Đam mê phượt thì nhất định phải đi và khám phá 9 cung đường đèo đẹp và gian nan nhất miền Bắc này
Khám phá trọn những cung đường quanh co, đổ dốc khắp những con đèo này thì bạn cũng có thể tự gọi mình là phượt thủ rồi đó!
Khi còn trẻ là lúc ta còn khỏe, còn đam mê rực cháy, là lúc ta phải đi để trải nghiệm. Và với những người lỡ say đắm màu xanh của núi đồi Đông Bắc, cái rợn ngợp của vùng Tây Bắc thì những cung đường đèo quanh co ở nơi đây là vẻ đẹp không thể chối từ.
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái biết bao cảnh sắc tuyệt mĩ, ngay cả những con đường đá, bê tông uốn quanh sườn núi cũng đủ khiến bạn cảm thấy chặng đường đi qua thật đáng nhớ rồi. Và tuổi trẻ này hãy cùng bạn bè vững tay lái chinh phục hết 9 con đường đẹp nhất, hùng vĩ nhất miền Bắc nhé!
1. Đèo Mã Pì Lèng – Hà Giang
Đèo Mã Pí Lèng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Con đường này kéo dài tận 20km từ thị trấn Đồng Văn đến huyện Mèo Vạc.
Mã Pí Lèng gồm 9 khúc quanh co, hai bên đường là vách đá dựng đứng và vực sâu thẳm vô cùng hiểm trở đòi hỏi các tay lái phải vững tim, chắc tay lái mới có thể vượt qua được.
Cánh cổng bất đầu chinh phục Mã Pí Lèng (Ảnh: Chung Quốc Thành)
Mã Pí Lèng như một dải lụa trắng vắt ngang ngọn núi (Ảnh: Ngọc Nguyễn)
Trên hành trình chinh phục con đèo này sẽ có một mỏm đá nằm cheo leo giữa vách núi là điểm check in được yêu thích nhất của các phượt thủ. Từ đây bạn có thể ngắm nhìn xuống con sông Nho Quế sẻ đôi con đường, một nhánh là đường tới Săm Pun còn một nhánh tới đỉnh Mã Pí Lèng.
Từ Mã Pí Lèng nhìn xuống sông Nho Quế – Hẻm vực Tu Sản (Ảnh: Ngọc Anh NT)
2. Đèo 14 tầng – Cao Bằng
Đèo 14 tầng Mẻ Pja có chiều dài lên đến 2,5 km, 14 tầng của con đèo thực tế là 14 khúc cua gấp, dựng đứng với hai bên là núi cao trùng điệp. Nhiều phượt thủ khẳng định đi hết 14 khúc cua thấy “nổi da gà”, phải phanh từng tí và đi rất chậm.
Ảnh: Thành Nguyễn
Không giống hầu hết các con đèo khác ở Việt Nam chỉ cần đi xe máy là lên tới đỉnh. Ở đèo Mẻ Pja, để lên tới điểm cao nhất và thu trọn không gian núi rừng, bạn sẽ phải trekking xuyên rừng men theo sườn núi của đèo. Thời gian leo lên đỉnh mất khoảng 1 tiếng (cả lên và xuống), chính vì vậy các bạn nên mang theo nước và đồ ăn nhẹ.
Mặc dù sự hiểm trở của 14 tầng đường đèo, nơi đây vẫn thôi thúc con người khao khát muốn được chinh phục vì nét bí ẩn của nó.
Ảnh: Thượng Đinh
3. Đèo Ô Quy Hồ – Lào Cai/Lai Châu
Đèo Ô Quy Hồ nằm trong “tứ đại đỉnh đèo”, là con đèo dài nhất và đẹp nhất Sapa (khoảng 20km). Ô Quy Hồ có khá nhiều khúc cua gấp nên khi phượt xe máy bạn phải thật cẩn thận.
Video đang HOT
Ảnh: Vũ Quân
Đường bê tông không khúc khuỷu nhưng nhiều khúc cua
Từ đỉnh Ô Quy Hồ, bạn có thể nhìn thấy dãy Hoàng Liên Sơn mờ ảo sương khói, đỉnh Fansipan mù sương giữa nắng chiều. Du khách nên đi phượt Ô Quy Hồ vào lúc chiều tà để được ngắm nhìn cảnh hoàng hôn lẩn khuất trong những tầng sương – khung cảnh đẹp nhất của vùng núi Tây Bắc.
