Đám tang công chức không quá 7 vòng hoa
Đám tang công chức không được quá 7 vòng hoa (ảnh minh họa)
Từ ngày 1/2/2013, đám tang công chức không được vượt quá 7 vòng hoa.
Theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 17/12/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2012/NĐ-CP quy định về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức viên chức. Quy định này thể hiện: đám tang mỗi công chức không có quá 7 vòng hoa.
Cụ thể: Ban Tổ chức lễ tang sẽ chuẩn bị 2 vòng hoa đặt cố định 2 bên bàn thờ; chuẩn bị 5 vòng hoa luân chuyển. Đồng thời, trong thông báo tin buồn phải ghi: “Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, kích thước 1,2m x 0,2m”.
Video đang HOT
Nghị định cũng quy định đối với các trường hợp được tổ chức theo chức danh Quốc tang. Theo đó, mỗi Quốc tang không có quá 36 vòng hoa. Trong đó, 6 vòng hoa cố định và 30 vòng hoa luân chuyển…
Giải thích quy định về số lượng vòng hoa trong đám tang, trong cuộc họp báo sáng 5/1, ông Đỗ Chí Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Văn hóa) cho rằng đây là việc làm cần thiết và thể hiện tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.
Ngoài ra, Nghị định này cũng yêu cầu, trên quan tài người từ trần không được để ô cửa có lắp kính.
Theo giải thích của ông Hùng, việc lắp kính để nhìn mặt người đã khuất là do ý muốn của người thân, nhưng đối với quan khách, việc nhìn vào người đã khuất là “bắt buộc, không ai muốn”.
Theo thông tin từ ông Đỗ Chí Hùng, việc lắp kính vào lắp quan tài mới xuất hiện khoảng 10 năm trở lại đây, không phải là phong tục tập quán của người Việt mà phát sinh theo xu hướng thị trường. Theo khảo sát của Bộ, việc lắp kính chỉ xuất hiện ở thành thị, nông thôn chưa từng xuất hiện.
Từ ngày 1/2/2013, các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định theo Nghị định này sẽ bị phê bình hoặc xử phạt hành chính.
Theo 24h
Chạy công chức: Cái gốc là lương thấp?
Giờ đây nhiều người đang cảm ơn phát biểu thẳng thắn của đại biểu Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tại kỳ họp HĐND thành phố vừa qua...
Cho đến bây giờ mặc dù nhiều cán bộ vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển dụng cán bộ, công chức tại huyện Ứng Hoà chưa ai thừa nhận đã hưởng lợi thế nào từ việc nâng khống điểm thi cho 16 thí sinh nhưng dư luận đã thấy được thực trạng tuyển dụng cán bộ, công chức hiện nay có nhiều kẽ hở từ quy định đến thực thi, không chỉ riêng tại Hà Nội.
Ông Trần Trọng Dực phát biểu tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội
Trước tiêu cực trong thi tuyển cán bộ, công chức tại huyện Ứng Hoà, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về tiêu cực rất dễ nảy sinh từ khâu thi vấn đáp nếu như giám thị và thí sinh có thông đồng từ trước. Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định trách nhiệm để xảy ra tiêu cực tại Ứng Hoà hoàn toàn thuộc về UBND huyện...
Lo ngại từ phần thi vấn đáp
Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Nguyễn Quyết Chiến nói vi phạm trong vụ việc thi tuyển cán bộ công chức ở huyện này là không thể chối cãi
Trao đổi với PV, trước tình trạng hàng loạt cán bộ ngành Giáo dục "nhúng chàm" trong thi tuyển cán bộ tại Ứng Hoà, bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Việc thi tuyển cán bộ, giáo viên cho ngành giáo dục đã được phân cấp cho các quận, huyện tự tổ chức thi. Sở GD&ĐT chỉ tổ chức tuyển dụng cán bộ đối với khối các đơn vị trực thuộc Sở, ví dụ như tuyển cán bộ, giáo viên cho khối THPT. Đối với tiêu cực tại huyện Ứng Hoà trong thi tuyển cán bộ, Sở chưa nhận được báo cáo.
"Sở GD&ĐT chỉ phối hợp với Sở Nội vụ để xây dựng các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thi tuyển, hướng dẫn chung cho toàn thành phố. Toàn bộ trách nhiệm tổ chức thi tuyển thuộc về UBND quận, huyện và huyện phải chịu trách nhiệm trước thành phố về việc này"- bà Nga khẳng định.
Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ thành phố Hà Nội cho hay, vụ việc tiêu cực trong thi tuyển cán bộ công chức tại huyện Ứng Hoà đã được cơ quan chức năng của huyện thanh tra từ tháng 9/2012.
Sở không nhận được đơn thư mà vụ việc do huyện tiếp nhận thông tin và xử lý. Cũng theo Sở Nội vụ, hạn chế hiện nay trong thi tuyển công chức là phần thi vấn đáp, một thầy hoặc hai thầy một trò thì rất có nguy cơ xảy ra tình trạng "lời nói gió bay" vì trong quy chế không phúc tra được phần thi này.
Do vậy để khách quan Sở đã đề nghị lắp camera ghi lại hình ảnh và nội dung câu hỏi của thầy và trả lời của thí sinh để minh bạch quá trình thi tuyển và khi cần thì có thể bật lại để kiểm tra. Và không chỉ trong tuyển công chức, ngay cuối năm 2012 và năm 2013 Hà Nội sẽ lắp camera tại tất cả các bộ phận "một cửa" để minh bạch hoá quá trình giao dịch với người dân.
Cái gốc là lương công chức quá thấp (?)
Bên cạnh việc yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc tại Ứng Hoà, Sở Nội vụ cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải tìm ra nguyên nhân của tồn tại yếu kém để có giải pháp tháo gỡ, sớm ban hành những quy định khoa học và dài hơi hơn giải quyết tận gốc vấn đề.
"Cái gốc là phải có sự quan tâm cải thiện thu nhập cho cán bộ công chức. Mức lương hiện nay quá thấp so với trách nhiệm và lao động của cán bộ công chức. Khối lượng công việc của bộ máy chính quyền mà công chức phải thực hiện tăng gấp hàng chục lần trong khi thu nhập thì còn quá thấp"- đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ nói.
Hiện Luật Thủ đô đã được thông qua, cho phép Hà Nội có cơ chế đặc thù. Trong năm 2013, thành phố giao Sở Tài chính sớm đề xuất chính sách cụ thể hỗ trợ thêm cho công chức, nhất là cấp xã phường.
Vừa qua Hà Nội đã tổ chức xét tuyển và tổ chức lớp công chức nguồn đã nâng cao được chất lượng đầu vào và chống tiêu cực trong thi tuyển.
Ngay trong năm 2013, Sở Nội vụ sẽ gương mẫu đi đầu xây dựng chi tiết quy chế, chế tài đối với từng khâu trong thủ tục hành chính.
Tiếp theo là đến Sở Xây dựng sẽ thực hiện chế tài cụ thể, nhất là trong lĩnh vực thanh tra xây dựng. Chi tiết hoá quy trình giải quyết theo thẩm quyền của cán bộ công chức.
Theo 24h
Tuyển công chức dễ tiêu cực phần thi vấn đáp Hạn chế trong tuyển chọn công chức là phần thi vấn đáp (Ảnh minh họa) Theo Sở Nội vụ Hà Nội, hạn chế trong thi tuyển công chức hiện nay là phần vấn đáp. Một hoặc hai thầy một trò dễ dẫn đến "lời nói gió bay", và trong quy chế không phúc tra được phần thi này. Trách nhiệm Trao đổi với...