Đàm phán với IS – nhiệm vụ bất khả thi
Tham vọng bành trướng quá lớn của Nhà nước Hồi giáo là một trong những trở ngại khiến nỗ lực đàm phán với tổ chức này trở thành nhiệm vụ bất khả thi.
Quang cảnh đổ nát tại một khu vực do IS kiểm soát ở thị trấn Kobani, Syria, năm 2014. Ảnh :AP
Nếu có thể thương lượng với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thì cuộc chiến chống lại tổ chức này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, theo The Atlantic. Nhưng IS không hề giống những nhóm khủng bố chấp nhận đàm phán với các chính phủ trước đây. Vì thế, việc thương lượng với nhóm này là rất khó khăn.
Các nhóm khủng bố từng chấp nhận đàm phán là tập hợp của những người thuộc cùng một dân tộc, trong khi IS là nhóm cực đoan quy tụ nhiều thành phần dân tộc khác nhau.
Ví dụ như Lực lượng Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) vốn là một tổ chức Công giáo. Mục tiêu chiến đấu của họ là nhằm tách Bắc Ireland khỏi Anh và xây dựng liên minh chính trị với cộng đồng anh em Công giáo ở phía nam. Lý tưởng của họ là chủ nghĩa Dân tộc Công giáo Ireland.
Ông Jonathan Powell, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng là trưởng đoàn đàm phán của Anh ở Bắc Ireland tham gia tiến trình ký kết hiệp định “Ngày thứ 6 Tốt lành”, kể rằng khi đoàn của ông thảo luận với những người Cộng hòa, họ nhận thấy có một loạt vấn đề chính đáng mà phía bạn muốn bàn bạc, từ việc chia sẻ quyền lực giữa người Công giáo và người theo đạo Tin lành cho đến bảo vệ quyền con người. Hiệp định kể trên là một văn bản có ý nghĩa quan trọng, góp phần chấm dứt nhiều thập kỷ bạo lực ở Bắc Ireland.
IS không phải một tổ chức gồm những người cùng chung dân tộc theo nghĩa này. Nhóm chủ yếu gồm những người Hồi giáo dòng Sunni ở cả Syria và Iraq. Ngoài ra, các cá nhân từ nhiều dân tộc trên thế giới cũng tìm đường gia nhập tổ chức. Nhiều thành phần trong số này không hề chiến đấu cho lý tưởng của người Hồi giáo dòng Sunni. Thủ lĩnh IS cũng nêu rõ mục đích của nhóm là thống trị hoàn toàn Syria và Iraq, sau đó bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
Thủ lĩnh IS Abu Bakr Al-Baghdadi. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Không phải đặc điểm tôn giáo là thứ làm cho IS trở nên khác biệt. Theo Powell, có rất nhiều nhóm vũ trang từng sử dụng tôn giáo để phục vụ cho mục đích chính trị nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận thương thuyết hòa bình. IRA là một ví dụ điển hình, hay như hàng loạt nhóm Hồi giáo khác, trong đó phải kể đến Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro ở Philippines.
Đây là bằng chứng cho thấy “việc hòa giải với các nhóm du kích Hồi giáo không phải là nhiệm vụ bất khả thi”, Powell nhấn mạnh.
Thực tế, đa phần các nhóm nổi dậy chống chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad hiện nay đều sử dụng tôn giáo như một công cụ để mưu cầu lợi ích chính trị. Những nhóm này, trong đó có vài nhóm cùng lúc chống lại cả Tổng thống Assad và IS, có thể đàm phán được và cần phải tiến hành thương lượng với họ.
Nhưng tất cả các nhóm kể trên ở Ireland, Philippines hay Syria đều đã và đang chiến đấu vì những mục đích chính trị khiêm tốn, nằm trong phạm vi địa lý nhất định, như quyền Công giáo ở Bắc Ireland, khu tự trị Moro ở Philippines hay chấm dứt chế độ của Tổng thống Assad ở Syria.
IS trong khi đó lại không chiến đấu với mục tiêu bảo vệ các quyền lợi dân sự và chính trị của cộng đồng người Hồi giáo Sunni. Mục tiêu của nhóm lớn hơn thế. Trái ngược với các nhóm nổi dậy khác ở Iraq và Syria, đấu tranh vì một mục tiêu chính trị cụ thể, IS có những tham vọng ở cả khu vực và trên phạm vi toàn cầu, vượt xa khỏi mục đích đánh bại quân đội của ông Assad.
Không như lực lượng người Kurd chỉ muốn mở rộng lãnh thổ tới các vùng đất từng thuộc về họ trong lịch sử, IS không đặt ra giới hạn về lãnh thổ và quyền cai trị. Khẩu hiệu của tổ chức này là “duy trì và bành trướng”.
Người ta có thể đặt dấu chấm hết cho một cuộc nổi dậy thông qua việc đàm phán để thỏa mãn những mục tiêu chính trị, thông thường có thể dự đoán được, như rút các lực lượng quân đội nước ngoài hay trao quyền tự chủ. Nhưng IS lại không muốn những điều này, ngược lại, nhóm đang lôi kéo, chiêu mộ các tay súng nước ngoài tới những vùng lãnh thổ do chúng kiểm soát.
