“Đàn bà ở nhà chăm con là những kẻ ăn bám”: Chia sẻ gây bão khiến nhiều ông bố bỉm sữa phải khóc lặng
Phải chăng cuộc đời này vốn dĩ đã chiều chuộng người đàn ông hơn phụ nữ. Con ngoan thì là do bố, ông bà mà con hư thì tại mẹ ở gần con.
Chắc hẳn bất kỳ người phụ nữ nào rồi cũng sẽ trải qua thời kỳ ở nhà chỉ lo bỉm sữa, cơm cháo và bế con để chồng đi làm. Một ngày mà từ khi mở mắt đến lúc đi ngủ hầu như chẳng lúc nào được nghỉ tay.
Ấy thế mà chi vì ở nhà chăm con, chồng đi làm, nên được tặng cái mác là ăn bám to đùng.
Đàn ông liệu có bao giờ hiểu rằng người phụ nữ vốn trước đây cũng có công ăn việc làm, thế nên sau thời gian sinh con họ đã phải hi sinh nhiều lắm nên đừng làm vợ tổn thương bằng hai từ ăn bám.
(ảnh minh họa)
Đàn ông ạ phụ nữ sau khi lấy chồng, phải gánh trên vai đủ thứ trách nhiệm, hi sinh rất nhiều thứ, đặc biệt sau khi sinh con, sức khỏe kém đi, nhưng vẫn cố gắng hết mình chăm sóc cho con,… để làm tròn mọi trách nhiệm. Vậy mà không được ai ghi nhận, không ai cảm ơn…chỉ vì thời gian ấy ở nhà và không kiếm ra tiền.
Cũng có nhiều bà mẹ chồng, thấy con dâu ở nhà, con trai đi làm thì xót con rồi miệt thị con dâu. Chồng lúc này không hiểu và thương yêu vợ thì rất dễ xảy ra những điều đáng tiếc.
Những người không đi làm ở nhà chăm con sẽ phải gánh tiếng ‘ăn bám’. Mà những kẻ ăn bám thì không được coi trọng. Phải thức trông con cho người đi làm ngủ, phải giữ con cho người đi làm ăn cơm trước. Phải làm tất tần tật việc nhà và phải đảm bảo cơm dẻo canh ngọt cho người đi làm về ăn.
Video đang HOT
(ảnh minh họa)
Phải chăng cuộc đời này vốn dĩ đã chiều chuộng người đàn ông hơn phụ nữ. Con ngoan thì là do bố, ông bà mà con hư thì tại mẹ ở gần con. Có nhiều người phụ nữ sau sinh đã phải khóc, thậm chí tìm đến cái chết vì quá ngột ngạt từ gia đình chồng. Nếu như tất cả các người chồng, mẹ chồng đều hiểu nỗi lòng của con dâu thì đâu có những thảm kịch gia đình đau lòng.
Đàn ông nhất định phải nhớ, nếu không có người vợ tần tảo sớm hôm thì chắc gì anh có thể an tâm lo sự nghiệp. Chưa kể, cô ấy là người hy sinh thời gian, quên cả bản thân để cơm nước, vun vén cho chồng con. Chỉ có những người chồng vô tâm mới nói rằng vợ là kẻ “ăn bám”. Chính các anh đang tự hạ thấp giá trị của mình đấy.
Đến chơi thấy con gái ôm mặt khóc, con rể lớn tiếng quát "ăn bám còn không biết điều", bố vợ đanh thép đáp trả khiến gã tái mặt
Bố vừa dứt lời thì chồng tôi tái mặt. Anh vội vàng xuống nước xin lỗi tôi và gia đình.
Ngày tôi đòi lấy Dũng, bố tôi đã vô cùng lo lắng. Ông nói: "Trai làng này có tuyệt chủng đâu mà mày lại yêu thằng ấy. Nhà đó được cái giàu có, nhưng nó thì lông bông, công ăn việc làm không ổn định. Đã thế tính tình trẻ con ham chơi. Lấy những thằng như vậy chỉ khổ thôi con ạ. Tỉnh táo lên". Tuy nhiên, tôi vẫn bất chấp lời khuyên can của bố, nằng nặc đòi làm vợ Dũng cho bằng được!
