Đàm phán hạt nhân Iran bắt đầu bước vào thời điểm lịch sử
Ngày 27/6, tại thủ đô Vienna (Áo), Mỹ và các cường quốc hạt nhân khác thuộc nhóm P5 1 bắt đầu cuộc đàm phán nước rút với Iran nhằm đạt được một thỏa thuận cuối cùng trước thời hạn chót là 30/6.
Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani (thứ 2, phải) và các nghị sỹ tại phiên họp ở Tehran. (Nguồn: TTXVN)
Cuộc đàm phán này được kỳ vọng sẽ khép lại những tranh cãi về chương trình hạt nhân của Iran giữa nước này với phương Tây trong suốt 13 năm qua . Tuy nhiên, các nguồn thân cận với giới đàm phán Iran cho biết nhiều vấn đề bất đồng vẫn tồn tại.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia Iran, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi tuyên bố đã có tiến bộ trong các vòng đàm phán trước, nhưng vẫn tồn tại những bất đồng về những vấn đề then chốt.
Cụ thể các vấn đề này là gì không được ông Araghchi nêu rõ, nhưng theo truyền thông Iran, thì đó là lịch trình bãi bỏ trừng phạt, kiểm tra các cơ sở quân sự, triển vọng chương trình hạt nhân Iran, quy mô chương trình nghiên cứu hạt nhân của đất nước này.
Video đang HOT
Cuối tuần trước, giới chức Mỹ đã đề cập đến khả năng đàm phán có thể kéo dài thêm vài ngày sau ngày 30/06. Iran và Pháp cũng tỏ ý hoài nghi về việc giữ được đúng thời hạn.
Trong sáng ngày 27/6 (theo giờ Áo), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có cuộc gặp với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif để thảo luận trước về cuộc đàm phán giữa P5 1 và Iran.
Iran và nhóm 5 1 bao gồm Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Đức đã đạt được thỏa thuận sơ bộ hồi tháng Tư vừa qua tại Thụy Sĩ.
Các bên đặt mục tiêu tới ngày 30/6 tới sẽ đạt được thỏa thuận toàn diện cuối cùng để có thể kết thúc hồ sơ hạt nhân Iran, một trong những hồ sơ được xem là gai góc nhất trong quan hệ quốc tế đương đại.
Sau nhiều năm căng thẳng và 20 tháng thương lượng ráo riết, đây được xem là thời điểm lịch sử có thể ký kết một thỏa thuật hạt nhân với Iran với mục tiêu là bảo đảm sao cho chương trình hạt nhân Tehran hoàn toàn phục vụ mục tiêu dân sự. Đổi lại, quốc tế sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đè nặng lên kinh tế Iran từ năm 2005./.
Theo Vietnam
Arap đàm phán mua vũ khí hạt nhân của Pakistan nhằm đối phó Iran
Tờ The Sunday Times của Anh vừa đưa tin Arap Saudi được cho là đã đàm phán với Pakistan về việc mua vũ khí hạt nhân của nước này trong bối cảnh các cường quốc tế và Iran có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân vào tháng tới.
Đây được xem là bước đi mang tính chiến lược của Riyadh trong bối cảnh nước này ngày càng tỏ ra quan ngại về thỏa thuận hạt nhân của Iran với các cường quốc thế giới.
Căng thẳng trong khu vực đã gia tăng sau khi nhóm P5 1 và Iran đạt được một thỏa thuận sơ bộ về chương trình hạt nhân của Iran, khiến Arap Saudi lo ngại rằng hậu quả của thỏa thuận này có thể dẫn đến việc lới lỏng các lệnh cấm vận đối với Iran, tạo điều kiện cho họ tiếp tục phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân Shaheen của Pakistan
Bằng chứng về mối quan hệ căng thẳng này là việc nhà vua Arap Saudi Salman đã không tham dự một hội nghị thượng đỉnh tại Washington do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì với lãnh đạo của 3 quốc gia vùng Vịnh khác.
Theo The Sunday Times, trong 30 năm qua, Arap Saudi đã tài trợ cho chương trình hạt nhân của Pakistan. Việc Saudi Arabia quyết định mua bom hạt nhân là do mối đe dọa mà nước này nhận thấy từ phía Iran.
Một nguồn tin quân sự khu vực này cảnh báo rằng nếu Arap Saudi gia nhập "Câu lạc bộ hạt nhân," có thể thôi thúc cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập cũng noi gương nước này trang bị vũ khí hạt nhân, khiến nguy cơ về một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ngày càng hiện hữu trong khu vực.
Tuy nhiên, bình luận về thông tin này, một nguồn tin ngoại giao Pakistan khẳng định rằng thông tin trên hoàn toàn không có cơ sở và nước này không có kế hoạch bán vũ khí hạt nhân cho Arap Saudi hay bất kỳ quốc gia nào khác.
"Không có việc chuyển giao bất kỳ vũ khí hay công nghệ khoa học nào cho bất kỳ quốc gia nào khác. Vũ khí hạt nhân của chúng tôi là lực lượng răn đe", nguồn tin nói và cho biết thêm rằng, chương trình này được tạo ra để đối phó với chương trình vũ khí hạt nhân của Ấn Độ.
Theo_An ninh thủ đô
Điểm danh tàu ngầm "khủng" nhưng kém nhất trong lịch sử Trong lịch sử, các cường quốc đã tạo hàng chục kiểu tàu ngầm tối tân nhưng không ít trong số đó tuy gọi là tối tân nhưng lại là những tàu ngầm kém nhất. USS Thresher (SSN-593), Mỹ: Đây là tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên thuộc lớp Permit, được hạ thủy vào năm 1961. Theo National Interest, ở thời điểm...