Đám trẻ phát hiện 1 “thanh sắt gỉ”, chuyên gia lập tức yêu cầu phong tỏa cả ngọn núi: Kho báu 2.700 năm tuổ.i được tìm thấy sau 90 ngày đêm khai quật
Từ một thanh sắt gỉ, các chuyên gia Trung Quốc đã tìm thấy và khai quật thành công kho báu quý giá hàng ngàn năm tuổ.i.
Theo Sohu, vào những năm 1980, một nhóm trẻ nhỏ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, rủ nhau lên ngọn núi trong làng chơi trốn tìm. Khi đang vui chơi, một đứ.a tr.ẻ trong số đó phát hiện một thanh kiếm gỉ xanh nằm trong bụi cỏ. Vì cho rằng thanh kiếm này được làm bằng sắt, có thể đổi lấy tiề.n nên chúng đã mang về bán cho người thu mua phế liệu.
Khi đó, người thu mua phế liệu không nhìn thấy giá trị thực sự của thanh kiếm nên vứt nó trong nhà kho. Mãi cho đến năm 1985, khi các chuyên gia của Viện khảo cổ tại Hà Bắc thực hiện nhiều cuộc tìm kiếm các di tích văn hóa trong nhân dân, họ mới phát ra sự tồn tại của thanh kiếm đặc biệt này.
Theo đó, tỉnh Hà Bắc vốn nằm ở trung tâm của nền văn minh Trung Quốc cổ đại nên có rất nhiều di tích văn hóa và lăng mộ. Vì vậy, vào thời điểm đó, một nhóm nhà khảo cổ học tại địa phương thường xuyên thực hiện những chuyến đi thu thập những báu vật quốc gia này vẫn còn đang thất lạc. Khi tìm thấy thanh kiếm cổ, các chuyên gia rất đỗi vui mừng. Sau khi quan sát kỹ, họ cho biết thanh kiếm trên vốn được làm bằng đồng chứ không phải bằng sắt như nhiều người vẫn nghĩ. Theo thời gian, nó đã gỉ xanh nhưng vẫn giữ được những đường nét và chi tiết đặc trưng vốn có.
Biết thanh kiếm này chắc chắn không phải là một món đồ cổ bình thường nên những chuyên gia này đã dò hỏi người thu mua phế liệu về lai lịch của nó. Theo lời chỉ dẫn của đám trẻ trong làng, họ vội tìm đến ngọn núi được nhắc đến. Tin chắc rằng ngọn núi này có thể vẫn còn nhiều di vật hay ngôi mộ cổ còn sót lại nên các chuyên gia đã lập tức nhờ cảnh sát và chính quyền địa phương phong tỏa khu vực này và tiến hành việc khai quật.
Khối lượng công việc khổng lồ đã khiến các nhà khảo cổ mất hơn 3 tháng mới có thể “lật tung” toàn bộ ngọn núi. Kết quả, họ đã tìm thấy tổng cộng 48 ngôi mộ hàng nghìn năm tuổ.i và khai quật được một số lượng lớn những món cổ vật bằng đồng.
Video đang HOT
Qua khảo sát và đối chiếu với các tài liệu lịch sử, các chuyên gia phát hiện ngọn núi này là tàn tích thuộc về loại hình văn hóa thượng tầng Hạ Gia Điếm, ra đời vào khoảng năm 800 TCN, tức khoảng 2.700 năm trước.
Cũng theo các chuyên gia, văn hóa thượng tầng này có liên quan đến nước Yên – một quốc gia chư hầu ở phía bắc của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ thời kỳ đầu Tây Chu qua Xuân Thu tới Chiến Quốc. Theo suy đoán của các chuyên gia, một số xung đột đã xảy ra và đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của văn hóa thượng tầng Hạ Gia Điếm.
Mặc dù nhiều di vật bằng đồng đã bị phá hủy theo thời gian nhưng với số lượng di vật tìm thấy, các chuyên gia vẫn có cơ hội thể tìm hiểu sâu hơn về văn hóa đồ đồng và lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu, Chiến Quốc. Có thể nói, việc phát hiện ra những di vật văn hoá này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khảo sát lịch sử Trung Quốc.
Phát hiện kho báu quý giá tại công trường xây dựng
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy kho báu gồm 321 đồng bạc tại một công trường xây dựng.
