Đàn bà từng trải như mặt hồ phẳng lặng, càng va vấp nhiều biến cố càng trở nên khiêm nhường
Càng trải qua nhiều biến cố thì họ càng vững vàng và sống khiêm nhường hơn.
Phụ nữ lúc trẻ lúc nào sống nhiệt huyết, họ sợ mình thua kém, sợ chưa đủ hoàn hảo trong mắt người khác. Giữa một đám đông thì lúc nào họ thích mình nổi bật và được chú ý.
Người phụ nữ từng trải họ vốn không cần quá nhiều tiền mà cần nhất chính là sự bình yên. Họ chẳng cần một ngôi nhà quá rộng mà chỉ cần trong mái ấm ấy có hạnh phúc, có sự đoàn viên. Người đàn bà từng trải cũng không cần quá nhiều bạn bè, họ chỉ cần những người bạn tâm giao, sống tốt với mình.
Nếu lúc còn trẻ thì phụ nữ sống sôi động, ồn ào như mặt biển. Lúc nào muốn chứng tỏ bản thân mình thì sau này khi trải qua hiều biến cố thì họ lại thích trở thành người có vẻ ngoài như mặt hồ phẳng lặng. Họ trở nên ít nói, giản dị và vô cùng khiêm tốn. Trong hồ chưa đựng bao nhiêu trầm tích, lắng vào lòng bao nhiêu giông bão đã quá thì người phụ nữ từng trải cũng như vậy.
Càng trải qua nhiều biến cố thì họ càng vững vàng và sống khiêm nhường hơn. Phụ nữ lúc trẻ lúc nào sống nhiệt huyết, họ sợ mình thua kém, sợ chưa đủ hoàn hảo trong mắt người khác. Giữa một đám đông thì lúc nào họ thích mình nổi bật và được chú ý.
Trong khi đó phụ nữ từng trải thì họ ít nói, sống giản dị hơn. Họ hiểu được cuộc đời này dài rộng, nông sâu ra làm sao. Bản thân mình giỏi thì cuộc đời ngoài kia còn nhiều người giỏi giang hơn mình. Giữa một đám ông ồn ào họ sẽ chọn cách im lặng để quan sát nhiều hơn là gây sự chú ý. Phụ nữ trẻ lúc nào sợ miệng lưỡi thiên hạ, để những lời nói không đâu làm mình đau lòng.
Video đang HOT
Nhưng đàn bà từng trải họ hiểu mình chẳng thể làm hài lòng cả thiên hạ được. Chỉ cần sống tốt cho bản thân, thế là đủ lắm rồi. Chẳng cần thanh minh với ai, bởi vì người ta đâu hiểu được con người thật của bạn.
Người phụ nữ từng trải họ cũng sống bao dung hơn, trước đây những lỗi lầm của người khác họ hay khóc lóc, than vãn. Nhưng với phụ nữ từng trải họ biết chấp nhận, bao dung với người đàn ông bên cạnh mình. Chồng có thể kiếm ít tiền nhưng chỉ cần sống bao dung, chân thành với mình thế là đủ.
Trải qua nhiều biến động, va vấp nhiều thì đàn bà họ hiểu được rằng tâm mình yên ổn thì cuộc sống mới bình yên. Ngoài kia nhiều biến cố thế nào thì chỉ cần mình có tâm thế vững vàng thế là an yên nhất rồi.
Em dâu đưa mẹ đến nhà, nhờ chúng tôi nuôi hộ
Tôi ít khi tâm sự chuyện gia đình với người khác vì không muốn 'vạch áo cho người xem lưng'. Thế nhưng hành động lần này của em dâu khiến tôi rất giận.
Bố mẹ chồng tôi sinh được 5 người con, 3 trai, 2 gái. Năm năm trước, bố chồng tôi qua đời. Mẹ chồng tôi vì đau buồn nên cũng đổ bệnh theo. Bà trở nên lú lẫn, không tự ăn uống, vệ sinh cá nhân. Các con vừa cho ăn, bà lại chửi bới kêu chúng để bà đói.