IS cũng không đòi hỏi quyền tự chủ cho các thành viên hay những người ủng hộ nhóm ở Iraq và Syria. Thay vào đó, IS bác bỏ quyền tự chủ của tất cả các bên, xa hơn nữa là tiến hành thanh lọc sắc tộc và xuất khẩu bạo lực ra toàn cầu.
Chỉ khi IS hài lòng với việc thành lập một khu vực chung cho người Arab Sunni ở Iraq và Syria rồi tự mình cai trị nơi này thì thế giới mới có thể nghĩ tới khả năng đàm phán với nhóm. Tuy nhiên, IS rõ ràng chưa thỏa mãn nếu không thể thay đổi trật tự thế giới hiện nay bằng bạo lực.
Powell nhận định nội bộ IS hiện phân chia làm hai trường phái, một bên là những đầu lĩnh có đường lối cứng rắn muốn kiên định theo đuổi mục tiêu đầy đủ của nhóm. Bên còn lại là những thủ lĩnh ôn hòa hơn với lập trường mềm dẻo, có thể sẵn sàng đàm phán.
Vì thế, theo ông, các cuộc thương lượng, nếu diễn ra, nên tập trung vào các thủ lĩnh ôn hòa này. Song, các thành viên ôn hòa thường không nắm giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong tổ chức. Họ sẽ không mang đến nhiều ảnh hưởng trong đàm phán với IS.
Từng có trường hợp các chiến binh sau khi gia nhập IS tìm cách trốn chạy vì vỡ mộng. Nhưng những vụ việc như thế không thể tạo ra quá nhiều thay đổi trong tư tưởng của IS. Thực tế là chúng sẽ tiếp tục tuyển mộ thành viên và kiên trì theo đuổi những nguyên tắc cực đoan của mình. Nếu vậy, không còn cách nào khác là thế giới phải tiêu diệt hoàn toàn, nhổ tận gốc rễ IS, ông Powell khẳng định.
Duy Sơn
Theo VNE
Tờ 100 USD giả in hình thủ lĩnh IS
Một tệp tiền 100 USD giả in chân dung của thủ lĩnh nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) được tìm thấy ở phía bắc Israel.
Tờ 100 USD giả in hình thủ lĩnh IS và Jabhat Al-Nusra. Ảnh: Jpost
Theo Jpost, những tờ tiền giả được phát hiện ở nhà trẻ tại làng Sdeh Eliezer. Một người bảo vệ đã nhìn thấy tệp tiền trên gần hàng rào của nhà trẻ.
Mặt trước của các tờ tiền giống hệt tờ 100 USD thật, ngoại trừ chân dung của một trong những người sáng lập nước Mỹ Benjamin Franklin bị thay thế bằng thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.
Ở góc phải còn có chân dung của Abu Muhammad Al-Julani, thủ lĩnh nhóm Jabhat Al-Nusra chống chính quyền Syria.
Mặt sau của tờ tiền in hình ảnh một phiến quân đã chết và thông điệp bằng tiếng Arab: "Đây là cái kết của đồng tiền dơ bẩn. Hãy quay lại với Chúa của các người đi. Người tốt là những kẻ có lỗi biết sám hối".
Người bảo vệ đã bàn giao số tiền giả cho cảnh sát. Họ nhanh chóng phát hiện các tờ tiền tương tự ở nhiều địa điểm khác trong khu vực. Cảnh sát nghi ngờ đây có thể là một hình thức tuyên truyền của những phần tử ủng hộ IS tại Israel và đã mở cuộc điều tra.
Cũng có giả thiết cho rằng các tờ tiền do quân đội Syria thả xuống để thuyết phục các chiến binh Hồi giáo cực đoan hạ vũ khí và gió đã mang chúng đến khu vực trên.
Thủ đô Damascus của Syria nằm cách biên giới với Israel ở cao nguyên Golan chưa đến 75 km. Golan là một cao nguyên chiến lược nằm giữa Syria, Israel, Lebanon và Jordan.
Quân đội Syria những tuần gần đây bắt đầu tiến công nhằm tái chiếm lãnh thổ tại một số thành trì của phe đối lập ở phía nam, trong đó có cao nguyên Golan và thành phố Daraa.
Cuối tuần trước, trong một đoạn ghi âm, thủ lĩnh IS al-Baghdadi đã lần đầu tiên đe dọa Israel và người Do thái.
Ước tính hơn 30 người Arab ở Israel âm mưu gia nhập nhóm Hồi giáo cực đoan này. Một số kẻ định thành lập chi nhánh của IS tại Israel, trong khi số còn lại sang Syria tham chiến.
Anh Ngọc
Theo VNE
Người Hồi giáo đua nhau mỉa mai thủ lĩnh IS Các thanh niên Hồi giáo trên khắp thế giới nói đùa rằng họ còn bận xem phim và làm bài tập nên không thể ra chiến trường theo lời kêu gọi của thủ lĩnh IS. Thủ lĩnh IS Abu Bakr Al-Baghdadi. Ảnh: AFP Cuối tuần trước, một tài khoản Twitter tung ra đoạn ghi âm của kẻ đứng đầu nhóm phiến quân Nhà...