Đậm đà sò điệp nướng Cô Tô
Du khách khi đến Cô Tô, nhiều người thích thưởng thức các món hải sản đậm đà hương vị biển. Trong đó, món sò điệp nướng luôn tạo ấn tượng với du khách.
Sò điệp có rất nhiều ở Cô Tô. Thân sò điệp có 2 mảnh vỏ dẹp có nếp gấp xòe ra như chiếc quạt, nên có người còn gọi là sò quạt, nhưng tên sò điệp vẫn nhiều người gọi hơn.
Sò điệp khi tách vỏ, phần thịt có 2 mầu trắng ngà và mầu vàng cam đỏ, khi ăn có vị ngọt của hải sản, không dai, tính mát. Mùa sò điệp sau tết âm lịch kéo dài đến tận tháng 8 dương lịch. Nếu tháng 9 trời ít mưa bão, thì ngư dân vẫn khai thác được sò điệp thêm một thời gian nữa.
Sò điệp nướng ăn nóng luôn mới ngon.
Sò điệp có thể chế biến thành nhiều món như xào măng, xào ớt, lá lốt, sò điệp xào đậu, xào kim chi…, nhưng có lẽ ngon nhất vẫn là món sò điệp nướng.
Theo chân một anh bạn người Cô Tô, chúng tôi đến quán Bếp Bình An nằm ở cuối con đường Tình Yêu, thuộc thôn Hải Tiến, xã Đồng Tiến. Ở đây vốn nổi tiếng với các món ăn dân dã, trong đó có món sò điệp nướng.
Video đang HOT
Sò điệp khi nướng chín được rắc thêm chút hành phi càng thêm đậm đà.
Chị chủ quán Bếp Bình An tên là Tuyến, chọn những con sò điệp còn tươi, rửa sạch, dùng dao nhỏ tách đôi vỏ sò lấy thịt, cắt phần chất thải và cát ở phần ruột sò có mầu xám đen bỏ đi, rồi rửa kỹ dưới vòi nước nhỏ cho hết cát. Sau đó, chị Tuyến lấy một bên vỏ đã rửa sạch rồi cho miếng thịt sò điệp vào đó, đặt vào vỉ đưa lên bếp than hồng. Khi sò điệp được nướng đã gần chín, chị Tuyến tưới nhanh mỡ hành và rắc đậu phộng giã nhỏ đã có sẵn lên trên thịt sò. Lúc này sò điệp càng dậy mùi thơm, khiến thực khách chỉ muốn thưởng thức ngay. Sò nướng ăn nóng với muối tiêu chanh kèm với vài lá rau răm, nếu uống với vài ly bia hay rượu đều ngon. Sò điệp ở Cô Tô nướng đến đâu ăn đến đấy, vừa ngọt vừa đậm đà.
Khác với tôm cá, người khai thác sò điệp không dùng lưới hay các ngư cụ thông thường để bắt, mà phải người bơi lặn giỏi, lặn xuống dưới đáy mới bắt được. Sò điệp thường sống theo cụm ở những khu vực ven bãi đá ngầm nên khi ngư dân bắt được một con, thì sẽ có thể bắt thêm nhiều con cùng tụ tập ở một chỗ, có khi được vài cân liền.
Ông Phạm Văn Cương, sống ở xã Đồng Tiến năm nay đã 56 tuổi, thời còn trẻ từng làm nghề lặn bắt sò điệp. Ông Cương bảo: Trước đây, sò điệp ở Cô Tô nhiều lắm, ở ngay gần bờ như ở khu vực bãi đá Móng Rồng (khu 4, thị trấn Cô Tô) tôi cũng bắt được rất nhiều. Nhưng thời đó, người dân Cô Tô cũng ít, tàu thuyền ra vào đất liền khó khăn, khách du lịch cũng chưa có nên cũng chẳng ai bắt nhiều làm gì, vì không phải ai cũng bắt được nó, mà phải người biết lặn. Ngày nay, sò điệp trở thành món đặc sản, dân số trên đảo đông hơn, du lịch phát triển, nhiều du khách khi đến Cô Tô thưởng thức món sò điệp rồi, lại xin địa chỉ của nhà hàng để gửi theo tầu vào đất liền cho họ. Sò điệp được tiêu thụ nhiều nên ngày càng ít đi, bây giờ người bắt sò điệp phải ra những vùng biển xa hơn. Tuy thế, sò điệp ở Cô Tô vẫn cứ nhiều, nếu không phải mùa du lịch sò được chất đống ngoài chợ. Về mùa du lịch sò được hầu hết các nhà hàng của Cô Tô thu mua. Nhiều đoàn du lịch khi đến Cô Tô, khi nghỉ ở các homestay, họ cũng tự mua sò điệp về tự nướng lấy ăn.