Vợ chồng chú út sống với bà, hàng ngày phải chăm sóc và chịu đựng những câu chửi nên có vẻ không hài lòng. Thỉnh thoảng chú út cũng than vãn với chúng tôi. Nhưng chưa bao giờ chú yêu cầu chúng tôi phải gánh tránh nhiệm nuôi bà.
Vợ chồng tôi không dư giả gì nhưng thấy chú khổ thì thương. Thỉnh thoảng tôi lại mua ít đồ ăn, uống rồi đóng thùng gửi về cho bà và các con của chú.
Chú ấy cảm động lắm, khen vợ chồng tôi hết lời. Vậy mà, cuối tuần vừa rồi, vợ chú ấy lại làm một việc khiến tôi rất bức xúc.
Hôm đó, sáng sớm, vợ chú út gọi điện cho chồng tôi, hỏi chúng tôi có nhà không? Vợ chồng chú ấy có chút việc muốn đến thưa chuyện. Khoảng 3 tiếng sau, ô tô chở vợ chồng chú út và mẹ chồng tôi đậu trước cửa...
Vào nhà, chú út không nói gì, chỉ ngồi cúi mặt, còn vợ chú thì nói liên hồi.
Vợ chú bảo, bố mẹ có công sinh thành, dưỡng dục 5 người con. Nay bố đã mất, chỉ còn mẹ. Việc chăm sóc mẹ lúc tuổi già phải được chia đều cho các con trai.
Anh cả đã mất nên trách nhiệm nuôi mẹ thuộc về 2 anh em.Tuy nhiên, chú út đã chăm sóc mẹ nhiều năm nên bây giờ đến lượt vợ chồng tôi.
Tôi nghe vợ chú út nói, cảm giác không lọt tai. Tôi hỏi thím ấy 3 câu.
1. Căn nhà chú thím đang ở, là do ai xây cất?
2. Ba đứa con của chú thím do ai bế bồng, chăm sóc?
3. Ruộng đất của bố mẹ để lại, ai đang canh tác, cấy cày?
Thím ấy không trả lời thẳng vấn đề nhưng lại cố to tiếng nói rằng, nếu không có bố mẹ sinh ra và nuôi dưỡng thì sẽ không có chồng tôi ngày hôm nay.
Tôi công nhận điều đó, nhưng tại sao lúc ông bà còn trẻ, khỏe, chú thím không giục ông bà đến ở với chúng tôi. Đến bây giờ, bà ốm đau, bệnh tật, chú thím mới đòi hỏi công bằng?
Thím ấy gạt đi và nói, căn nhà chú thím ấy đang ở là do ông bà xây nhưng chú thím cũng phải đổ rất nhiều tiền để nâng cấp và sắm sửa tiện nghi. Ruộng đất ông bà để lại cho chú thím canh tác nhưng cũng chẳng mang lại lợi lộc gì nhiều. Nếu chúng tôi thích thì có thể về quê chia chác.
"Còn bây giờ, việc nuôi bà, em nhờ hai bác giúp em. Chúng em đã quá mệt mỏi rồi". Nói xong, thím ấy kéo chú út ra xe về, bỏ lại bà cụ và giỏ quần áo cũ.
Tôi nhìn bà, vừa thương vừa giận.
Từ trước đến nay, ông bà sống cùng chú út và cũng chỉ bù trì cho vợ chồng chú ấy. Các con tôi, chưa bao giờ bà chăm sóc bế bồng.
Bây giờ bà già yếu, lú lẫn, vợ chồng chú ấy làm như vậy có phải đạo không? Tôi nên xử lý việc này như thế nào? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Tôi xin cảm ơn.
Vợ 1 tuần đi uống bia trọn 7 ngày, chồng 'ngậm đắng nuốt cay' lên mạng than vãn Không biết làm cách nào 'cai nghiện' cho cô vợ 1 tuần đi nhậu tận 7 ngày, anh chồng đành lên mạng xã hội than vãn. Xưa nay đàn ông đi nhậu là chuyện bình thường. Thế nhưng các bà vợ mà đi nhậu lại còn tuần 7 lần thì đúng là chuyện hiếm. Thế nhưng mới đây, một anh chồng đã lên...