Đạm Hà Bắc lỗ luỹ kế ‘khủng’ gần 4.000 tỷ, nhà băng nào ‘ngồi trên đống lửa’?
Tổng số nợ ngắn hạn của Đạm Hà Bắc lớn hơn tài sản ngắn hạn 4.411 tỷ đồng, lỗ luỹ kế vượt cả vốn góp của chủ sở hữu khiến đơn vị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.
Đơn vị kiểm toán đã đưa ra vấn đề cần nhấn mạnh đối với báo cáo tài chính soát xét 6 tháng của CTCP Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc (DHB).
Thứ nhất, hiện Đạm Hà Bắc vẫn chưa được quyết toán gói thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp vận hành bàn giao nhà máy từ dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc. Từ vấn đề này, công ty có thể phát sinh các khoản công nợ tiềm tàng trong tương lai khi thực hiện quyết toán.
Thứ hai, tại thời điểm 30/6/2020, tổng số nợ ngắn hạn của Đạm Hà Bắc lớn hơn tài sản ngắn hạn là 4.411 tỷ đồng, lỗ luỹ kế tới 3.979 tỷ đồng “ngốn” hết cả vốn góp của chủ sở hữu 1.209 tỷ đồng.
Các nội dung này cho thấy các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Video đang HOT
Tuy nhiên, báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của công ty được trình bày trên cơ sở giả định hoạt động liên tục vì ban tổng giám đốc tin rằng công ty có thể cân đối được dòng tiền để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.
Trong quý 2/2020, Đạm Hà Bắc tiếp tục ghi nhận lỗ quý thứ 11 liên tiếp với gần 333 tỷ đồng, nâng luỹ kế 6 tháng lên lên 693 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn.
Vay nợ tài chính ngắn và dài hạn vẫn ở mức cao lần lượt là 2.656 tỷ đồng và 4.798 tỷ đồng. Trong đó, Đạm Hà Bắc vay nợ lớn nhất tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam 3.769 tỷ.
BOT Cầu Thái Hà tiếp tục báo lỗ quý thứ 6 liên tiếp, huy động vốn để trả nợ ngân hàng
BOT vẫn phải chịu lỗ ròng gần 24 tỷ đồng trong quý 2/2020, thấp hơn mức lỗ 42 tỷ của cùng kỳ 2019. Như vậy, đây là quý thứ 6 liên tiếp kể từ khi đi vào hoạt động BOT chìm trong thua lỗ.
CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu giảm hơn 15% về còn hơn 5 tỷ đồng.
Mặc dù tốc độ giảm của giá vốn mạnh hơn tới 89% nhưng BOT vẫn ghi nhận hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận gộp, trong khi cùng kỳ khoản mục này âm gần 15 tỷ đồng.
Chi phí lãi vay vẫn là gánh nặng của BOT khi tiếp tục "ngốn" tới gần 27 tỷ đồng như cùng kỳ.
Do đó, sau cùng, BOT vẫn phải chịu lỗ ròng gần 24 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 42 tỷ của cùng kỳ 2019. Như vậy, đây là quý thứ 6 liên tiếp kể từ khi đi vào hoạt động BOT chìm trong thua lỗ.
Luỹ kế 6 tháng, BOT Cầu Thái Hà tiếp tục chìm trong thua lỗ với 46 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so con số lỗ 86 tỷ của cùng kỳ 2019.
Với con số lỗ này, nâng lỗ luỹ kế của BOT lên mức 216 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2020.
Trong cơ cấu nguồn vốn 1.401,5 tỷ đồng của BOT Cầu Thái Hà thì vay nợ tài chính dài hạn chiếm chủ yếu tới 1.017 tỷ đồng và vay nợ tài chính ngắn hạn là 76 tỷ đồng.
Đây là khoản vay BOT Cầu Thái Hà vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, CTG) theo hợp đồng tín dụng ngày 31/3/2015 với thời hạn 161 tháng. Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thông báo của VietinBank.
Được biết, năm 2020, BOT Cầu Thái Hà đặt mục tiêu tổng doanh thu tới 635 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 12 tỷ đồng. Như vậy, BOT Cầu Thái Hà còn cách rất xa so với mục tiêu đề ra.
Tiếp tục huy động vốn để trả nợ ngân hàng
Dự án BOT Cầu Thái Hà được công ty triển khai xây dựng từ năm 2014, thu phí chính thức từ đầu năm 2020. Tuy nhiên lưu lượng xe tuyến đường đang ở mức thấp do vậy phí thu được chưa đủ bù đắp chi phí hoạt động của công ty gồm chi phí vận hành, chi phí tài chính.
Trong thời gian qua, BOT tiếp tục thực hiện vay vốn từ nhà đầu tư dự án là Công ty TNHH Tiến Đại Phát để hoạt động.
Do đó, để đảm bảo nguồn vốn trả nợ ngân hàng, các đối tác, tái cấu trúc vốn, công ty có kế hoạch tăng vốn để bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn này.
Theo đó, BOT Cầu Thái Hà dự kiến phát hành 15 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cp. Vốn điều lệ dự kiến tăng từ 485 tỷ đồng lên 615 tỷ đồng.
Dự kiến số tiền thu được là 150 tỷ đồng sẽ được bổ sung vốn thanh toán các khoản nợ của công ty.
Agifish báo lãi 5,5 tỷ trong quý 2 nhưng lỗ luỹ kế vẫn khủng Nhờ thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, Agifish báo lãi trong quý 2 gần 5,5 tỷ đồng, gấp đôi so cùng kỳ. Theo Báo cáo tài chính quý 2/2020, CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An giang (Agifish, UPCoM: AGF) ghi nhận hơn 187 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ 3% so cùng kỳ. Trong cơ cấu...