Đâm nát ô tô mới mua, tôi run rẩy báo cho chồng, không tin nổi phản ứng của anh
Nhìn chiếc ô tô mới mua bị mình làm nát bét, tôi gọi điện báo tin với chồng mà sợ đến run rẩy, vì chồng tôi đã phải vay mượn nhiều để mua nó sau bao năm mơ ước.
Từ lâu, chồng tôi đã mơ ước mua được chiếc ô tô để đi lại cho tiện. Trước đây mỗi lần về quê nội và hay ngoại, muốn đi chơi là chúng tôi cứ phải cuốc bộ hoặc đi chiếc xe máy cà tàng mượn của anh chị, và chồng tôi rất khó chịu.
Tôi không tán thành chuyện mua xe, vì hiện tại chúng tôi đang phải ở trọ, nếu có tiền thì tôi nghĩ trước hết cứ mua nhà ở là tốt nhất.
Đến khi chúng tôi dành dụm được 400 triệu đồng, chồng quyết định mượn thêm chị gái 200 triệu nữa để mua được chiếc ô tô đã qua sử dụng. Biết tôi sẽ ngăn cản, anh không bàn bạc kế hoạch với tôi mà khi mua được xe rồi mới báo tin cho vợ biết.
Chuyện đã xảy ra rồi, tôi đành thuận theo ý chồng và đồng ý đi học lái xe cùng anh. Sau khi lấy được bằng lái, vợ chồng tôi thường xuyên sử dụng ô tô mỗi khi đi công việc.
Chủ nhật vừa rồi, chồng đi làm, ở nhà rảnh rỗi nên tôi nổi hứng lái xe đến rủ bạn đi chơi. Trên đường đi tới nhà bạn, do tay lái còn kém, tôi tông mạnh vào chiếc xe đang đi phía trước. Hậu quả là xe tôi bị nát phần đầu. Tôi may mắn không bị thương nhưng khủng hoảng tâm lý.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Nhìn chiếc xe nát bét, toàn thân tôi run rẩy sợ hãi vì không biết phải nói sao với chồng. Toàn bộ tiền tiết kiệm của chúng tôi đã được dồn vào mua xe, đi chưa được bao lâu đã hỏng. Lần này trở về, tôi sẽ bị chồng đuổi ra khỏi nhà mất, chí ít thì cũng mắng tơi tả rồi giận không biết đến khi nào. Phải mất 15 phút sau tôi mới thu được can đảm để gọi điện báo tin xấu cho chồng.
Khi chồng hớt hải chạy đến hiện trường, tôi mếu máo, sợ sệt nhìn anh nói lời xin lỗi. Không ngờ chồng lại ôm chặt lấy tôi, vỗ vỗ vào lưng tôi nói: ” Em không bị sao là tốt rồi, của đi thay người”. Bất ngờ vì đã chẳng bị mắng lại còn được động viên, cảm nhận sự lo lắng của chồng dành cho mình, cục đá nặng trong lòng tôi rơi xuống, tôi òa khóc trong tay anh vì quá ấm lòng.
Sau vụ tai nạn đó, chồng khuyên tôi ngừng lái ô tô vì tay lái của tôi quá yếu, xử lý tình huống kém, nếu cứ đi sẽ không an toàn. Chồng nói rất đúng nhưng tôi vẫn muốn được tự cầm tay lái để chủ động công việc, không phụ thuộc vào anh. Liệu những nhược điểm đó của tôi có thể khắc phục được bằng cách cứ tự lái thật nhiều, thật thường xuyên không nhỉ?
Mẹ chồng đòi cả trăm triệu tiêu cuối năm lý do đưa ra khiến con dâu bất ngờ đến sốc
Dịp cuối năm, mẹ chồng tôi lại đưa ra loạt yêu sách, trong đó có khoản tiền rất lớn để bà tiêu vặt, về quê.
Cuối năm biết bao nhiêu là việc cần giải quyết, công ty tăng cường làm thêm, báo cáo sổ sách, tổng kết... cứ gọi là ngập đầu. Vậy mà, lại phải lo tiền để chu cấp cho mẹ chồng tiêu pha vào dịp này cũng đủ để "chóng mặt". Năm nào cũng vậy, mẹ chồng tôi đòi hỏi vợ chồng tôi phải đưa tiền cho bà đi chơi, sắm Tết, biếu tặng họ hàng...
Hôm vừa rồi tôi tiếp tục nhận được yêu cầu của mẹ chồng mà không khỏi sốc. Mẹ chồng tôi nói thẳng cho tôi, cuối năm con phải chuẩn bị cho mẹ một chuyến xe riêng để mẹ về quê nội, quê ngoại của mẹ. Còn phải chuẩn bị quà, tiền để biếu xén anh em, họ hàng và một số bạn thân của mẹ dưới quê, phải chu đáo hơn năm ngoái.
