Đàm phán 3 bên tại Nhật Bản về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên
Ngày 12/9, đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã khởi hành đến Nhật Bản để tham gia các cuộc hội đàm 3 bên và song phương với những người đồng cấp Mỹ và Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên.
Lần gần đây nhất 3 đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tổ chức một cuộc họp ba bên là tại Seoul vào tháng 6 vừa qua.
Đặc phái viên Hàn Quốc về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên Noh Kyu-duk (giữa), Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Sung Kim (trái) và Vụ trưởng Vụ Các vấn đề châu Á-châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Takehiro Funakoshi (phải) tại cuộc họp ba bên ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 21/6/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới trước khi lên đường, ông Noh Kyu-duk nói: “Tôi kỳ vọng rằng những cuộc hội đàm sắp tới sẽ là một bước đi hiệu quả nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên”.
Video đang HOT
Trong chuyến công du kéo dài 3 ngày, đặc phái viên hạt nhân Hàn Quốc sẽ có cuộc gặp 3 bên với những người đồng cấp Mỹ và Nhật Bản – lần lượt là ông Sung Kim và ông Takehiro Funakoshi – để thảo luận về những biện pháp tăng cường phối hợp chính sách tái can dự với Triều Tiên giữa lúc xuất hiện những dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân sản xuất plutoni.
Theo quan chức ngoại giao Hàn Quốc, các cuộc hội đàm sẽ tập trung vào các vấn đề chính gồm viện trợ nhân đạo và các biện pháp khuyến khích khác để thúc đẩy Triều Tiên quay trở lại đối thoại trong bối cảnh nước này gặp nhiều khó khăn kinh tế và chịu những ảnh hưởng tiêu cực do phải đóng cửa biên giới để phòng ngừa đại dịch COVID-19 lây lan. Ông nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất lúc này là bắt đầu các cuộc đàm phán với Triều Tiên. Hiện đã có những tiến bộ đáng kể trong các cuộc thảo luận về việc Hàn Quốc và Mỹ cùng thực hiện các dự án hợp tác nhân đạo hỗ trợ Triều Tiên.”
Đặc phái viên hạt nhân Noh Kyu-duk cũng cho biết trong cuộc riêng với người đồng cấp Nhật Bản Funakoshi trong ngày 13/9, ông sẽ giải thích về các cuộc tham vấn giữa Seoul-Washington và thảo luận về quan hệ hợp tác song phương. Sau đó, ngày 14/9, ông sẽ gặp quan chức ngoại giao Mỹ Sung Kim.
Chuyến đi này của đặc phái viên hạt nhân Hàn Quốc được thực hiện ngay sau chuyến công tác của đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Sung Kim tới Seoul, thảo luận về biện pháp phối hợp để khởi động các cuộc đàm phán bị đình trệ với Bình Nhưỡng. Quan chức Washington đã khẳng định Mỹ không có ý định thù địch với Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ gần gũi giữa Washington và Seoul nhằm giải quyết các vấn đề Triều Tiên thông qua ngoại giao và can dự, bao gồm cả trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo.
Đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều rơi vào thế bế tắc từ năm 2019 dưới thời Tổng thống Donald Trump. Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Washington và Bình Nhưỡng tiếp tục có những bình luận khá gay gắt về đối phương, phủ bóng đen lên triển vọng đàm phán trong nhiều tháng. Dù chính quyền Tổng thống Biden chưa tỏ ý sẵn sàng nhượng bộ, song các chuyên gia cho rằng cách tiếp cận có thể thay đổi khi hai bên trở lại đối thoại.
Nhật Bản và các nước Thái Bình Dương nhất trí thắt chặt quan hệ quốc phòng
Ngày 2/9, tại cuộc "Đối thoại Quốc phòng Nhật Bản - các đảo quốc Thái Bình Dương" lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến, các bộ trưởng quốc phòng đến từ Nhật Bản và 13 quốc đảo Thái Bình Dương đã cam kết siết chặt quan hệ hợp tác để duy trì trật tự hàng hải.
Chủ trì cuộc đối thoại là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết thúc đối thoại, các bộ trưởng quốc phòng ra tuyên bố chung tái khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở - một sáng kiến của Mỹ và Nhật Bản.
Theo tuyên bố chung, các đại biểu nhất trí về sự cần thiết phải có được "nhận chức chung và xây dựng niềm tin giữa các bên nhằm giải quyết các thách thức an ninh trong khu vực".
Ngoài nội dung trên, bộ trưởng quốc phòng các nước cũng thảo luận về hợp tác cứu trợ thiên tai và biến đổi khí hậu trong bối cảnh các quốc đảo ngày càng lo ngại về mực nước biển dâng cao. Các nước cũng khẳng định cam kết đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa một cách toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược về các chương trình hạt nhân và vũ khí của Triều Tiên.
Cuộc đối thoại này diễn ra tiếp sau cuộc họp giữa lãnh đạo Nhật Bản và các nước Thái Bình Dương hồi tháng 7, trong đó các nước nhất trí hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. 13 đảo quốc ở Thái Bình Dương gồm Quần đảo Cook, Fiji, Kiribati, Quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru, Niue, Palau, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu và Vanuatu. Các đại diện đến từ Mỹ, Anh, Pháp, Austalia, Canada và New Zealand cũng tham dự cuộc đối thoại này.
Mỹ hy vọng Triều Tiên sẽ hồi đáp đề nghị đối thoại của Washington Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 21/6 tuyên bố Washington sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên vào bất cứ thời điểm nào tại bất kỳ địa điểm nào, đồng thời khẳng định đề nghị mới nhất của Mỹ sẵn sàng nhóm họp mà không cần điều kiện tiên quyết. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price....