Đám cưới đêm của người Dao Mẫu Sơn
Cô dâu phải rời nhà từ lúc 2h sáng và sẽ tới nhà chú rể lúc 3h, khi cả bản làng vẫn chìm trong giấc ngủ.
Mẫu Sơn tập trung gần 80 đỉnh núi, đồi lớn nhỏ, trải dài từ xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình đến xã Công Sơn, Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc. Dân tộc Dao Lù Gang ở Mẫu Sơn giữ gìn văn hóa Dao thuần túy, từ cách ăn, nếp ở, trang phục cho tới phong tục thờ cúng và lễ hội, bao gồm nghi lễ đám cưới truyền thống.
Trong ảnh là cô dâu Dương Hoa, kế bên là hai phụ dâu ăn bữa cơm lúc 11 giờ đêm trước khi về nhà chú rể Hoàng Dàu Hương, cả cô dâu và chú rể đều ở xã Công Sơn. Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn Tùng, sống và làm việc tại TP Lạng Sơn, thực hiện. Anh thường được bạn bè gọi là Tùng “Dao” bởi ghi dấu ấn qua các tác phẩm, câu chuyện qua ảnh về chân dung, trang phục và nếp sống truyền thống của dân tộc Dao.
Cô dâu người Dao Lù Gang trong trang phục rực rỡ sắc màu.
Mẫu Sơn có 3 dân tộc cùng sinh sống, Dao, Tày, Nùng, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 95% dân số. Các giai đoạn trong nghi lễ đám cưới người Dao độc đáo, nhiều sắc màu và có nét riêng. Nếu như đám cưới người Dao Lù Gang ở Bắc Sơn diễn ra ban ngày thì đám cưới người Dao Lù Gang ở Mẫu Sơn diễn ra ban đêm. Sau khi hoàn tất các thủ tục bên nhà gái, đoàn nhà gái đi bằng xe máy đến nhà trai.
Người Dao Lù Gang ở Mẫu Sơn quan niệm mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi ông mặt trời còn chưa thức dậy. Giờ cô dâu khởi hành, bước ra khỏi nhà và bước vào nhà chồng nằm trong những nghi lễ quan trọng và giờ giấc phụ thuộc vào thầy cúng.
Video đang HOT
Cô dâu Dương Hoa phải rời nhà từ lúc 2 giờ sáng và sẽ vào nhà chú rể lúc 3 giờ sáng, khi cả bản làng đang chìm trong giấc ngủ.
Ngoài của hồi môn, cô dâu Dao Lù Gang chuẩn bị 2 bộ trang phục. Một bộ lúc rời nhà bố mẹ đẻ và một bộ thay trước khi bước vào nhà trai. Trang phục của cô dâu gồm khăn che mặt, áo dài nhiều lớp và đeo 4 thắt lưng. Tất cả thêu chỉ màu rực rỡ.
Đoàn nhà gái dừng lại dọc đường – cách nhà trai khoảng 300 m, các mế (mẹ), người thân đoàn nhà gái phụ giúp thay đồ mới cho cô dâu. Lúc này, cô dâu đeo thêm vòng cổ, vòng tay và trang sức.
Đến giờ đẹp, đoàn đưa dâu đến trước cổng nhà trai. Mọi hoạt động của cô dâu lúc này phụ thuộc vào phụ dâu bên cạnh, phụ dâu trước và sau sẽ che ô còn cô dâu phủ khăn đi giữa.
“Gần tới nơi, ánh sáng phát ra trong nhà chú rể tạo không khí ấm cúng giữa vùng cao Mẫu Sơn có mây mù và màn đêm tĩnh mịch”, anh Tùng chia sẻ cảm xúc trong quá trình thực hiện bộ ảnh.
Phần lễ đón dâu được tổ chức long trọng nhất, có đội trống kèn và đông đảo họ hàng hai bên chứng kiến. Họ hàng nhà trai đứng hai bên, đón đoàn nhà gái cùng hai người thổi kèn Pí Lè cho đến khi mọi người vào hết trong nhà.
Sau đó là lễ tơ hồng – nghi thức quan trọng nhất của đám cưới. Chú rể bước ra, đến bàn thờ tổ tiên trên đó sắp xếp 12 đôi đũa, 12 bát và 12 chén rượu.