Mẹ chồng tôi còn nói: "Ngày xưa, ai cũng tốt với mẹ, nên giờ ở xa, cuối năm cũng phải quà cáp cho chu đáo, không là họ cười cho dân thành phố gì mà quà bèo bọt. Đến nhà ai chơi, thấy họ làm gì, bán gì cũng phải mua ủng hộ họ với giá gấp đôi họ bán. Con đi cùng thì chi hộ mẹ, không thì chuẩn bị tiền cho mẹ tự đi".
Nhẩm tính sơ sơ mẹ chồng tôi về hai quê, rồi tiền tiêu của mẹ chồng dịp cuối năm trên này nữa, ngót nghét cũng đến cả trăm triệu. Mẹ chồng tôi nói, giờ họ hàng, người quen không mấy ai thích được tặng đồ nội đâu, họ chỉ thích loại xịn, nhập khẩu nó mới "oách". Cố gắng cho mỗi nhà một chai rượu ngoại, loại bình thường cũng được. Mẹ chồng tôi còn kể, có lần tặng quà ở quê bị chê nên giờ phải chú ý.
Ảnh minh họa
Bình thường mẹ chồng tôi tiết kiệm với con cháu lắm, nhưng mỗi lần về quê thì không khác Việt kiều về nước, bắt tôi phải dẫn đi mua vài bộ quần áo, giầy dép, làm tóc... Đi đến cửa hàng nào cũng tiện thể mua tặng người này, người kia dưới quê. Tôi đi cùng trả tiền mà méo mặt.
Về quê rồi, mẹ chồng tôi gặp ai cũng tặng quà, cho tiền. Đến nỗi, chỉ cần nghe tin có bà về quê là trẻ con lũ lượt kéo đến xin tiền, xin bánh kẹo. Mỗi lần từ quê lên là cả một xe ô tô chất đầy đồ quê mà mẹ chồng tôi mua với giá "khách Tây", khổ nỗi mang về chất đống không ai ăn, dùng những đồ đó, đúng là tốn kém, lãng phí.
Thấy tôi nói dạo này công ty cũng đang khó khăn chưa tiết kiệm được là bao, còn thưởng Tết thì chưa có... Mẹ chồng nổi giận, đổi giọng xưng tôi - cô với tôi. Bà nói luôn lý do tôi phải đưa cho bà tiền: "Tiền đó cô phải đưa tôi chứ không phải tôi ngửa tay xin nhé. Cô ở nhà chồng không phải đóng tiền nhà, cả năm nay tôi vất vả thu dọn nhà cửa, cơm nước những lúc cô bận việc, về muộn. Tôi còn chăm con cho cô khi tụi nó liên tục nghỉ học vì dịch... Nếu thuê giúp việc và thuê nhà, không phải tới cả trăm triệu à?".
Tôi thực sự choáng váng khi nghe mẹ chồng nói thế. Nếu mà mẹ tôi đòi mấy khoản này, tôi thà đi ở trọ còn sướng hơn. Đem việc này kể với chồng, anh ấy cũng thấy vô lý nhưng cũng động viên tôi cố gắng thu xếp được bao nhiêu thì đưa, không phải vay mượn để đưa cho bà. Cuối năm, cố để nhà cửa yên ấm.
Tôi không thể chu cấp được theo ý thích của mẹ chồng vì thu nhập của tôi và chồng có hạn. Tôi rất buồn khi mẹ chồng còn tính toán chuyện chăm cháu, vợ chồng tôi ở nhà bà...
Bây giờ tôi rất buồn và bối rối, không biết phải làm gì để mẹ chồng tôi hiểu. Tôi có nên cố để lo tiền đưa cho mẹ chồng cho bà vừa lòng, hay chỉ đưa một khoản hợp lý để mẹ chồng chấm dứt kiểu đòi hỏi quá đáng?
Xin được giấu tên
Ở cữ mẹ chồng khắc nghiệt cho ăn đói, nhìn bát cơm của bà tôi khóc lả biết nguyên do Hôm qua bữa cơm tối chỉ có mỗi canh rau và chút muối vừng, tôi không ăn nổi nên đến đêm đói quá mới xuống bếp tìm xem có gì ăn không. Tôi không muốn về quê nội ở cữ nhưng chồng kiên quyết bắt nghe theo. Anh bảo mình còn bận nhiều việc, không có thời gian chăm tôi và con, về...