn Denholm có vẻ như là người có năng lực cao trong lĩnh vực truyền thông và tài chính. Tôi cho rằng đó là sự lựa chọn tốt nhất, thế mạnh của cô ấy không phải thế mạnh của Elon Musk, và ngược lại".
Chính vì vậy mà vị nữ tướng này được kỳ vọng sẽ giúp Tesla thoát khỏi những rắc rối, từ việc kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, cho đến cả truyền thông và kiểm soát những phát ngôn của CEO Elon Musk. Robyn Denholm chính là những gì Tesla còn thiếu và tìm kiếm bấy lâu nay.
Theo Tri Thuc Tre
"Thuần hóa Elon Musk" và 2 nhiệm vụ khó khăn chờ đón tân Chủ tịch Tesla Robyn Denholm, tân Chủ tịch Tesla, vừa chấp nhận một công việc đầy thách thức. Bà phải tìm ra cách để trở thành ông chủ đầu tiên của Elon Musk. Bà Robyn Denholm, Giám đốc Tài chính kiêm Giám đốc Chiến lược Telstra - hãng viễn thông hàng đầu của Úc, sẽ thay thế Elon Musk làm Chủ tịch Hội đồng quản trị...