Đàn bà khôn là đàn bà phải biết hư!
Chỉ những người đàn bà hư mới có được hạnh phúc trọn vẹn. Họ không hy sinh hạnh phúc của mình để đổi lấy hạnh phúc cho người khác, họ cũng không làm đau chính mình vì một người không xứng đáng.
Đàn bà quá hư đàn ông tránh, đàn bà quá ngoan đàn ông chán
Đàn bà hư luôn là đàn bà cuốn hút nhất, họ quyến rũ bởi “chất đàn bà” riêng biệt. Họ dám khoe những điều đàn bà ngoan không dám. Họ dám sống theo cách đàn bà ngoan chưa từng nghĩ tới. Ở đàn bà hư là sự phóng khoáng, tự do, thậm chí là nổi loạn, nhưng luôn là chính mình. Đàn bà hư không cam chịu, đàn bà ngoan lại dễ dàng chấp nhận. Đôi khi, những gì đàn bà hư làm lại chính là một góc tối mọi đàn bà ngoan đều từng ước mình có thể.
Đàn bà ngoan có thể là kiểu mẫu nhiều phụ nữ muốn trở thành, để đẹp mắt, để dễ nhìn. Đàn bà hư lại không thích mình phải giống ai, nên càng có vẻ đẹp không ai có được. Đàn bà ngoan yêu chính là yêu, mềm mại, thanh thoát, thậm chí là ủy lụy. Đàn bà hư yêu chính là dám cầm dám buông, cuồng nhiệt được thì tuyệt tình cũng được, dám yêu dám hận, dám hy sinh dám vứt bỏ. Chính cái bản lĩnh yêu đương dữ dội ấy khiến đàn ông muốn buông cũng khó, phải giữ đến cùng.
Đàn bà hư chưa chắc là đàn bà dại. Đàn bà càng hư sẽ càng biết yêu quý chính mình, chiều chuộng bản thân. Họ có thể không giỏi giang như đàn bà ngoan, nhưng chắc chắn đủ bản lĩnh để xinh đẹp và tự tin. Họ biết mình đẹp ở đâu, hở thế nào là đủ, kín ra sao để đàn ông say mê. Họ không giỏi mọi thứ, chỉ giỏi chuyện mình thích, chỉ mạnh điểm cần phô trương. Đàn bà hư biết rõ mình, luôn đặt mình lên mọi điều, vì vậy mà quyến rũ ma mị, cuốn hút không thôi trong mắt đàn ông.
Đàn bà hư luôn bất cần, vì họ hiểu quá rõ đàn ông nghĩ gì. Mà đàn bà hư quá lại khiến đàn ông sợ, sợ vì quá sắc sảo giảo hoạt. Đàn bà, phải ngoan vừa hư đủ, phải đủ khí chất dư vị mới vừa khiến đàn ông yêu, vừa làm họ phải nể.
Đàn bà khôn là đàn bà phải biết hư
Video đang HOT
Đàn bà không biết hư thì đúng là đàn bà dại. Đàn bà chỉ gắn đời mình với đàn ông, xem đàn ông là tất cả, tưởng tin đàn ông cả đời không rời bỏ mình thì càng dại. Mà rõ ràng, đôi khi đàn ông lại bỏ đi chỉ vì sự ngoan hiền quá mức đó của đàn bà. Đàn ông, càng dễ có càng dễ chán.
Đàn bà hư nghĩ đến mình trước hết, đàn bà ngoan lại chỉ biết nghĩ cho chồng. Hy sinh tận tụy phải cho đúng người thì mới tới đúng đích đến. Mà lỡ phải gã bội bạc dối lừa, thì xem như dốc lòng dốc công đều đổ sông đổ biển. Đàn bà hư nghĩ cho mình, sẽ không đau. Đàn bà ngoan chỉ nghĩ cho người, vậy là vết thương đầy lòng…
Thật sự, đàn bà càng ngoan càng biết nghe lời, đàn ông càng dễ bỏ đi. Vì đàn bà ngoan chỉ thích quẩn quanh trong nhà, nào từng nghĩ chồng mình có lúc vui chơi bên ngoài. Tưởng tin của đàn bà ngoan là thứ hạnh phúc họ tự tạo, hóa ra rồi sẽ là thứ phản chủ đau lòng. Càng từng hạnh phúc bao nhiêu, sẽ càng bất hạnh khi vỡ lở.
Đàn bà khôn biết hư đúng lúc
Đàn bà khôn, biết hư thế nào là đủ, biết hư làm sao để không tự mình hại mình. Họ biết cách giữ một người đàn ông mà chẳng cần nắm hay quản. Họ khiến đàn ông tình nguyện bên họ, không một bước rời đi, một lòng say mê. Trong tình yêu, họ là người chủ động đến, cũng thể tự mình rời đi, không thụ động, không vì ai. Họ biết đàn ông yêu điều gì ở họ, muốn nhìn thấy gì ở họ, biết làm thế nào để mình đẹp nổi bật. Hơn hết, họ yêu chính mình khi đứng trước gương, cần điều mình muốn, không muốn điều ai cần.