Chú rể cùng cô dâu bước vào chiếu hoa thực hiện lễ vái, gồm vái gia tiên, thầy cúng, bố mẹ, anh em họ hàng nhà trai và đoàn đưa dâu họ nhà gái.
Theo phong tục của người Dao Lù Gang, chú rể không được nhìn mặt cô dâu mà phải chờ cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ lạy tạ tổ tiên, lúc đó cô dâu mới hạ khăn che mặt. Tập tục này nhằm tránh nhiều điều xấu.
Thầy cúng thực hiện các nghi lễ xong, người thân hai nhà mang nhiều rượu ra, đong thành chén để trên một cái sàng gạo và thực hiện lễ uống rượu nhập tổ, tạ ơn bà con họ hàng đến giúp đám cưới. Mỗi người được mời một chén rượu kèm theo miếng gan lợn luộc. Ai cũng phải uống hết để chúc mừng hạnh phúc cho chú rể, cô dâu và gia đình.
Kết thúc nghi lễ tơ hồng, gia đình chú rể dọn cỗ cưới được chuẩn bị khá chu đáo và thịnh soạn để mời khách. Tiếp đó, thầy kèn thổi lên khúc nhạc mừng cô dâu cho đến hết đám cưới, lúc 4 giờ sáng.
Núi rừng Mẫu Sơn lúc này không còn ngủ yên, sự tĩnh lặng vốn có đã bị đánh thức bởi đám cưới giàu bản sắc, truyền thống văn hóa. Đám cưới cũng là lúc người già có dịp nhìn lại tuổi xuân tràn đầy sức sống. Trước đây, đám cưới người Dao với nhiều nghi thức có thể kéo dài ba ngày, ba đêm. Ngày nay, đám cưới được thu gọn chỉ tổ chức trong một ngày.
Chồng tốt với vợ cũ
Tôi không phải gái ế, dù kết hôn ở độ tuổi 30. Tôi có nhiều người đàn ông theo đuổi, ly hôn có, trai tân có. Nhưng cuối cùng tôi đã phải lòng anh, một người đàn ông hơn tôi 5 tuổi đã ly hôn và có hai đứa con.
Ảnh minh họa.
Khi quyết định lấy anh, bố mẹ tôi có chút phản đối, vì xét về mọi thứ tôi đều ổn từ ngoại hình cho đến tài chính, tại sao phải lấy một người đàn ông đã ly hôn và có hai đứa con? Cũng may là con anh đều ở với mẹ cả, nên cuối cùng tôi cũng thuyết phục được gia đình. Đám cưới chúng tôi tổ chức khá đơn giản, chỉ có gia đình và một vài người bạn thân thiết của hai bên, vì anh đám cưới lần 2 nên cũng không muốn làm rình rang, phần tôi cũng thích đơn giản.
Khi quen nhau, anh có nói cho tôi nghe về chuyện anh và vợ cũ thỏa thuận chăm sóc con như nào. Hàng tháng anh gửi tiền chu cấp cho 2 con, mỗi cuối tuần đều qua nhà vợ cũ ăn cơm, đưa con đi chơi,... tôi cũng có vài lần đi cùng anh, nhưng chỉ đưa con anh đi chơi chứ chưa khi nào tôi ăn cơm ở nhà vợ cũ cùng anh. Đám cưới xong rồi, tôi bảo anh nên trao đổi lại với vợ cũ, vì dù gì giờ anh cũng đã có gia đình mới, thay vì qua nhà vợ cũ ăn cơm, chúng tôi sẽ đón hai bé qua nhà chơi cuối tuần. Nhưng vợ cũ anh nhất định không chịu, bắt anh phải duy trì như trước vì các con đã quen như vậy. Tranh cãi qua lại, cuối cùng chốt 1 tuần anh chỉ qua bên đó ăn cơm một bữa cuối tuần. Thế là cứ thứ Bảy anh ở nhà với tôi thì Chủ nhật qua nhà vợ cũ và ngược lại.
