Đậm đà hương vị ngày xuân với tôm khô củ kiệu Hà Tiên
Đầu năm trên bàn tiệc của mỗi gia đình ở miền Tây Nam Bộ không thể thiếu món ăn dân giã tôm khô củ kiệu.
Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn một lần thử thưởng thức sản phẩm tôm khô củ kiệu Hà Tiên, chắc chắn hương vị ngày xuân sẽ đậm đà hơn, giúp bạn phần nào khám phá được nét ẩm thực của thành phố Hà Tiên – nơi được mệnh danh là xứ sở của thi ca chốn biên thùy.
Dịp tết vừa qua, hơn 1.000 bà con làm tôm khô ở thành phố Hà Tiên tỉnh Kiên Giang vui mừng vì cái nghề gia truyền có hơn một thế kỷ qua đã được nhà nước công nhận là nghề truyền thống và còn được Cục Sở hữu trí tuệ cho đăng ký Nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm tôm khô Hà Tiên. Các hộ dân ở đây năm nay đón tết vui hơn vì họ sắp được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề, được vay vốn ưu đãi, hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thị trường để cho hương vị tết với tôm khô củ kiệu Hà Tiên được lan tỏa nhiều hơn tới mâm cơm của các gia đình Việt.
Hà Tiên là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, nguồn hải sản cá tôm rất phong phú. Sản lượng tôm ngư dân khai thác rất lớn nhưng gặp nhiều khó khăn trong trong khâu vận chuyển, bảo quản. Do đó để tạo ra sản phẩm có giá trị cao, người dân chỉ còn một cách là làm tôm khô. Nguyên liệu đầu vào là tôm tươi sống được đánh bắt tự nhiên, như tôm đất, tôm he, tôm sắt, tôm chì từ đầm Đông Hồ và khai thác từ biển Hà Tiên. Tôm khô Hà Tiên có vị ngọt, thơm đặc trưng ít nơi nào sánh được.
Do nguyên liệu dồi dào nên nghề làm tôm khô diễn ra quanh năm. Tuy nhiên thời điểm tháng 11, 12 mới được xem là chính vụ và chuẩn bị cung ứng đặc sản quê hương phục vụ tết. Hiện nay tôm khô Hà Tiên đã được phân phối tại các hệ thống siêu thị ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Video đang HOT
Nghề làm tôm khô ở Hà Tiên. Ảnh Bùi Công Ba
Bà Nguyễn Thị Ánh, 61 tuổi ở khu phố 2 phường Tô Châu, Hà Tiên gây dựng được một cơ sở sản xuất tôm khô lớn. Bà Ánh cho biết: “Quy trình làm tôm khô hoàn toàn thủ công, không dùng chất bảo quản nên chất lượng tôm luôn được đảm bảo. Đầu tiên phải rửa tôm thật sạch rồi đem đi luộc sơ qua nước nóng. Muốn tôm khô ngon, quan trọng ở khâu luộc tôm và ướp muối sao cho vừa ăn. Sau đó phơi tôm từng lớp mỏng, thời gian từ 2-3 ngày cho thật khô. Tiếp theo là đập vỏ tôm. Sản phẩm tôm khô được phân loại thành nhiều loại khác nhau, tùy theo kích cỡ và màu sắc của tôm khô”.
Ngày tết không thể thiếu đĩa tôm khô trộn củ kiệu chua chua ngọt ngọt . Món ăn tuy bình dị nhưng mang hương vị ẩm thực Miền Tây: một chút hăng nồng xen ngọt dịu chua giòn.
Kiệu là loại củ đặc trưng của Nam Bộ, có hình dáng rất giống hành, nhưng ít hăng hơn và củ cũng nhỏ hơn rất nhiều. Cứ mỗi độ tết về, ngoài bánh tét là món ăn chính thì củ kiệu là món đồ chua nhà nhà phải có. Có dưa kiệu chua ngọt giòn giòn ăn kèm bánh tét hay thịt kho tàu, v.v món ăn ngon hơn đỡ ngán hơn. Sẵn có đặc sản tôm khô trứ danh Hà Tiên, có quả trứng bắc thảo người ta đem trộn cùng dưa kiệu, nêm nếm gia vị, vậy là ra đời món tôm khô củ kiệu Hà Tiên ngon lạ. Ở đó, có vị đậm đà của tôm, vị béo thơm của trứng và chua giòn của kiệu.
Tôm khô Hà Tiên có nhiều loại để khách hàng lựa chọn nhưng luôn đảm bảo chất lượng thơm ngon. Ảnh Bùi Công Ba
Cách làm củ kiệu tôm khô Hà Tiên cho ngày Tết khá đơn giản nhưng lại là món nhậu lai rai đậm đà hương vị ngày xuân. Để làm món này, đầu tiên bạn phải sơ chế rửa qua nước lạnh rồi ngâm với chút nước ấm cho mềm tôm, rồi vớt ra để ráo. Dùng củ kiệu ngâm và tôm ngâm với nước giấm và nêm thêm gia vị để món tôm khô củ kiệu thêm ngon. Lấy một quả trứng bắc thảo rửa sạch, luộc 15 phút rồi bóc vỏ, chẻ trứng thành những múi nhỏ như múi cau. Chọn một chiếc đĩa lớn, trình bày các nguyên liệu theo ý muốn rồi rưới chút nước giấm lên trên. Có thể cho thêm đường để tăng vị ngọt. Ta cũng có thể trộn tôm khô, củ kiệu trước cho thấm rồi mới trang trí trứng bắc thảo xung quanh để thưởng thức. Đây là món đồ chua điều hòa hương vị trong mâm tiệc ngày xuân, gia giảm vị mặn ngọt chua cay, hạn chế cảm giác ngây ngấy từ thịt cá. Củ kiệu chua ngọt kết hợp cùng vị dai dai ngọt mềm của tôm khô và dưỡng chất từ trứng bắc thảo sẽ khiến ta cảm thấy ngon hơn .