Cho nên, đàn bà à, đời này ta được sống chỉ một lần, yêu thương bản thân mình nhiều hơn một chút, hãy sống mạnh mẽ và hạnh phúc hơn một chút, như vậy có được không?
Theo Phunutoday
Chi bằng "xách dép" chạy trước cho nhanh?
Thiệp cưới đã in, tiệc cưới đã đặt, mọi thứ gần như đã hoàn tất chỉ để chờ đến ngày cưới, Xuân phải làm thế nào đây? Hủy hôn lúc này cô khác gì đã một đời chồng...
Yêu nhau hơn một năm, Xuân và Tính quyết định đi đến hôn nhân. Xuân đặc biệt hài lòng về chồng tương lai. Tính có công việc tốt, kiếm ra tiền, gia đình tử tế, đời tư lành mạnh, lại đối xử với cô khá tốt.
Sau đám hỏi thuận lợi, Xuân và Tính bắt đầu lên kế hoạch chụp ảnh cưới, đặt cỗ nhà hàng, phát thiếp mời cho bạn bè, mua nhẫn, chuẩn bị phòng tân hôn,... Nói chung là sẵn sàng mọi thứ cho ngày trọng đại hơn một tháng sau. Đáng nhẽ đây sẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất, vừa vui mừng vừa hồi hộp, thêm chút lo lắng, thấp thỏm của một cô dâu sắp về nhà chồng. Song Xuân đâu ngờ được, sau đám hỏi, Tính bắt đầu bộc lộ bản tính keo kiệt, chi li, ích kỉ rõ mồn một. Trước nay cô không hề phát hiện, lẽ nào hiện tại Tính yên tâm Xuân khó bề chia tay anh, nên anh mới không ngần ngại bộc lộ bản chất thật của mình?
Một hôm, Tính hẹn Xuân ra quán café để bàn chuyện nghiêm túc. Xuân lơ mơ ra quán café, không hiểu chuyện nghiêm túc mà chồng tương lai nói là chuyện gì. Tính nhấp một ngụm café rồi chậm rãi nói: "Trước đây khi yêu nhau, vì anh là đàn ông, anh cưới em về nhà để em chăm lo mọi việc trong nhà, nên anh là người chi trả tình phí phần lớn là đúng. Anh chẳng phản đối gì, cả kinh phí đám hỏi anh cũng lo, coi như quà anh tặng em nhân việc vui của chúng mình.
Ảnh minh họa
Nhưng bây giờ chúng ta đã xác định kết hôn, đám cưới là của chung hai người, vì thế anh đề nghị chúng ta cùng chung tay lo chi phí đám cưới. Tất nhiên, tài chính em lấy tiền túi hay bố mẹ em cho là quyền của em, anh chỉ cần biết em hoàn thành nghĩa vụ của mình là được. Mọi chi phí sẽ cộng lại, sau đó chia đều. Em với anh đều đi làm có lương cả rồi, xã hội hiện nay lại bình đẳng, em không có ý kiến gì chứ?"
Gia đình Xuân và Tính điều kiện đều bình thường, cả hai đều đi làm mấy năm có tiền tiết kiệm, Xuân đã dự định bản thân tự lo liệu lễ cưới, không cần bố mẹ phiền lòng. Nhưng nghe Tính nói rành mạch, rạch ròi như vậy, Xuân đâm không vui. Lại còn chuyện, lúc yêu nhau anh trả tình phí coi như trả công trước để sau này cho Xuân về cơm nước, dọn dẹp vậy. Qua giai đoạn tán tỉnh rồi, giờ tới lúc công bằng mà tính toán, phân chia nhiệm vụ?
Tính tiếp theo tuyên bố, tài chính gia đình sau này cũng sẽ phân bổ đồng đều tới từng người kiểu cưa đều như vậy. "Ai cũng đi làm, ai cũng kiếm ra tiền, đều độc lập, tự chủ cả, hà cớ gì lại bắt đàn ông bọn anh phải nuôi vợ, nuôi con?" - Tính bày tỏ quan điểm. "Phấn son, quần áo, mỹ phẩm của em thì em sự sắm, không được cho vào quỹ chung của gia đình đâu đấy" - Tính dặn dò trước Xuân, khiến cô há hốc miệng chẳng biết đáp lại thế nào.
Xuân chưa bao giờ nghĩ sẽ để chồng phải nuôi mình, hay lấy tiền của Tính tiêu xài. Cô có công việc ổn định, có thu nhập, đã sống độc lập nhiều năm nay, song cô khó có thể chấp nhận cuộc sống vợ chồng của mình chẳng khác gì góp tiền sống chung như thế. Lẽ nào cô ốm, thì cô phải đưa tiền Tính mới đi mua thuốc hộ? Hay anh mua xong sẽ bảo cô trả tiền? Cuộc sống như thế liệu có hạnh phúc?
