Đàm phán thương mại Mỹ – Trung chỉ là ‘miếng mồi’ cho thị trường chứng khoán?
Các nhà phân tích nghi ngờ về tính hiệu quả của cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung dự kiến được khôi phục trong tình hình căng thẳng thương mại leo thang giữa hai bên.
Tin tức về cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung vào cuối tháng 8 mang tới những tín hiệu lạc quan cho thị trường chứng khoán Mỹ. Giá cổ phiếu của một số công ty nằm trong tâm điểm cuộc chiến thương mại nhảy vọt. Cổ phiếu công ty cung cấp sản phẩm nông nghiệp Bunge tăng 1,6% sau 9 tháng ở mức thấp. Procter&Gamble, công ty sản phẩm gia dụng tăng 1,5% lên 83,5 USD một cổ phiếu, mức cao nhất kể từ tháng 2. Công ty dụng cụ Stanley Black&Decker cũng tăng đến 1,5% sau ngày 15/8.
Dù vậy, các nhà quan sát vẫn đưa ra dự đoán khá u ám về việc cuộc đàm phán tới đây, cho rằng đó không phải là giải pháp thực sự.
Các chuyên gia nghi ngờ tính hiệu quả thực sự của đàm phán thương mại Mỹ-Trung sắp tới. (Ảnh minh họa: Tehran Times)
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 16/8 thông báo đã chấp nhận lời mời đối thoại từ Mỹ và sẽ cử phái đoàn do Thứ trưởng Thương mại Wang Shouwen dẫn đầu đến cuộc gặp. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow xác nhận Mỹ sẽ đón phái đoàn Trung Quốc cuối tháng 8 trong bối cảnh hai nước tìm kiếm giải pháp thoát khỏi cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang.
Theo SCMP, ông Davis Malpass – Thứ trưởng Tài chính Mỹ về các vấn đề quốc tế sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham gia đối thoại.
Trả lời CNBC, ông Kudlow, giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Mỹ, cảnh báo trước cuộc gặp rằng “chính phủ Trung Quốc, một cách tổng thể, đừng đánh giá thấp sự cứng rắn và quyết tâm tiếp tục cuộc chiến để loại bỏ các hàng rào và hạn ngạch thuế quan và phi thuế quan của Tổng thống Trump”. Trong khi đó bộ thương mại Trung Quốc tuyên bố nước này phản đối chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ thương mại của Washington, nhưng chào đón đối thoại dựa trên nguyên tắc có đi có lại, bình đẳng và toàn vẹn.
Video đang HOT
Việc ông Malpass – một quan chức cấp thấp được lựa chọn dẫn đầu đoàn đàm phán của Mỹ khiến nhiều người đặt câu hỏi về khả năng đưa ra thỏa thuận thành công khi Tổng thống Donald Trump từng có xu hướng từ chối thỏa thuận của ngay cả các quan chức cấp cao hơn trước đó thực hiện.
“Bộ Tài chính không chịu trách nhiệm về thương mại và Malpass không phải đúng người mà họ cần nói chuyện cùng” – Derek Scissors, học giả tại Viện doanh nghiệp Mỹ nhận định. “Tôi chỉ thấy đây là miếng mồi cho thị trường chứng khoán”
Sự bi quan này cũng là quan điểm chung của một số nhà quan sát khác. Họ cho rằng ít có khả năng xảy ra điều gì đột phá vì mất cân bằng thương mại đã gây ra rạn nứt sâu sắc và cả hai nước đều ngày càng nhận thức được rằng cuộc đối đầu đã vượt ra khỏi lĩnh vực thương mại và kinh tế.
James Zimmerman, cựu chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho rằng ông Malpass không có thẩm quyền để đàm phán được duy trì vững chắc. “Tất cả những gì ông ấy đạt được ở đàm phán, bao gồm giao thức cơ bản hoặc khả năng diễn ra cuộc đàm phán tiếp theo, có thể bị nhiều quan chức khác trong chính quyền Trump bác bỏ.” – ông nói.