Vậy là, du khách mỗi khi đến Cô Tô trở về ngoài ngất ngây với vùng biển xanh, thì còn vấn vương với hương vị sò điệp nướng rất đậm đà hương vị vùng biển.
Ăn sò điệp 'áo 2 mảnh 2 màu'
Nghe bạn rủ ra bãi tắm ăn sò điệp "mặc áo hai mảnh, hai màu", tôi nghĩ ông bạn cà khịa. Đầu óc "phàm tục" của tôi suy diễn chắc là hắn nói đến các nàng mặc áo tắm hai mảnh.
Sò điệp ở vùng biển Quảng Nam
Ra tới biển, người bạn lôi vô cái quán nhìn ra bãi tắm. Dưới bãi tắm cũng có nhiều cô nàng mặc áo hai mảnh, đủ màu sắc tung tăng bơi lội. Song trên bờ, trong nhà hàng, đích thực là sò điệp "mặc áo" hai mảnh, hai màu.
Nhiều người từng thưởng thức sò điệp khắp các vùng biển VN đều thấy chúng hầu hết có hai mảnh vỏ màu đồng nhất. Lạ lùng là sò điệp vùng biển Quảng Nam, cụ thể là H.Núi Thành, lại có hai màu đối lập, bên này vỏ màu nâu nhạt, bên kia màu trắng toát. Khác lạ nữa, hai mảnh vỏ không có các đường gân răng cưa mà nhẵn bóng.
Theo giới thiệu của người dân địa phương, loại sò này sống ở vùng biển gần bờ, được các tàu giã cào khai thác. Số lượng loại sò này không nhiều và rất ngon nên không có "cửa" xuất đi nơi khác. Dù vậy, một đĩa sò điệp hai màu 10 con tại nhà hàng ở biển Tam Thanh, Tam Kỳ, Quảng Nam giá khá mềm, chỉ 50.000 đồng. Giá ở các nhà hàng biển ngang vùng quê luôn bình dân như vậy.
Loại sò điệp độc đáo này có thể làm nhiều món. Phổ biến nhất là nướng hoặc hấp sau đó thoa mỡ hành, rắc đậu phộng rang, "y bài" những nơi khác. Tuy nhiên, phải công nhận sò điệp "áo 2 mảnh, 2 màu" mà tôi được thưởng thức cực kỳ hấp dẫn. Phần thịt rất nhiều, căng đầy với cồi trắng phau, gạch vàng tươi bắt mắt. Cồi điệp mềm có vị ngọt, còn gạch (ở đây gọi là trứng) thì béo bùi, đậm vị.
Theo cảm nhận của tôi, đây là loại sò điệp ngon nhất, thú vị nhất mà mình từng thưởng thức. Dân sành ăn sò điệp này bật mí bí kíp món sò nướng như sau: Món sò điệp nướng tái thì cho sò điệp lên bếp lửa than đỏ riu riu, thời gian nướng ít để sò điệp vừa chín tới vẫn giữ được ít nước ngọt lịm tiết từ nó. Muốn ăn chín thì chờ cho đến khi vỏ sém vàng, nước sò điệp tiết ra khô cạn, cồi sò điệp quắt lại, ăn vào nghe mùi thơm đặc trưng.
Sau món sò điệp hấp, nướng... đừng quên sò điệp nấu cháo. Phần thịt sò được xào lên bằng dầu đậu phộng, cho vào nồi cháo đang sôi, nêm nếm cho vừa rồi rắc thêm hành ngò vừa thổi vừa ăn thì chỉ có "chết điếng" mà thôi.
Nhớ lại chuyến đi Nhật lâu rồi, bên đó người ta đãi món sò điệp và giới thiệu đó là một trong những món ăn hảo hạng, giá khá đắt ở đất nước họ. Vậy nên, sướng thêm trong lòng vì mình được ăn món sò điệp "thượng hạng" ngay trên đất nước của mình với giá rẻ như vậy.
Theo Thanhnien
Đậm đà món cháo lươn dân dã Hồi nhỏ, một hôm tôi bị cha đánh roi vì tội ham chơi. Chú Bảy hàng xóm hỏi tôi: "Bữa nay con được ăn cháo lươn phải không?". Tôi thật thà: "Dạ đâu có!". Chú Bảy nói tôi xoay lưng lại, kéo quần xuống cho chú coi. Chú chỉ vào mấy lằn roi, nói: "Đây nè, lươn đây con". Rồi chú lấy dầu...