Đâm dao bên ngoài nhà thờ ở Pháp
Một kẻ tấn công đã dùng dao giết ít nhất ba người và làm nhiều người khác bị thương bên ngoài một nhà thờ ở thành phố Nice, Pháp.
Vụ tấn công xảy ra sáng 29/10 bên ngoài nhà thờ ở thành phố Nice, miền nam nước Pháp. Giới chức cho biết ba người đã thiệt mạng trong vụ tấn công, trong đó ít nhất một người bị cắt cổ. Nghi phạm liên tục hô “Allah Akbar” (đấng Allah vĩ đại) và đã bị cảnh sát bắt ngay sau vụ tấn công.
“Tình hình đã được kiểm soát”, phát ngôn viên cảnh sát Florence Gavello cho biết. Thị trưởng Nice Christian Estrosi cũng thông báo về vụ tấn công trên Twitter và gọi đây là “hành vi khủng bố”.
Hiện trường vụ đâm dao ở nhà thờ thành phố Nice sáng 29/10. Video: Twitter/ivanblancovilar.
Sau khi nhận thông tin về vụ tấn công, các nghị sĩ quốc hội Pháp đã dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân xấu số. Thủ tướng Jean Castex và các bộ trưởng sau đó vội vã rời đi để họp khẩn với Tổng thống Emmanuel Macron.
Pháp luôn cảnh giác cao độ với các cuộc tấn công khủng bố kể từ sau vụ tấn công văn phòng tạp chí trào phúng Charlie Hebdo hồi tháng 1/2015, khiến 12 người thiệt mạng. Một làn sóng tấn công của các phần tử cực đoan ở Pháp đã khiến hơn 250 người thiệt mạng kể từ năm 2015.
Thầy giáo Pháp Samuel Paty hôm 16/10 bị chặt đầu bên ngoài trường trung học Bois d’Aulne, nơi ông làm việc, sau khi cho học sinh xem tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed. Nghi phạm Abdullakh Anzorov, 18 tuổi, khi ra tay với thầy giáo Paty cũng hô lớn “Allah Akbar”.
Cảnh sát và nhân viên pháp y tại hiện trường vụ đâm dao ở Nice, Pháp, hôm 29/10. Ảnh: AFP.
Làn sóng biểu tình phản đối Pháp và Tổng thống Macron gần đây lan rộng sau khi ông khiến nhiều quốc gia theo Hồi giáo tức giận vì ủng hộ xuất bản tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed, điều cấm kỵ đối với đạo Hồi.
Hơn 40.000 người đã tham gia cuộc biểu tình phản đối được Islami Andolon Bangladesh, một trong những đảng Hồi giáo lớn nhất nước này, tổ chức hôm 26/10 và gọi Pháp là “kẻ thù của người Hồi giáo”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan kêu gọi người dân nước này tẩy chay hàng hóa Pháp. Ông trước đó chỉ trích người đồng cấp Pháp, nói rằng Macron nên “đi kiểm tra tâm thần” vì cách đối xử với người Hồi giáo.
Thổ Nhĩ Kỳ lên án vụ sát hại giáo viên người Pháp
Ngày 26/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án vụ "sát hại ghê rợn" giáo viên người Pháp Samuel Paty.
Người dân đặt hoa tưởng niệm thầy giáo Samuel Paty bị đối tượng Hồi giáo cực đoan sát hại, tại trường trung học Conflans-Sainte-Honorine, cách thủ đô Paris của Pháp 30km về phía tây bắc, ngày 17/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP của Pháp, trên tài khoản Twitter của mình, ông Ibrahim Kalin - người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - nêu rõ: "Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ sát hại ghê rợn (thầy giáo) Samuel Paty tại Pháp... Không gì có thể biện minh cho vụ giết người này."
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi phía Pháp bày tỏ thất vọng khi Ankara chưa chính thức lên án tội ác này. Dư luận nước Pháp đang dậy sóng với vụ thầy Paty bị một đối tượng Hồi giáo cực đoan sát hại (bằng hình thức chặt đầu) sau khi cho cac hoc sinh xem tranh biêm hoa về nhà tiên tri Mohammed cua ngươi Hôi giao.
Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đã gọi đây là "vụ tấn công của các phần tử khủng bố Hồi giáo", tăng cường hành động chống chủ nghĩa khủng bố và các phần tử Hồi giáo cực đoan. Nhà lãnh đạo Pháp cũng tuyên bố không "hủy bỏ những bức tranh biếm họa" nhà tiên tri Mohammed và không bao giờ nhượng bộ các phần tử Hồi giáo cực đoan cũng như không chấp nhận các phát ngôn thù địch.
Những tuyên bố này đã vấp phải sự chỉ trích của một số nước Arab kèm theo lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp. Liên quan vấn đề này, cùng ngày 26/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan kêu gọi người dân nước này "không bao giờ" mua hàng của Pháp, đồng thời hối thúc các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngăn chặn chương trình nghị sự mà ông cho là "bài Hồi giáo" của Tổng thống Pháp Macron.
Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ là những đối tác thương mại lớn của nhau. Pháp là nhà xuất khẩu lớn thứ 10 vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và ngược lại cũng là thị trường lớn thứ 7 dành cho những sản phẩm xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số các hàng hóa chính nhập khẩu từ Pháp, ô tô là một trong những sản phẩm bán chạy nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp đều là các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng hiện đang căng thẳng về nhiều vấn đề trong đó có vấn đề Syria và Libya, những vấn đề pháp lý hàng hải ở Đông Địa Trung Hải và cuộc xung đột Nagorny-Karabakh.
EU chỉ trích bình luận của Erdogan về Macron Nhà ngoại giao hang đầu EU Josep Borrell phản đối việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói người đồng cấp Pháp cần đi "kiểm tra tâm thần". "Bình luận của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan về Tổng thống Emmanuel Macron là không thể chấp nhận được", Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách Đối ngoại và An...