"Vậy lúc em sinh con thì sao? Công em mang nặng đẻ đau, chăm sóc con? Anh tính rạch ròi thế nào, hay em đẻ một đứa, anh đẻ một đứa, vậy mới công bằng?" - Xuân thực sự giận, nói ra lời không kiêng nể gì nữa. Tính vẫn thản nhiên như không: "Nếu đẻ được thì anh cũng đẻ luôn, ngại gì chứ. Đó là thiên chức của phụ nữ bọn em, trời sinh vốn vậy, trách ai bây giờ? Em nghỉ đẻ nhưng vẫn có chế độ thai sản, đâu phải không có thu nhập, lúc em đi làm lại thì chúng ta thuê người giúp việc, chi phí đó sẽ chia đôi."
Ờ, Tính suy nghĩ cặn kẽ hết cả rồi đấy. Lại còn trời sinh phụ nữ vốn vậy nên phải chấp nhận chứ? Xuân tức không có chỗ phát tiết, hậm hực hỏi Tính: "Anh tính toán chi li như thế làm gì, tiền anh có phải thiếu thốn quá đâu, em biết anh gửi vàng ở ngân hàng chẳng ít đấy!" Từ lúc đi làm tới giờ Tính tiết kiệm được không ít. Anh chi tiêu rất có kế hoạch, nói đúng hơn là tiết kiệm, mỗi tháng nộp cho mẹ một khoản gọi là góp tiền ăn, còn lại toàn bộ mua vàng gửi ngân hàng hết.
Ảnh minh họa
"Anh gửi đó là để sau này dưỡng già, về già ai biết vợ con có còn ở với mình, lại sức yếu không làm gì được, chẳng lẽ chịu chết đói. Anh chỉ phải có trách nhiệm với bố mẹ anh và con anh thôi, bố mẹ sinh ra anh, nuôi anh lớn, còn con cái lại do anh sinh ra, con cái anh cũng chỉ lo cho đến năm 18 tuổi, sau đó phải tự lực cánh sinh. Còn vợ hay người nhà anh thích thì anh giúp, anh không giúp cũng là chuyện bình thường, anh chẳng nợ gì họ. Ai cũng nên tự lo cho bản thân mình, đừng trông chờ vào người khác!" - Tính nhún vai bình tĩnh đáp. Thì ra đây mới là suy nghĩ thật trong lòng anh. Vậy mà Xuân cứ nghĩ Tính tích góp để sau này mua nhà, mua xe hoặc lo cho con cái cơ đấy. Còn chuyện anh em, người nhà, bạn bè hỏi vay tiền anh đều từ chối, khi trước Xuân hỏi thì Tính bảo toàn mấy kẻ nợ dai, muốn vay không muốn trả.
Xuân chẳng còn gì để nói với chồng tương lai. Cô chỉ có một cảm giác tuyệt vọng ở cuộc hôn nhân trước mắt. Tính dường như chẳng có chút tình cảm nào, tất cả đều được anh tính toán đâu ra đấy, quy hoạch chu đáo, không chút nhân nhượng, nể tình. Thời gian hai người yêu nhau, liệu Tính có tí tình cảm nào với cô, hay cũng chỉ là để phục vụ mục đích cưới vợ. Có khi mỗi lần hẹn hò anh còn giới hạn trong khoảng bao nhiêu tiền, khi mua quà tặng cô liền nghĩ sau này cô sẽ nội trợ, làm việc nhà bù lại để đỡ xót ruột ấy chứ!
Thiệp cưới đã in, tiệc cưới đã đặt, mọi thứ gần như đã hoàn tất chỉ để chờ đến ngày cưới, Xuân phải làm thế nào đây? Hủy hôn lúc này cô khác gì đã một đời chồng, chưa nói còn khiến bố mẹ, gia đình xấu mặt. Nhưng gắng gượng để rồi mọi thứ sẽ đi về đâu, đến lúc ấy ly hôn mới thật rắc rối, lằng nhằng, tổn thương càng thêm sâu đậm. Chi bằng "xách dép" chạy trước cho nhanh?
Theo Helino
11 điều khác biệt giữa phụ nữ thông minh và phụ nữ dại Dưới đây là những sự khác biệt dễ nhận biết nhất giữa đàn bà khôn và đàn bà dại, nếu là đàn bà dại bạn hãy đọc thật kỹ để khôn ngoan hơn. ảnh minh họa Cùng là đàn bà với nhau, tại sao có người biết cách tận hưởng cuộc đời và sống rất hạnh phúc nhưng có người lại mãi chìm...