Đậm đà hương vị cho bữa ăn gia đình với món bún măng gà hấp dẫn
Cùng chế biến món bún măng gà cho bữa ăn của gia đình bạn thêm nhiều màu sắc, không mang lại cảm giác ngán mà còn bồi bổ rất tốt cho sức khỏe. Nào, chị em hãy cùng học cách chế biến và thực hiện ngay nhé!
Đậm đà hương vị cho bữa ăn gia đình với món bún măng gà hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu:
1 con gà ta
1kg bún tươi
200g măng khô
Ớt tươi, chanh
GừngHành lá
Rau sống các loại để ăn kèm với búnBột nghệ
Gia vị cần thiết.
Bồi bổ sức khỏe tốt hơn với món ăn thơm ngon, giàu dưỡng chất
Cách thực hiện:
Sơ chế nguyên liệu:
Video đang HOT
Gà sau khi làm sạch bạn sẽ cho vào nồi nước, luộc chín gà. Cho thêm vào nồi nước luộc gà vài lát gừng đập dập và 1 muỗng bột nêm.
Khi gà chín thì vớt ra đĩa, chờ gà nguội rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Măng sau khi rửa bạn sẽ cho vào nồi luộc mềm. Vớt măng ra rồi rửa lại với nước lạnh thêm 1 lần nữa.
Ngâm nấm hương trong tô nước ấm cho nấm mềm, vớt ra, làm sạch nấm rồi xắt mỏng.
Lột vỏ hành tím, rửa sơ với nước rồi băm nhuyễn.
Hành lá làm sạch rồi xắt nhỏ.
Công đoạn chế biến món ăn khá đơn giản
Hoàn thành món ăn:
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 1 ít dầu ăn, cho hành tím vào và phi thơm hành.
Tiếp đến, bạn sẽ cho măng vào, đảo đều măng dưới ngọn lửa vừa, nêm thêm vào măng 1 ít bột nêm, muối, đường, bột ngọt và bột nghệ. Đổ nước luộc gà vào nồi, nếu ít nước thì có thể cho thêm nước lạnh.
Đun cho đến khi nước sôi thì cho hành lá, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Món ăn ngon cho bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn
Múc bún ra tô, xếp gà lên trên rồi chan nước lèo. Món ăn sẽ ngon hơn khi được ăn kèm với ớt, chanh và rau sống.
Những loại thức ăn có thể để lâu mà không cần bỏ tủ lạnh
Có nhiều cách để bảo quản thức ăn mà không cần đến tủ lạnh. Nếu bạn muốn dành dụm thức ăn lâu dài thì dưới đây là một số loại đồ ăn bạn có thể để được lâu ở nhiệt độ thường.
Cá khô
Cá khô (hay khô cá) là loại thức ăn đa đạng được chế biến từ cá nước mặn hoặc cá nước ngọt (cá sơn, cá phèn, cá đổng, cá chình, cá đuối, cá liệt, cá cơm, các chỉ vàng, cá lóc, cá sặc...).
Phương thức phơi khô là một cách bảo quản thực phẩm cổ nhất của nhân loại. Cá khô có thể để hằng năm mà không bị hư. Cách thức phơi khô khá thô sơ nhưng hiệu quả, thường được ngư dân áp dụng để giữ các mẻ cá đánh về nếu không tiêu thụ kịp. Ưu điểm của cá khô là có thể bảo quản ở nhiệt độ thường tới cả năm trời.
Khô cá chỉ vàng
Miền Nam đang trong giai đoạn nắng nóng, đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn làm món cá khô để dùng trong nhiều ngày. Cách thức làm cá khô đơn giản như sau:
Chọn cá (cá nục, cá cơm, cá trích, cá mòi, cá lóc) còn tươi, không bị ươn, thối; phải nguyên con, không sử dụng cá đã bị cắt khúc, cá không rõ nguồn gốc.Cắt sạch vây, đánh vảy, mổ bỏ ruột và xẻ đôi, rửa sạch. Trước khi phơi, bạn có thể xát muối vào cá và có thể ướp thêm các phụ liệu khác như tiêu, ớt, tỏi, thảo quả.Xếp cá lên giàn phơi (đã được vệ sinh sạch sẽ) hoặc treo bằng dây để phơi. Giàn phơi được làm từ tre, gỗ và lưới rất thoáng nên khi phơi mặt trên của cá sẽ trực tiếp tiếp xúc ánh nắng mặt trời, mặt dưới của cá vẫn có thể thoát ẩm tốt.Mỗi ngày phơi, cá cần được trở 2 lần. Nếu nắng tốt, cá khô chỉ cần phơi đủ 2-3 nắng là đạt yêu cầu. Phơi xong là treo vào gác bếp hay chỗ bóng mát, khô thoáng vài ba ngày mới gói kĩ cất hẳn đi dùng dần.
Cá khô có thể nướng hoặc làm các món chiên cực ngon.
Tôm, tép khô
Ngoài cá khô thì tôm khô, tép khô cũng là loại thực phẩm có thể để được lâu ở nhiệt độ thường. Người miền Bắc thường sử dụng tôm, tép khô để nấu canh hoặc rim với thịt ba rọi. Người miền Nam thường dùng tôm khô trong các món gỏi, kho quẹt hoặc cho tôm vào nồi nước dùng để tăng độ ngọt.
Tôm khô có nhiều loại, mỗi loại có giá tiền khác nhau tùy vào việc làm từ con tôm gì và quy trình làm tôm khô ra sao. Trên thị trường hiện nay, giá đắt và ngon nhất là tôm khô làm từ tôm Đất (chỉ có ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang,...).
