“Đắm mình” trong vườn tre Sơn Trà Tịnh Viên
Nằm cách trung tâm thành phố 10km về phía đông bắc, Sơn Trà Tịnh Viên được biết đến là khu bảo tồn tre trúc độc đáo ở bán đảo Sơn Trà và cũng là duy nhất ở khu vực miền Trung.
Nơi đây quanh năm ngập tràn một màu xanh tre trúc, không khí trong lành, không gian yên tĩnh.
Là một nơi đã có hơn 100 loài trên tổng số gần 300 loài tre trúc ở Việt Nam. Nơi đây có một nét đẹp rất riêng, rất khác biệt khiến bạn phải trầm trồ thích thú khi đặt chân đến đây.
Sơn Trà Tịnh Viên là một trong ba khu bảo tồn tre, trúc ở Việt Nam, bên cạnh vườn tre ở Viện khoa học lâm nghiệp (Phú Thọ) và làng tre Phú An (Bình Dương), được tạo nên bởi sư thầy Đại đức Thích Thế Tường đầy tâm huyết. Cơ duyên đến vào tháng 9 năm 2005 khi một Phật tử ngưỡng mộ tâm huyết của thầy cúng dường 1 ha đất khu suối đá ở một thung lũng bán đảo Sơn Trà giúp thầy được trồng tre, trúc như tâm nguyện. Khi ấy, rừng núi hoang sơ, bạt ngàn lau sậy, thầy đã dựng nên một am nhỏ là nơi để tu hành và sinh sống. Thầy từng bước miệt mài phát quang rừng rậm, làm đường, đào lên hồ nước hàng trăm mét vuông, trồng sen rồi dùng nước tưới tre, trúc, tạo môi trường sinh thái. Thầy lao động cần mẫn ngày qua ngày, để rồi hơn một năm sau đó tạo nên “Khu bảo tồn tre trúc Việt” như hôm nay.
Thêm vào đó, thầy vẫn ngày ngày đem hết sức lực, tâm huyết tự mình tìm kiếm, khảo cứu, và nhân giống các loại tre, trúc. Từ trúc ở Hóa Long, tre đen ở Bắc Kạn, tre, lồ ô Làng Ngà, trúc quân tử ở Đà Lạt đến trúc đen núi Yên Tử trong sách Đỏ đều được đưa về nơi đây nhân giống, vươn mình phát triển xanh tốt. Sơn Trà Tịnh Viên đã có hơn 100 loài trên tổng số gần 300 loài tre trúc ở Việt Nam. Hơn một thập kỷ qua, sư thầy đã biến một vùng rừng núi hoang vu trở thành Sơn Trà Tịnh Viên giá trị cao cả về văn hóa, sinh thái, lẫn du lịch.
Video đang HOT
Thứ bạn thấy đầu tiên khi đến với Sơn Trà Tịnh Viên là tre, đi vào bên trong điều khiến bạn dừng lại ngắm nghía chắc chắn là hồ cá của các thầy. Hồ chứa rất nhiều loại cá đẹp và lớn, đủ các loại màu sắc, mà thích thú nhất là chúng rất dạng người bơi sát mặt nước để hiện rõ thân hình to lớn sặc sỡ của chúng.
Bên trong là vườn tre nơi chúng tôi dừng lại và checkin cùng nhau, tại đây có nhiều khoảng trống bằng phẳng để dừng chân nghỉ ngơi. Phía sau Sơn Trà Tịnh Viên nơi có dòng suối chảy xuống là đồi núi cũng là vị trí yên tĩnh nhất của Bảo Tàng Tre. Với nhiều tảng đá xanh màu rêu phong và lấy vàng tràn ngập dưới mặt đất chúng tôi cứ ngỡ mình đang lạc vào một khu rừng chưa từng đặt chân đến. Nếu may mắn, ngoài nghe tiếng chim hót bạn còn nhìn thấy một số chú chim đang chuyền cành. Quả thật là một trải nghiệm thú vị sau những ngày làm việc tất bật nơi thành thị phồn vinh ngay phía dưới.