Hoàng hôn đèo Ô Quy Hồ (Ảnh: Nhật Hoàng)
4. Cung đường chữ S – Mộc Châu/ Sơn La
Cung đường chữ S của Mộc Châu không phải là một nơi xa lạ với tín đồ xê dịch. Về độ hiểm trở thì cung đường này có phần kém cạnh những con đèo ở Hà Giang hay Lào Cai vì những khúc cua hình chữ S rộng và dễ đi. Tuy vậy, điều thu hút các tín đồ check in tới đây là bởi cảnh đẹp ở đây quá đỗi nên thơ, mọi góc chụp đều có thể cho bạn bức ảnh “phượt” để đời. Đoạn đường này không nằm gần thị trấn mà thuộc huyện Vân Hồ, từ Hà Nội đi lên Mộc Châu bạn có thể thấy cung đường chữ S
Ảnh: Hạnh Hạnh
Ảnh: Bùi Hồng Thu
5. Cung đường Bình Liêu – Quảng Ninh
Bình Liêu là con đường mang tính “chinh phục” cho các phượt thủ, đây là tuyến đường biên giới giáp ranh với Trung Quốc. Phượt trên cung đường Bình Liêu bạn sẽ thấy từng cột mốc như cột mốc 1297, 1300, 1302,… và đặc biệt nhất là cột mốc 1305 được mệnh danh là “sống lưng khủng long”.
Ảnh: Nguyễn Thanh Luân
Cột 1305 là mốc biên giới cao nhất ở Bình Liêu và cả tỉnh Quảng Ninh. Bạn sẽ phải trekking khoảng 2km để lên tới đỉnh cột mốc, con đường này uốn lượn, 2 bên dốc xuống tạo ra một gờ lối đi ở giữa nên được gọi là “sống lưng khủng long”. Thiên đường mây mù trên đỉnh Bình Liêu chính là thứ thu hút mọi du khách vượt qua núi rừng để khám phá
Ảnh: Thượng Đinh
6. Dốc Thẩm Mã
Dốc Thẩm Mã dẫn đến cao nguyên đá Đồng Văn là một đoạn đèo nhỏ có chín khúc uốn lượn, tuy độ dốc không cao nhưng cua khá “gắt”. Theo nghĩa đen, thì nơi đây hồi xưa được dùng để thẩm định những con ngựa tốt hay yếu, người ta cho ngựa thồ hàng từ chân dốc lên tới đỉnh. Con nào vượt qua thì được người dân giữ lại làm công cụ sản xuất, những con yếu hơn thì hầu hết bị làm thịt. Nơi đây được các phượt thủ đánh giá là nguy hiểm và độc nhất, chỉ dành riêng cho những ai có đam mê chiêm ngưỡng thiên nhiên.
Ảnh: Thúy Vi
Trên con dốc này bạn dễ dàng gặp các em bé vùng cao trên lưng đeo những chiếc gùi, hãy đứng lại và check in và cho các bé cái kẹo, gói bim bim gì đó nhé!
Ảnh: Maria Tuyền
7. Đèo Pha Đin
Con đèo thứ ba trong “Tứ đại đỉnh đèo” là nơi nối liền biên giới hai tỉnh Sơn La và Điện Biên có độ dài 32km. Một bên đèo là vách núi cheo leo, bên còn lại là vực sâu thăm thẳm, lúc lên dốc lúc xuống dốc. Không chỉ vậy, Pha Đin còn là con đèo có đoạn độ dốc lớn lên đến 19%, con đường đèo ngoằn ngoèo với 8 cung đường cua hết sức nguy hiểm, bán kính đường cong dưới 15m và bên cạnh đó là vô số các khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z, trong đó có nhiều đoạn chỉ đủ cho một ô tô đi qua.
8. Đường lên Bản Cu Vai – Yên Bái
Bản Cu Vai như một thiên đường nằm tách biệt trên đỉnh một ngọn núi nhỏ xinh quanh năm mây mù bao phủ. Con người ở đây không tiếp xúc với thành phố hiện đại, không chạm đến những mưu mô gian dối, không chạy đua tất bật, tâm họ sáng như một tờ giấy trắng.
Từ Trạm Tấu đến bản cũng không quá xa nhưng bạn phải đi qua một con đường dốc ngược và sỏi đá khá gập ghềnh do chưa được trải nhựa. Nếu trời nắng đường khô bạn có thể chạy lên bản, chú ý cần có tay lái cứng, còn không bạn nên thuê một người dân bản chở lên (giá 100k/ lượt lên/xuống). Còn nếu bạn trekking thì cũng khá mệt và mất thời gian với quãng đường dài mấy km.
Ảnh: Thượng Đinh
9. Đỉnh Pha Luông
Chắc bạn còn nhớ câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, con đường lên Pha Luông được nhà văn Quang Dũng miêu tả là “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” cho đến tận bây giờ vẫn luôn đúng.
Từ Mộc Châu đến chân núi 20km là con đường trải nhựa và bê tông dễ đi, là lúc bạn có thể chill với núi rừng. Quãng đường từ chân núi đến đồn biên phòng Pha Luông, nằm ở lưng chừng núi dài khoảng 6 km. Chân núi cũng là nơi sinh sống của đồng bào người Mông, từ đây bạn nên nhờ dân bản dẫn đường cho an toàn bởi 6km này là một lối mòn nhỏ, với một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực thẳm, đường đất đỏ bị sạt lở nặng nề, dốc dựng đứng và trơn trượt. Nếu không phải là con xe số khỏe khoắn thì chắc bạn sẽ phải cuốc bộ nhiều lắm.