Về làm dâu nhà Dũng, riêng khoản nhà cửa tôi không phải lo. Bố mẹ anh đã xây sẵn cho con trai lấy vợ. Tuy nhiên, nhà đó vẫn do bố mẹ chồng đứng tên.
Công việc của Dũng không ổn định. Nhà anh mở xưởng gỗ. Thi thoảng anh thay bố mình chở hàng đến cho khách mà thôi. Còn tôi làm kế toán, lương mỗi tháng khoảng chục triệu. Nói chung, vì đã có nhà có xe nên số tiền ấy cũng đủ cho vợ chồng tôi sống ung dung. Nhưng đến khi tôi sinh con thì nhiều vấn đề bắt đầu xảy ra.
Tôi phải xin nghỉ làm vì không có người trông con. Bố mẹ chồng lại không đồng ý cho thuê giúp việc. Trước kia, mọi chi tiêu trong gia đình đều là tôi đứng ra nhưng giờ không có nữa, chồng đành quay sang xin tiền bố mẹ.
Mẹ Dũng chiều con trai, thỉnh thoảng dấm dúi cho anh 3-5 triệu. Bố anh thì nghiêm khắc hơn, chỉ cho chúng tôi đủ tiền chi tiêu hàng tháng mà thôi. Nhưng từ đó, họ bắt đầu chỉ trích tôi là "kẻ ăn bám".
Cháu mới được 1 năm, mẹ chồng đã giục giã tôi đem gửi nhà trẻ. Tuy nhiên, vì con còn quá nhỏ, nên cứ gửi được vài hôm, bé lại ốm. 1 tuần thì phải mất 3-4 ngày con nghỉ ở nhà để trị bệnh. Cuối cùng tôi thấy như thế càng phí tiền, nên đành cho bé nghỉ hẳn.
Cứ nghĩ rằng, thấy cháu ốm, ông bà sẽ cảm thông. Nhưng không, nhà chồng lại cho rằng tôi cố tình làm thế để không phải đi làm. Mỗi lần không vừa ý tôi chuyện gì, mẹ chồng lại quay ra "nói mát". Bà hay bóng gió rằng: "Có kẻ ở nhà lâu quá, giờ chỉ muốn ăn không ngồi rồi... Cứ tay ôm con là miệng thét được ra lửa, khiến người khác phải hầu hạ tận răng...". Nghe ức lắm nhưng tôi vẫn cắn răng chịu đựng.
Giục chồng đi làm thì anh cứ dửng dưng như không. Chỗ nào anh cũng chê, không chê lương thấp thì lại nói công việc vất vả, không xứng với tấm bằng đại học. Mà thấy con trai đi làm, trong khi con dâu ở nhà, mẹ chồng lại càng ghét tôi hơn.
Thế rồi, đến ngay cả chồng cũng bắt đầu nghĩ tôi là kẻ ăn bám. Anh không đưa tiền cho tôi đi chợ nấu ăn hay mua bỉm sữa cho con nữa. Bí tiền, tôi phải tìm 1 công việc làm tại nhà để kiếm thêm thu nhập. Tôi nhận làm telesale cho 1 công ty mỹ phẩm. Lương chỉ được khoảng 4-5 triệu mà thôi, nhưng thế cũng đỡ hơn là ngửa tay xin tiền.
Sáng qua, khi tôi đang gọi điện tư vấn cho khách, thì con bất chợt tỉnh dậy và quấy khóc. Tôi nháy mắt cho chồng, nhờ anh dỗ dành con. Nhưng Dũng lại vờ như không nghe thấy, mắt vẫn dán vào chiếc điện thoại để chơi game. Lúc con khóc to quá, tôi phải chạy sang phòng khác để bớt tiếng ồn.
Cứ nghĩ Dũng sẽ giúp mình, ai ngờ anh đạp cửa đến rầm 1 cái, lao vào phía tôi, giật phăng chiếc điện thoại rồi ném xuống đất. Dũng gân cổ quát: "Mày không biết dỗ con à? Để nó khóc inh ỏi như thế mà cũng chịu được à? Có mỗi cái chuyện ở nhà trông con cũng không làm được thì làm cái gì nữa? Mẹ nói đúng lắm! Mày ở nhà ăn bám quen rồi, ăn tiền nhà tao quen rồi nên giờ bắt đầu đi làm 1 tí thì lên mặt, lấy con ra để "hành" chồng... Ăn bám nhà này còn không biết điều à?".
