Đậm đà món cháo lươn dân dã
Hồi nhỏ, một hôm tôi bị cha đánh roi vì tội ham chơi. Chú Bảy hàng xóm hỏi tôi: “Bữa nay con được ăn cháo lươn phải không?”. Tôi thật thà: “Dạ đâu có!”. Chú Bảy nói tôi xoay lưng lại, kéo quần xuống cho chú coi.
Chú chỉ vào mấy lằn roi, nói: “Đây nè, lươn đây con”. Rồi chú lấy dầu khuynh diệp xức lên những “con lươn” bầm tím và nhẹ nhàng dặn dò tôi đừng lêu lổng nữa, ở nhà lo học bài. Từ đó tôi đã hiểu cái khôi hài ẩn ý của “cháo lươn”.
Con lươn đồng cho ta nhiều món ăn ý vị: lươn xào sả ớt, lươn um, lươn đùm, nướng, nấu cháo… Trong đó, món cháo lươn được nhiều người ưa thích, vì đó là món ăn dân dã, điểm tâm buổi sáng ở phố thị hay ở thôn quê.
Video đang HOT
Thân lươn nhớt, vì nó sống trong hang bùn, do đó trước khi làm thịt, như cách hồi xưa, vuốt tro bếp cho sạch, hoặc cho lươn còn sống vào chậu nước lạnh, pha muối hột. Vì không thích nghi với môi trường nên lươn quẫy mạnh, vùng vẫy, nhớt không còn bám dính vào thân. Sau đó, ta tiếp tục rửa cho thật sạch. Những con lươn to, mập, có màu vàng rất khoái khẩu cho món nấu cháo. Theo kinh nghiệm dân gian, khi ngâm lươn vào nước ta bỏ theo con dao nhỏ để khử mùi bùn và giữ màu thịt vàng ươm. Người đầu bếp chặt lươn ra từng khúc, đem luộc chín, gỡ thịt, ướp với các gia vị mắm, muối, tiêu, hành, sả. Riêng sả xắt mỏng, giã nhỏ, để thấm đều mùi thơm. Bắc chảo lên bếp, cho lươn đã tẩm gia vị vào xào chín, hoặc công phu hơn là um trong nồi đất, lót lá chuối bên dưới. Riêng phần xương thì đem luộc, lấy nước luộc nấu cháo. Sau khi cháo chín, ta cho lươn đã xào hay um vào nồi cháo và trộn đều. Muốn đậm đà và bổ dưỡng, ta thêm đậu xanh vào.
Giữa buổi sáng nắng mỏng hay ngày đông se lạnh, mưa ngoài song lất phất, hoặc ngày mới sang xuân… thực khách ngồi ăn từng muỗng cháo lươn nóng hổi, hương vị cay thơm nồng. Thịt lươn mềm mại được ăn kèm với rau cải tươi, thêm miếng bánh tráng giòn rụm mà cảm nghe hương vị quê nhà đậm đà trong món cháo lươn dân dã.
Mát lòng với canh cá đối xếp
Vùng cửa sông Thu Bồn (Quảng Nam) đổ ra biển có nhiều loại cá đối, nhưng có thể nói cá đối xếp là bạn "lâu dài" nhất đối với cư dân nơi đây vì xuất hiện thường xuyên.
Nguyên liệu nấu canh cá đối
Hôm nào may mắn có thể trúng cả một luồng lớn cá đối xếp, ngư dân thu được khoản tiền kha khá.
Trong họ nhà cá đối, cá đối xếp trông "em út" hơn, cỡ chừng ngón chân cái nhưng thế mạnh của cá đối xếp là sống ở vùng nước trong và sạch, thịt ngọt, béo, dù chế biến theo cách nào cũng không tốn nhiều công, nên dễ "lấy lòng" các bà, các chị nội trợ.
Thực đơn của người dân xứ Quảng về cá đối xếp có thể kể hết đầu ngón tay như nướng, hấp, chiên, nấu cháo, nấu canh mồng tơi, kho mặn ngọt, kho dưa... Trong đó, cá đối xếp nấu canh chua theo kiểu thuyền chài thường nhận được nhiều "phiếu ủng hộ", nhất là trong tiết trời oi bức. Vị ngọt rất riêng của từng thớ thịt cá trắng ngần xen lẫn chút chua thanh của cà chua, thơm không thể lẫn đi đâu được.
Để chế biến món canh cá đối ngon, yêu cầu bắt buộc là cá phải tươi, mới đánh bắt lên và nên chọn những con cá căng tròn, dày mình. Cá được làm sạch, để ráo nước. Phi thơm hành trong chảo dầu phụng rồi cho cà chua vào xào nhừ. Chế một lượng nước vừa ăn vào nồi, đun sôi rồi thả vài lát thơm cắt mỏng, vài lát cà chua bổ múi cau.
Nước canh sôi vài dạo thì cho cá đối vào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cá đối vốn chín nhanh nên không nấu quá kỹ, cá sẽ xơ thịt, mất ngon. Đun cá chín tới, cho hành, ngò vào, múc canh ra bát, rắc một chút tiêu cho dậy hương.
Gắp cá ra đĩa, dùng đũa tách bỏ lớp vảy, gạt sang bên, sau đó tưới một chút nước mắm nguyên chất vào chỗ thịt cá trắng thơm, rồi vắt chanh lên. Thịt cá béo ngậy, húp chén nước canh ngọt thanh, nóng hổi, món này ăn với cơm trắng thật phù hợp với tiết hè...
Theo Thanhnien
Ngọt ngon hến kình sông Thoa Sông Thoa, chi lưu của dòng Vệ giang, khởi nguồn giữa hai huyện Nghĩa Hành và Mộ Đức (Quảng Ngãi). Hến luộc chấm bột nêm pha nước tắc Khi vào địa phận Đức Phổ, dòng sông này lại góp thêm nước của cả ba dòng Trà Câu, sông Trường và Lò Bó trước khi ra biển nên được xem là sông mẹ. Bao...