Ảnh: Phương Minh Chiến
Ảnh: Anh Tiến
Từ đồn biên phòng còn tận 10km để lên đỉnh, bạn nên nghỉ ngơi lại 1 đêm rồi sáng sớm đi tiếp cho lại sức. Bởi 10km này chỉ thuần là dốc dựng đứng, có khi phải leo, trèo, không có chỗ đu bám.
Chờ đợi bạn trên đỉnh Pha Luông là biển mây bao trùm thiên nhiên rợn ngợp, giờ đây Pha Luông không còn là địa danh xa xôi trên sách vở nữa.
Ảnh: Phương Minh Chiến
Đèo Hải Vân - "Thiên hạ đệ nhất hùng quan"
Đèo Hải Vân được đánh giá là một trong những cung đường đèo đẹp nhất thế giới.
Với vẻ đẹp tráng lệ và hùng vĩ, nơi đây là điểm thách thức của biết bao phượt thủ đam mê khám phá.
Ảnh: danang.gov.vn
Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ) nằm ở độ cao gần 500m so với mực nước biển với chiều dài đường đèo là 21km vắt ngang qua những ngọn núi cao của dãy Trường Sơn hùng vỹ.
Thiên nhiên hùng vĩ nhìn từ đèo Hải Vân (ảnh: Vinpearl).
Tọa lạc trên đỉnh đèo giữa mây ngàn gió lộng gần hai thế kỷ là công trình Hải Vân Quan với vọng gác, cổng thành, cửa trông về hướng Thừa Thiên Huế đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông về hướng Đà Nẵng đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (đây là từ đề tặng của vua Lê Thánh Tông khi dừng chân ngắm cảnh nơi này vào thế kỷ 15). Đèo Hải Vân được xem như một thành lũy thiên nhiên trong việc phân định khí hậu, hành chính, văn hóa. Dãy núi hiểm trở kiến tạo nên đèo Hải Vân cắt ngang đất nước từ biên giới phía Tây đến tận sát bờ biển Đông nên đã tạo ra những đặc điểm riêng về khí hậu, văn hóa của hai vùng miền. Vì thế, đến với Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất, hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa đi mở cõi.
Đèo Hải Vân - "Thiên hạ đệ nhất hùng quan"
Với địa thế cao chênh vênh, đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dải lụa vắt ngang giữa trời mây, ẩn hiện giữa cây rừng, đá núi, đèo Hải Vân như một bức tranh thiên nhiên hoành tráng do kỳ công của tạo hoá và bàn tay của con người tạo ra đến mức hài hoà. Tuy địa hình đường đèo khá hiểm trở do núi cao, vực sâu, song nơi đây lại là một nơi thưởng ngoạn lý tưởng của du khách thích khám phá loại hình du lịch mạo hiểm.
Ảnh: danang.gov.vn
Lên đỉnh Hải Vân vào những ngày nắng đẹp, nhìn bao quát về phía bắc là cảnh đồi núi trập trùng với mây trắng bay là đà, xa xa là đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ. Nhìn về phía nam, du khách có thể thấy rõ toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa - Bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm... và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước bao la trong xanh của biển.
Ảnh: danang.gov.vn
Càng thú vị hơn khi chạy dọc đường đèo, biển xanh sẽ luôn hiện diện trong tầm nhìn của du khách, khi thì trải rộng ra đến muôn trùng, khi lại ở rất gần, rì rào và xanh thẳm... Ở những đoạn đèo thích hợp, du khách có thể đứng trên đèo và nhìn xuống đoạn đường ngoằn ngoèo, gấp khúc mình vừa đi qua phía dưới, trông vô cùng ngoạn mục.
Đối với các phượt thủ trong và ngoài nước, đèo Hải Vân luôn là một địa điểm được yêu thích. Ảnh: danang.gov.vn
Do địa hình phức tạp, độ dốc tương đối cao, đường quanh co liên tục với nhiều đoạn cua rất mạo hiểm, nên kể từ tháng 6/2005, khi công trình hầm Hải Vân được hoàn thành và đưa vào hoạt động, làm cho giao thông giữa Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng trở nên thuận tiện, an toàn hơn rất nhiều, hầu hết các phương tiện đều lựa chọn phương án đi qua đường hầm. Do vậy, lượng người qua con đèo này càng ít đi, chủ yếu là khách du lịch thích khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cảm giác mạnh...
Với hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, đèo Hải Vân đã trở thành một cung đường du lịch đối với du khách trong nước và quốc tế. Các điểm dừng nghỉ trên đèo đã được xây dựng, tạo điều kiện cho du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn khi đi vãn cảnh trên đèo.
Khám phá cung đường ven biển được mệnh danh đẹp nhất miền Bắc Con đường với một bên là núi, một bên là biển đưa du khách khám phá đảo ngọc Cát Bà được dân du lịch mệnh danh là con đường ven biển đẹp nhất miền Bắc. Đảo Cát Bà là Khu du lịch nổi tiếng ở TP Hải Phòng. Ngoài biển xanh, cát trắng và vịnh Lan Hạ đẹp như tranh thì cung đường...