Các nhà khảo cổ học ở Anh đã khai quật được một kho báu gồm 321 đồng bạc còn nguyên vẹn tại công trường xây dựng một nhà máy điện hạt nhân. Những đồng tiề.n này được bọc trong vải và chì, cho thấy chủ sở hữu có thể đã cố gắng bảo vệ chúng khi chôn giấu để tránh bị tịch thu.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy kho báu gồm 321 đồng bạc.
Những đồng tiề.n này có niên đại từ năm 1036 đến năm 1044. Điều này có nghĩa là chúng trùng với thời điểm bắt đầu triều đại của vua Edward the Confessor người Anglo-Saxon, một giai đoạn hỗn loạn trong lịch sử nước Anh, theo một tuyên bố .
Alexander Bliss, một chuyên gia về tiề.n xu tại Oxford Cotswold Archaeology (OCA), tổ chức khai quật những đồng tiề.n xu, cho biết giá trị của kho tiề.n xu vào thế kỷ 11, lên tới 320 pence. Đây là một số tiề.n khá lớn đối với hầu hết mọi người vào thời điểm đó - đủ để mua khoảng 16 con bò.
"Có lẽ chủ sở hữu kho báu lo ngại về chế độ mới hoặc tình hình chính trị và bất ổn xã hội nên đã thực hiện các bước để che giấu sự giàu có của họ", Bliss nói với Live Science.
"Hiện nay có ba kho báu từ thời kỳ này (1042 đến 1044) được biết đến trên khắp nước Anh, điều này củng cố ý tưởng rằng những năm đầu tiên của triều đại Edward không hề yên bình".
Bliss cho biết, các kho báu tiề.n xu Anglo-Saxon tương đối hiếm và kho báu mới được phát hiện này nổi bật vì các nhà khảo cổ đã khai quật nó trong bối cảnh ban đầu, với một túi vải được bảo quản vẫn đựng những đồng xu.
Nhiều kho báu tiề.n xu không có bối cảnh như vậy, hoặc là chúng đã bị xáo trộn bởi hoạt động nông nghiệp hoặc vì một số người phát hiện kim loại không nhận ra ngay tầm quan trọng của lớp vỏ bị vỡ và bỏ lại nó.
"Trong trường hợp này, việc bảo quản túi đựng rất quan trọng vì nó tạo thành một phần của 'vật thể' tổng thể như một yếu tố chứa đựng tiề.n xu", Bliss cho biết. "Chúng tôi cũng muốn tìm hiểu xem liệu chì chỉ là một mảnh giấy hay đã được tách ra khỏi một vật thể lớn hơn".
Cận cảnh những đồng tiề.n bạc được khai quật tại công trường xây dựng Sizewell C.
Các nhà khảo cổ học đã mở chiếc túi trong phòng thí nghiệm và xác định rằng lớp bọc chì được làm từ tấm vải gấp, điều này cho thấy chủ nhân của kho báu đã rất cẩn thận khi chôn nó.
Chủ nhân của kho báu có thể là một người có địa vị trung bình, không phải là một người thuộc tầng lớp thượng lưu hay một người có tầm quan trọng quốc gia.
"Tôi đã run rẩy khi lần đầu tiên khai quật nó. Thông tin mà chúng tôi học được từ nó thật đáng kinh ngạc và tôi rất tự hào khi đã bổ sung vào lịch sử của vùng Suffolk của tôi", Andrew Pegg, một nhà khảo cổ học của OCA, cho biết.
Không rõ tại sao chủ sở hữu không bao giờ quay lại lấy những đồng xu, có thể là người đó đã chế.t trước khi kịp lấy lại hoặc nói cho ai biết về nó.
"Họ cũng có thể đã bị ngăn cản việc lấy lại chúng do các lý do khác, ví dụ như nếu họ rời đi hoặc bị trục xuất khỏi đất nước và không thể quay trở lại", Bliss nói.
Lão nông đào đất phát hiện lớp đá cuội kỳ lạ, chuyên gia: "Chôn lại đi, 13 năm nữa kho báu xuất hiện"! Lão nông không ngờ rằng việc làm của mình đã dẫn lối cho chuyên gia tìm được kho báu quốc gia. Vào đầu những năm 1970, một lão nông ở Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc tiến hành đào một chiếc hầm sâu dưới đất để dự trữ bắp cải khi mùa Đông gần đến. Bản thân lão không ngờ rằng,...