Đám mây hình đĩa bay ở độ cao hàng nghìn mét
Đám mây thấu kính xuất hiện gần đỉnh núi Shasta có màu sắc độc đáo nhờ đón ánh nắng Mặt Trời.
Mây thấu kính với màu sắc rực rỡ xuất hiện gần đỉnh núi Shasta. Ảnh: Paul Zerr.
Paul Zerr chụp lại cảnh tượng ngoạn mục gần núi Shasta, bang California, Mỹ, khi đang lái xe sáng sớm hôm 12/2. Đây là một đám mây dạng thấu kính với độ cao 5.500 – 7.600 m. Mặt Trời hôm đó mọc lúc khoảng 7 giờ. Đám mây này đã đón những tia nắng màu vàng cam đầu tiên, thậm chí trước khi mặt đất được chiếu sáng.
Mây thấu kính hình thành khi không khí ẩm di chuyển lên đỉnh núi, tiến vào vùng không khí lạnh hơn trên cao. Khi nhiệt độ hạ xuống đủ thấp, khối khí có thể ngưng tụ và tạo thành mây. Chúng thường xuất hiện ở những khu vực có nhiều núi, khi khí quyển trong trạng thái ổn định.
Với hình dạng độc đáo, mây thấu kính thường xuyên bị nhầm lẫn với đĩa bay. Chúng không chuyển động theo gió như mây bình thường mà chỉ đứng yên. Dù trông như bất động, thực chất hơi nước bên trong đám mây liên tục ngưng tụ và tan đi.
Thu Thảo
Xuất hiện đám mây kỳ lạ giống hệt đĩa bay người ngoài hành tinh
Đám mây có hình dạng đĩa bay người ngoài hành tinh được phát hiện lơ lửng trên đỉnh núi Shata, California. Chúng không chuyển động theo gió như mây bình thường mà chỉ đứng yên một cách kỳ lạ khiến nhiều người hoài nghi.
Mới đây, tại Mỹ xuất hiện một đám mây kỳ lạ có hình dạng trông như đĩa bay. Mặt Trời hôm đó mọc lúc khoảng 7 giờ, mây ở độ cao 5.500 - 7.600 mét.
Đám mây nằm ở vị trí ngay gần núi Shasta, bang California, giống như đang cố gắng tiếp nhận nhiên liệu từ núi lửa.
Với hình dạng độc đáo, lại không chuyển động theo gió như mây bình thường mà chỉ đứng yên kỳ lạ, khiến đám mây này bị nhầm lẫn với đĩa bay.
Hiện tượng độc đáo thu hút nhiều người chiêm ngưỡng. Một số tài khoản chụp lại và đăng tải hình ảnh đám mây UFO trên trang cá nhân Instagram.
Được biết, đây được gọi là hiện tượng mây thấu kính, đón những tia nắng màu vàng cam đầu tiên, thậm chí trước khi mặt đất được chiếu sáng.
Mây thấu kính hình thành khi không khí ẩm di chuyển lên đỉnh núi, tiến vào vùng không khí lạnh hơn trên cao.
Khi nhiệt độ hạ xuống đủ thấp, khối khí có thể ngưng tụ và tạo thành mây, có màu sắc bắt mắt như vàng, cam, đỏ, có khi là màu trắng.
Những đám mây giống đĩa bay người ngoài hành tinh thường xuất hiện ở khu vực có nhiều núi, khi khí quyển trong trạng thái ổn định.
Dù trông như bất động, thực chất hơi nước bên trong đám mây liên tục ngưng tụ và tan đi.
Núi Shasta ở California - ngọn núi lửa dạng tầng có khả năng hoạt động cao hơn 4000 m, là nơi thường xuyên ghi nhận được những đám mây dạng thấu kính hình thành.
Loại mây kỳ lạ thường bị nhầm là đĩa bay ngoài hành tinh. Nguồn: Youtube
Mộc Nhiên
Mây có hình đĩa bay Đám mây này đã đón những tia nắng màu vàng cam đầu tiên, thậm chí trước khi mặt đất được chiếu sáng. Mới đây, tại Mỹ, đã xuất hiện một đám mây thấu kính có màu sắc độc đáo nhờ đón ánh nắng Mặt Trời. Nó được Paul Zerr chụp lại gần núi Shasta, bang California khi đang lái xe. Đây là một...