Bắc Kinh và Washington đang kẹt giữa cuộc xung đột thương mại từ tháng 7, khi lệnh áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa của cả hai bên bắt đầu có hiệu lực. Washington chuẩn bị gói thuế tiếp theo lên 16 tỷ USD hàng Trung Quốc, dự kiến có hiệu lực ngày 23/8 và Bắc Kinh đã nói sẽ đáp trả động thái này.
Không có cuộc đối thoại cấp cao nào giữa hai bên diễn ra từ tháng 6, tuy nhiên SCMP dẫn các nguồn tin cho biết họ đã liên lạc không chính thức từ tháng 7/2018 để thảo luận về khả năng khôi phục đàm phán.
Các cuộc đàm phán thương mại trước đó được tổ chức từ tháng 3-6/2018 do Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đứng đầu đoàn Trung Quốc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đứng đầu đoàn Mỹ. Tuy nhiên không đạt được kết quả khả quan nào, thậm chí phản ứng gay gắt của Tổng thống Trump về những điều kiện Trung Quốc đưa ra càng khiến cuộc đối đầu thương mại thêm căng thẳng.
(Nguồn: SCMP)
Theo VTC
Bị Tổng thống Philippines chỉ trích hành vi vô pháp ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng thế nào?
Ngày 16/8 Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố "có quyền phản ứng với các tàu và máy bay nước ngoài đến gần các hòn đảo" nhằm phản ứng lại những chỉ trích của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về hành vi vô pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Theo Reuters, trong bài phát biểu ngày 14/8, trước nhiều quan chức ngoại giao bao gồm đại sứ Mỹ, Tổng thống Philippines Duterte nói Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với vùng không phận phía trên các đảo mới bồi đắp và vùng biển xung quanh trên Biển Đông là sai trái. Ông cũng cho rằng yêu cầu của Bắc Kinh buộc các bên phải rời khỏi khu vực này có thể trở thành tác nhân "châm ngòi xung đột".
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Reuters)
Trong một tuyên bố gửi Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các vùng biển và vùng trời nước này tuyên bố chủ quyền là lãnh thổ cố hữu, đồng thời khẳng định Trung Quốc vẫn luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải và các chuyến bay của các nước tại Biển Đông theo luật pháp quốc tế.
"Nhưng Trung Quốc có quyền thực hiện các bước cần thiết để đáp trả máy bay và các tàu nước ngoài cố ý đến gần hoặc xâm nhập vùng trời và vùng biển gần các đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, đáp trả các hành động khiêu khích đe dọa đến an toàn của người Trung Quốc", Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Theo SCMP, phát biểu của ông Duterte là lần hiếm hoi ông công khai chỉ trích Trung Quốc, trong khi trước đó ông từ chối phản đối Bắc Kinh, vì muốn phát triển mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai bên.
Tổng thống Philippines kêu gọi Trung Quốc sẽ kiềm chế hành động của mình, cảnh báo rằng động thái này nếu tiếp diễn có khả năng sẽ dẫn tới xung đột.
"Họ phải suy nghĩ lại về điều đó, vì tuyên bố vô lý này sẽ là tác nhân gây xung đột một ngày nào đó" - ông Duterte nói về động thái tuyên bố chủ quyền không phận của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Anh không thể tạo ra một hòn đảo nhân tạo trên vùng biển quốc tế, vậy mà anh lại nói không phận phía trên các đảo nhân tạo đó là của anh. Điều đó là hoàn toàn sai lầm, vùng biển này là vùng biển quốc tế." - ông Duterte nói.
Ông nói thêm rằng quyền tự do hàng hải, tàu thuyền di chuyển cần được đảm bảo và không cần ai cho phép để đi qua một vùng biển mở quốc tế.
Theo Reuters, Trung Quốc trước đó cũng tức giận khi Mỹ cử tàu quân đội và máy bay đến gần các đảo do nước này chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông để thực hiện quyền tự do hàng hải. Trung Quốc cho rằng đây là động thái khiêu khích và nguy hiểm.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nga chỉ trích động thái khiêu khích Triều Tiên của Mỹ Bộ Ngoại giao Nga ngày 16/8 cho biết các lệnh trừng phạt mới do Mỹ áp đặt lên một cá nhân và công ty Nga vì cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận với Triều Tiên có thể làm hỏng tiến trình hòa bình trên bán đảo vùng Đông bắc Á này. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng "Washington...