Khoảng nửa năm sau cưới thì tôi mang thai, lúc này tôi thật sự luôn muốn có chồng bên cạnh để giúp đỡ và chăm sóc. Nhưng kể từ khi tôi và anh cưới nhau, tần suất chị gọi anh qua nhà nhiều hơn. Trong nhà có bất cứ chuyện gì anh cũng gọi chồng tôi qua, khi thì bóng đèn hỏng, khi thì vòi nước tắc, rồi chuyện con cái quấy khóc, bài vở đi học... Tôi có cảm giác như chỉ cần con bị muỗi đốt vợ cũ cũng gọi chồng tôi qua. Mà tôi đâu có quyền ngăn cản, anh có trách nhiệm phải chăm sóc cho con anh. Đôi lúc tôi tự hỏi, liệu có phải vợ cũ đang cố tình kéo chồng tôi về bên đó. Chồng tôi là người sống có trách nhiệm, vì thế gia đình mới và cũ anh đều muốn làm tròn bổn phận nên chạy qua chạy như con thoi, tôi nhìn mà thương, không lẽ giờ nói "thôi anh về bên đó ở luôn đi, em thuê giúp việc". Tôi biết anh không còn yêu chị nữa, tình cảm hiện tại chỉ vì hai đứa con nhưng đôi lúc tôi cũng chạnh lòng.
Tôi đã chấp nhận tất cả, chấp nhận chuyện anh đi đi về về giữa hai gia đình. Nhưng con người ai cũng có giới hạn, gần đây tôi phát hiện anh đã mua vé để tháng 7 này đi du lịch cùng vợ cũ và hai con, trong khi tôi chỉ vừa mới sinh con được 2 tháng. Do tôi ích kỷ hay do chồng tôi quá tham lam khi muốn làm tốt trách nhiệm với cả hai gia đình? Chúng tôi cũng có con, cũng là một gia đình, nhưng anh luôn bị vợ cũ kéo về bên kia, khiến tôi nghĩ tôi giống như kẻ thứ ba đã phá hoại gia đình anh, tôi như vợ bé phải nhún nhường. Tôi không nói gì với anh, chỉ lặng lẽ dọn đồ mang con về nhà bố mẹ đẻ. Có lẽ ngay từ đầu tôi đã sai lầm khi chọn một người đàn ông đã có con, hay là do ngay từ đầu tôi đã quá dễ dãi chấp nhận mọi điều kiện để anh chăm sóc vợ cũ và các con, để họ thoải mái coi mẹ con tôi như một gia đình dự phòng.
Anh không thể nào chăm sóc tốt được cả hai gia đình, nên anh bắt buộc phải lựa chọn, hoặc là mẹ con tôi hoặc là gia đình cũ. Tôi không hề cấm anh trong chuyện chăm sóc hai con của vợ trước, nhưng mọi thứ phải có giới hạn và nguyên tắc, khi chưa kết hôn anh làm gì cũng được, nhưng có gia đình mới rồi thì đây mới là tổ ấm, là nơi anh cần chăm sóc để tâm. Sẽ có nhiều người nghĩ rằng, tại sao tôi không đón hai con chồng về ở cùng luôn, như vậy chồng sẽ không cần phải qua lại bên đó. Nhưng, chị vợ cũ không đồng ý, và bản thân cũng cảm thấy mình không đủ cao thượng đến mức có thể chăm sóc tốt hai con chồng, chăm con mình sinh ra đã đủ mệt lắm rồi.
Tôi không đánh đồng tất cả những đàn ông sau ly hôn là xấu, chồng tôi cũng không phải người xấu. Nhưng việc lựa chọn lấy một người đàn ông đã có con thì chúng ta hãy cân nhắc việc bản thân có thể chia sẻ tình cảm với con riêng của chồng không, có chấp nhận được chuyện chồng và vợ cũ thường xuyên gặp nhau như chưa hề có cuộc chia ly nào?
Không còn yêu, nhưng chồng vẫn giữ hôn nhân với tôi Chúng tôi không còn thuộc về nhau cả trong suy nghĩ và hành động, nhưng chồng vẫn muốn níu giữ hôn nhân... Tôi và chồng bằng tuổi, chúng tôi khác quê, nhưng cùng học chung trường đại học, chung lớp nên có cơ hội quen nhau và đi đến yêu đương, kết hôn thành vợ, thành chồng. Tôi vẫn còn nhớ như in...