Thúy An (t/h)
Theo dulich.petrotimes.vn
Dừng tổ chức lễ hội, du khách vẫn tấp nập về Yên Tử
Sáng nay, 2-1 nhiều dòng khách thập phương vẫn đổ về non thiêng Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) hành hương dù trước đó, chính quyền TP.Uông Bí, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã ra công văn yêu cầu dừng tổ chức lễ hội xuân năm nay tại các chùa, di tích trên địa bàn thành phố, trong đó có Yên Tử.
Rất đông người dân vẫn đến Yên Tử lễ Phật, cầu nguyện đầu năm
Theo đó, tại khu vực quảng trường - nơi diễn ra lễ khai hội Yên Tử hàng năm, lễ đài đã dừng trang trí thêm và không gian khá vắng lặng.
Nơi diễn ra lễ khai hội vắng vẻ
Tuy vậy, tại hầu hết các nơi khác trong khu vực danh thắng quốc gia Yên Tử vẫn tấp nập khách thập phương du xuân lễ Phật; từ chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên, khu vực các nhà ga cáp treo, tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, chùa Đồng trên đỉnh thiêng Yên Tử cho đến khắp các con đường lên núi,... đều khá đông đúc.
Các hoạt động bán vé tham quan, vé xe điện và cáp treo vẫn hoạt động phục vụ khách du xuân
Các hoạt động bán vé tham quan, vé đi cáp treo, vận chuyển du khách của các xe điện, các ga cáp treo vẫn diễn ra bình thường.
Từng dòng người nối nhau lên núi ngoạn cảnh chùa, lễ Phật
Sau những ngày mưa rét trong ba ngày Tết, từ mùng 5 trở đi, miền Bắc nắng ráo, thời tiết ấm áp thuận lợi cho việc du xuân.
CTV Báo Giác Ngộ có mặt tại Yên Tử ghi nhận, ngày 31-1 (tức mùng 7 tháng Giêng) trên núi Yên Tử thời tiết rất đẹp: trời xanh, nắng nhẹ. Có thể nói chưa năm nào thời tiết đẹp đến thế. Thông thường vào thời gian này mọi năm, độ cao từ chùa Hoa Yên lên chùa Đồng sẽ bị sương mây mờ mịt bao phủ, thậm chí đứng cách 5 mét cũng không thể nhìn thấy.
Dòng người nối nhau lên non Yên Tử
Cầu nguyện tại khu tháp Huệ Quang
Chụp ảnh lưu niệm trong ngày nắng đẹp
Năm nay, không gian trong suốt không có chút mây mù nào nên du khách quan sát được toàn cảnh núi Yên Tử, phóng tầm mắt về phía xa chiêm bái cảnh Bụt, chùa Phật. Đất trời không còn lạnh, vắng gió đó đến độ trên đỉnh Yên Tử mà nhiều người phải cởi bớt áo khoác, thời tiết dễ chịu.
Chiêm bái Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Vào thời gian này, hiếm khi thời tiết Yên Tử mát mẻ và trong trẻo thế này...
Dù thời tiết đẹp, nhưng theo khuyến cáo của Chính phủ và các cơ quan chức năng, du khách nên hạn chế đi du lịch đến nơi đông người, hạn chế đến các lễ hội và hành hương đông người trong những ngày này. Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp từ virus corona theo tinh thần của chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Và để kiểm soát dịch bệnh này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cũng đã ký Công văn 391/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng chống dịch bệnh trong hoạt động tổ chức lễ hội đầu năm Canh Tý 2020.
Chu Minh Khôi
Theo giacngo.vn
Quảng Nam: Quảng trường 24-3 rực rỡ trước Tết Canh Tý 2020 Những ngày cận Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, công tác trang trí đón xuân Canh Tý 2020 đã rộn ràng khắp các tuyến đường ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Các loại hoa đang khoe sắc dưới ánh nắng xuân. Cùng với sắc hoa rực rỡ, các công cụ nhà nông được trưng bày bắt mắt ở Quảng trường 24-3,...