Tôi nghe thế thì bức xúc, cũng không chịu nhịn mà phản bác: "Con nó ngủ dở mắt nên khóc 1 tý thôi, anh dỗ dành 1 chút là nó nín. Em gọi điện cho khách thì mất 5-10 phút chứ mấy, sau đó em lại trông con. Anh có biết anh đang quá đáng lắm không...". Nhưng chồng chả thèm nghe vợ nói nữa, vung tay tát tôi 1 cái rõ rát. Ức quá, tôi ôm mặt khóc nức nở.
(Ảnh minh họa)
Đúng lúc đó bố tôi sang. Ông nhìn qua một lượt là hiểu hết sự tình. Bố thở dài rồi quát tôi: "Còn không nín đi mà dỗ con, để cháu khóc mãi thế à?".
Sau đó ông quay sang nói với chồng tôi: "Anh Dũng này, tôi biết nhà anh giàu có, tiền tiêu mấy đời không hết. Nhưng thằng đàn ông không nuôi nổi vợ con thì cũng vứt. Từ ngày con tôi làm vợ anh, nó đã được ăn sung mặc sướng được ngày nào chưa, hay phải è cổ ra làm lụng để nuôi con, nuôi chồng, rồi hầu hạ nhà chồng? Anh thì đã đi làm được đồng nào về đưa cho nó chưa?
Ngày anh cưới nó, anh hứa hẹn đủ điều, đăng bài lên mạng xã hội sướt mướt lắm. Tôi đọc được còn thấy cảm động nữa là. Nào là cả đời này anh sẽ làm em hạnh phúc, rồi cái gì mà em sẽ là bà hoàng của anh... Ôi dồi ôi, 2 năm qua, con gái tôi khác nào ô sin ở cái nhà này chứ công chúa, bà hoàng cái gì?
Nay tôi sang đây chứng kiến tất cả rồi. Anh không chăm sóc được con gái tôi. Gia đình anh lại đối xử tệ bạc với con gái tôi, thì tôi nói cho mà biết, tôi sẽ dẫn con gái về. Nhà tôi thừa sức cho con và cháu tôi có được cuộc sống sung sướng, gấp nhiều lần khi ở nhà anh nhé. Tôi nói được là làm được đấy!".
Nghe bố tôi nói, Dũng tái mặt. Anh vội vàng xuống nước xin lỗi. Nhưng bố tôi 1 khi đã giận dữ thì ông đáng sợ lắm. Tiếng bố sang sảng, trong nhà ngoài đường đều nghe thấy hết.
Không đầy 5 phút sau, bố mẹ chồng cũng chạy sang, thay mặt con trai xin lỗi bố tôi. Nhưng ông vẫn chưa nguôi giận. Bố tôi nói với thông gia: "Tôi nói thật là thằng Dũng cũng gần 30 tuổi rồi, chẳng trẻ trung gì nữa. Anh chị không thể đùm bọc, bao che cho nó cả đời. Bắt nó đi làm mà có trách nhiệm nuôi vợ nuôi con đi. Con cái anh chị, thì anh chị xót. Thế nhà tôi thì không à? Một lần nữa tôi thấy các người đối xử tệ bạc với cái Vân con gái tôi, thì tôi sẽ sang dẫn nó về đấy".
Nghe xong, nhà chồng tôi im bặt. Chồng xấu hổ, lí nhí xin lỗi tôi.
Biết em chồng đang rơi vào tình cảnh oái oăm, tôi vội gọi điện khuyên can ngờ đâu nghe được câu trả lời choáng váng Sau một thời gian tìm hiểu, cuối cùng bạn tôi cũng đưa ra kết luận chồng cô ấy đã ngoại tình. Cô ấy gửi cho tôi một số đoạn hội thoại mùi mẫn của họ. Ở công ty, tôi chơi thân với một cô bạn tên Lệ. Ngoài công việc, chúng tôi thường chia sẻ với nhau những chuyện về cuộc sống gia...