Theo Petrotimes
Ngọt bùi xôi sắn vùng Tây Bắc
Nếu ai đã từng có dịp đến với núi rừng Tây Bắc chắc hẳn sẽ không thể quên được món ăn dân giã nhưng vô cùng hấp dẫn, đó là xôi sắn.
Xôi sắn là là món ăn quen thuộc của người Thái vùng Tây Bắc. Mặc dù chỉ là món bình dân thường ngày những người Thái luôn tự hào về món ăn này.
Thực tế từ nhiều năm nay, xôi sắn trở thành món ăn phổ biến không chỉ của người Thái mà còn của các dân tộc khác. Dù vậy, người Thái vẫn tự hào bởi họ biết cách kết hợp các sản vật tự nhiên để tạo nên hương vị món ăn, do đó xôi sắn của người Thái giữ được hương vị và nét đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn.
Tuy đơn giản không cầu kỳ, kiểu cách nhưng để có bát xôi sắn thơm ngọt vẫn cần nhiều yếu tố kết hợp. Ví như, sắn phải là sắn tươi mới được đào từ nương về, thóc phải chọn loại thóc nếp ngon. Củ sắn phải chọn những củ ngắn, tròn lằn, không bị sâu bệnh. Bên cạnh hai nguyên liệu chính là sắn và gạo nếp, món xôi sắn của người Thái còn cần 1 nguyên liệu nữa đó là dừa. Dừa chọn loại không quá già sẽ bị cứng nhưng nếu quá non sẽ chảy nước.
Cách nấu loại xôi này cũng không quá khó. Đầu tiên, sắn được rửa sạch rồi bóc hết phần bỏ chỉ còn lại lõi sắn trắng ngần. Tiếp đó mang luộc sơ qua rồi để ráo nước. Thóc nếp phải phơi thật khô, giã bằng cối đạp chân, sẩy sàng chọn lựa kỹ để lựa những hạt gạo căng nẩy, có như vậy món xôi mới thật dẻo, thật thơm. Dừa cũng rửa sạch rồi nạo thành những sợi nhỏ, sau đó trộn cùng với gạo và sắn để đồ.
Xôi sắn của người Thái được đồ trong những chõ gỗ thủ công chứ không bao giờ dùng chõ kim loại. Thường thì các chõ này được làm bằng những khúc gỗ có đường kính nhỏ, gỗ mềm đem về cắt khúc, cưa rỗng giữa, tạo dáng đẹp như một đài hoa, thon nhỏ từ dưới lên trên, đáy chõ có hai thanh tre nhỏ để đặt tấm đan thưa đỡ gạo khi cho gạo vào chõ xôi. Phần chõ lại được đặt trên một cái ninh đồng, thay cho nồi. Sở dĩ người dân tộc Thái đồ xôi bằng chõ gỗ chứ không dùng đồ kim loại một phần là do truyền thống, bên cạnh đó còn bởi ưu điểm gỗ hút hơi nước nên sẽ làm xôi dẻo, không bị khô.
Bản thân xôi sắn đã có bị ngọt, đậm đà của gạo nếp, vị thơm bùi của sắn nên cũng không cầu kỳ thức ăn đi kèm, chỉ cần thêm chút vừng là quá đủ. Có một điều đặc biệt mà những ai đã thử món xôi sắn của người Thái sẽ biết, đó là người Thái không ăn xôi sắn với muối vừng thông thường mà dùng muối ớt thay thế. Chính cái sự kết hợp này góp phần không nhỏ tạo nên một hương vị riêng cho món xôi sắn của người Thái. Sắn thơm bùi, gạo nếp dẻo, ngọt cùng với ớt cay nên ăn không hề bị ngấy và đầy như các loại xôi khác. Người Thái vùng Tây Bắc ăn xôi sắn quanh năm, thực tế đây là món ăn hàng ngày thậm chí là món ăn chủ lực trong bữa cơm của người Thái.
Giờ đây, không cần lên Tây Bắc, người ta vẫn có thể tìm mua và thưởng thức xôi sắn bởi món ăn này đã là món ăn rất quen thuộc của nhiều dân tộc Ở miền xuôi người ta ăn xôi sắn với ruốc thịt, ở miền biển người ta ăn xôi sắn với ruốc tôm, miền núi thì đơn giản hơn có thể là vừng, lạc, muối ớt...Mỗi vùng miền, xôi sắn lại được biến tấu khác nhau phù hợp với phong vị ẩm thực của từng khu vực. Nhưng với hương vị độc đáo cùng cách nấu trueyefn thống, xôi sắn của người Thái vùng Tây Bắc vẫn luôn là món ăn dân giã, hấp dẫn với những ai đã từng qua vùng đất này.
Theo TCDL
Bánh lọc Quảng Bình - Vạn người mê Bánh lọc Quảng Bình là món ăn dân giã nổi tiếng nơi đây, bởi vị thơm, bùi, không béo và không ngán. Có lẽ du khách nào khi đặt chân đến Quảng Bình cũng muốn thưởng thức hương vị để cảm nhận. Khó quên và rất hấp dẫn! Bánh bột lọc Quảng Bình được làm từ nhiều nguyên liệu gần gũi với đời...