Tôm khô có thể bảo quản từ 4-6 tháng trong điều kiện thường (Ảnh: Cooky)
Tôm đất là loại tôm tự nhiên, không nuôi được, có kích thước vừa phải, nhưng thịt dai và vị ngon ngọt đặc biệt. Khi chế biến thành tôm khô theo phương pháp truyền thống, tôm có màu hồng đỏ tự nhiên, thịt tôm giữ nguyên vị ngon và ngọt, kết hợp với hương thơm khó quên, không có mùi tanh hay mùi nồng của những loại tôm rẻ tiền khác.
Thịt heo, bò khô
Thịt heo, bò khô cũng có thể để được lâu. Thịt heo thường được làm khô theo dạng chà bông (ruốc), ăn với cơm trắng khá ngon. Trong khi bò khô (khô bò) thường được coi là món ăn vặt hoặc mồi nhậu.
Chà bông heo có công thức làm đơn giản
Trong những ngày nghỉ ở nhà, bạn có thể dành thời gian để làm các món này để ăn cùng với cơm theo công thức đơn giản như sau:
Để làm chà bông heo, cần chọn loại thịt nạc thăn, tươi ngon.
- Thịt rửa sạch, để ráo, thái miếng vừa. Chuẩn bị tô sạch, pha hỗn hợp gồm 2 muỗng đường; muỗng cà phê muối; 3 muỗng nước mắm; muỗng cà phê tiêu cùng 1 muỗng hành sả băm nhỏ. Cho thịt vào hỗn hợp trên, trộn đều.
- Trút thịt vào nồi, thêm 1 chén nước và đun với lửa nhỏ cho tới khi thịt chín mềm, nước gần cạn.
- Sử dụng cối giã từng miếng thịt sau đó xé cho tơi thành sợi. Cho thịt vào chảo nóng, mở lửa thật nhỏ, đảo thịt cùng lượng nước thịt còn lại trong nồi khi nấu cho đến khi thịt khô tơi.
- Để làm tơi bông sợi thịt, các bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố, với cách làm này sẽ rất nhanh nhưng thịt sẽ hơi bị vụn.
- Chà bông sau khi làm xong bảo quản bằng cách cất vào hũ đậy kín và ăn dần.
Mắm
Mắm là một món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Nguyên liệu chính để chế biến mắm là các loại thủy hải sản như tôm, cá, tép, rươi, cáy... Mỗi loại mắm sẽ có hương vị khác nhau và được dùng cùng những món ăn đặc trưng và có thể được rất lâu.
Mắm được làm từ nhiều loại thủy sản khác nhau
Nguyên liệu chính của mắm thường là một loại thủy hải sản bất kì cùng với muối và thính (bột gạo rang). Tất cả các nguyên liệu trên được trộn đều với nhau theo tỉ lệ nhất định, sau đó cho vào chum, vại sạch rồi đậy kín và phơi ra nắng. Sau khoảng 30 - 45 ngày thì có thể sử dụng được, thường dùng để hấp cơm hoặc kết hợp cùng những loại thực phẩm khác.
Mắm tép có thể hấp cơm, dùng để chấm rau, củ luộc hay dưa, cà muối.Mắm cáy là loại mắm làm từ cua biển, có mùi hơi gắt, vị dịu. Mắm cáy giàu canxi và magie, rất tốt cho tim mạch.Mắm tôm giàu DHA, giúp phát triển não bộ cũng như góp phần chống lại một số bệnh về tim mạch. Những món ăn dùng chung với mắm tôm thường là bún đậu, nấu thịt giả cầy, cà pháo muối, thịt luộc...Mắm cá cơm giàu chất đạm, có thể ăn cùng cơm nóng hoặc dùng làm nước chấm gỏi cuốn, bánh tráng cuốn thịt heo, hay ăn với bún.Mắm rươi giàu chất đạm và chứa nhiều muối khoáng, sắt, kẽm..., thường được ăn cùng thịt luộc, rau xanh.Mắm cá miền Tây (mắm cá lóc, cá linh, cá sặc, cá chốt...) được chế biến thành rất nhiều món khác nhau như mắm chưng thịt, mắm cá kho, bún mắm, lẩu mắm...
Các loại mắm này được bán nhiều ở các siêu thị, chợ, đặc biệt là chợ Bà Hoa (Tân Bình). Bạn có thể đầu tư một bộ sưu tập các loại mắm để dùng lâu dài trong trường hợp ít đi chợ.
Rau khô
Các loại rau, củ khô có thể lưu giữ và ăn nhiều ngày tại nhiệt độ thường như các loại nấm, cà rốt, củ cải, rong biển, măng... Các loại rau củ khô còn có một ưu điểm là không tốn nhiều diện tích lưu giữ, khi chế biến chỉ cần ngâm, rửa sạch và nấu.
Măng khô có thể bảo quản lâu dài ở nhiệt độ thường
Nếu có thời gian, bạn có thể tự phơi các loại rau củ khô như su hào, củ cải, cà rốt để dùng trong thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại rau củ để được lâu ở nhiệt độ thường như khoai, bí đỏ...
Mê tít mâm cơm đã ngon lại đẹp của mẹ đảm Hà thành, kéo cả chồng lẫn hai con trai vào bếp Với chị Hưng Giang nấu những bữa cơm ngon hàng ngày không phải là trách nhiệm, nghĩa vụ mà chính là niềm vui, niềm hạnh phúc dành cho gia đình nhỏ của mình. Chị Tô Hưng Giang (37 tuổi) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Ngắm nhìn những mâm cơm thịnh soạn như nhà hàng mà chị Giang nấu...