Đám cưới âm dương cách biệt rùng rợn nhất Trung Quốc: Chuyện về những ‘cô dâu ma’ đáng thương bị người thân ‘tận dụng triệt để’ trong lễ âm hôn
Chỉ cần lên mạng tìm kiếm “ vụ án âm hôn” sẽ ngay lập tức được trả về kết quả 138 vụ án mạng, trộm mộ và những vụ tranh chấp tài sản liên quan đến “đám cưới ma”. Phụ nữ ở một số vùng tại Trung Quốc bị chính người thân của họ xem như 1 công cụ, 1 loại hàng hóa đem đi trao đổi, mua bán trục lợi.
12 năm trước, Khang Thúy Thúy – người Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc – nghĩ quẩn tự sát, theo thông lệ được an táng tại quê chồng. Tháng 11/2020, gia đình chồng tiến hành tảo mộ mới phát hiện thi thể của Khang Thúy Thúy đã bị trộm mất, trong mộ chỉ còn một cây củ cải đỏ. Theo kết quả điều tra, thi thể Thúy Thúy bị chính cha mẹ đẻ cô lấy trộm để bán cho người khác làm cô dâu ma trong “đám cưới ma” minh hôn (hay còn được gọi là âm hôn).
Vụ án Phương Dương Dương làm bùng phong trào chống bạo lực gia đình tại Trung Quốc, nhiều người đến tận quê hương Phương Dương Dương để tiễn đưa cô.
Gần đây, vụ án Phương Dương Dương bị gia đình chồng ngược đãi đến chết, sau đó còn bị nhà chồng táng tận lương tâm bán thi thể cho bà mối âm hôn cũng khiến dư luận nước này dậy sóng. Ở Trung Quốc, khi tìm kiếm với từ khóa “vụ án âm hôn” trên internet, ngay lập tức sẽ cho ra kết quả 138 vụ án đã được phán quyết, gồm có án mạng, trộm mộ và các vụ tranh chấp, ẩu đả liên quan đến tài sản, phí tổn âm hôn. Phụ nữ bị chính người thân của họ xem như 1 công cụ, 1 loại hàng hóa đem đi trao đổi, mua bán trục lợi ngay cả khi họ chỉ còn là 1 thi thể lạnh lẽo.
Trần Điềm Điềm khi mới 1 tuổi bị vợ chồng nọ bắt cóc tại 1 nhà ga ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Cô bé bị bại não bẩm sinh, không thể nói chuyện, ngày qua ngày quanh quẩn trên chiếc giường nhỏ. Cho đến năm Điềm Điềm 18 tuổi vẫn không có ai tới cưới hỏi, cha mẹ nuôi Điềm Điềm cho rằng nuôi nấng cô áp lực quá lớn, nên qua những lời đưa đẩy của bà mối, họ quyết định sẽ bán Điềm Điềm đi nơi khác để tổ chức âm hôn.
Thông qua Đinh Thắng Lợi làm trung gian, họ liên hệ được với 1 gia đình ở Sơn Tây, Trung Quốc đang cần “cô dâu ma”. Gia đình này có con trai không may gặp tai nạn giao thông qua đời khi mới 21 tuổi. Theo tập tục địa phương, con trai chưa vợ đã qua đời cần phải làm âm hôn mới có tư cách nhận con thừa tự, có người nối dõi. Anh trai lớn trong nhà chưa lấy vợ đã qua đời cũng phải cưới “vợ ma”, nếu không các em trai sẽ không được phép lấy vợ. Do đó, gia đình này sau khi được đánh tiếng liên lập tức đến nhà Điềm Điềm ngỏ ý muốn “rước dâu”. Tuy nhiên họ không ngờ rằng Điềm Điềm vẫn là 1 người sống, vì vậy đành từ chối và quay về.
Hình minh họa.
Đinh Thắng Lợi nói với cha mẹ nuôi của Trần Điềm Điềm rằng chỉ cần con gái họ qua đời, có giấy chứng tử thì có thể liên hệ lại với nhà trai ở Sơn Tây. Ngày tiếp theo, Đinh Thắng Lợi mua 1 giấy chứng tử hết 2 nghìn tệ (khoảng hơn 7 triệu đồng) và viết 1 thư ủy nhiệm đưa cho cha nuôi Trần Điềm Điềm ký tên. Hắn thu về 30 nghìn tệ (hơn 107 triệu đồng), chia cho cha mẹ Điềm Điềm 20 nghìn tệ (hơn 70 triệu đồng), còn lại hắn và người trung gian khác chia chác với nhau.
1 giờ sáng, Đinh Thắng Lợi chở Trần Điềm Điềm đến nhà xác huyện Hoa Âm, thành phố Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc và dự định bỏ cô lại nhà xác cho cô chết cóng. Người phụ trách nhà xác kiểm tra phát hiện Điềm Điềm là người sống bèn đuổi bọn người Đinh Thắng Lợi đi. Đinh Thắng Lợi không còn cách nào, đành trực tiếp đưa nạn nhân đến tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Cảnh sát địa phương nhận thấy nhiều điểm khả nghi liền tạm giữ kẻ chủ mưu Đinh Thắng Lợi, nhờ đó Trần Điềm Điềm may mắn được giải cứu. Đinh Thắng Lợi và cha mẹ nuôi Trần Điềm Điềm bị phán tội cố ý giết người, phạt tù có thời hạn từ 3-7 năm.
Ở Cam Túc cũng có một vụ án gây phẫn nộ tương tự, nạn nhân là 1 bé gái thiểu năng trí tuệ mới 10 tuổi. Cô bé bị chính cha ruột bóp chết rồi đem xác bán cho bà mối âm hôn. 1 trường hợp khác, em trai vì cướp đoạt tiền của chị ruột sợ bị phát hiện liền hạ độc luôn chị, rồi bán xác cho môi giới âm hôn, ép sạch giá trị cuối cùng của chị ruột 1 cách vô lương tâm; lại có người nghe nói thi thể con gái bị họ hàng trộm bán, bèn tìm đến họ đòi công bằng, ẩu đả dẫn đến thương vong…
Đào mộ trộm xác
Hình minh họa.
Lão nông dân ở Sơn Tây đào trộm mộ của chị dâu rồi lấy danh nghĩa âm hôn để bán xác, thu lợi 10 nghìn tệ (khoảng 36 triệu đồng). Một gã đàn ông mới ra tù ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc vì muốn có tiền sửa nhà, nên đã đi trộm tro cốt người khác bán cho người ta làm âm hôn. 1 người đàn ông 68 tuổi ở Hắc Long Giang vì tham 30 nghìn tệ (hơn 107 triệu đồng) mà trộm thi thể 1 cô gái ngay trong tang lễ của cô ấy, rồi chuyển về Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, toàn bộ hành trình dài tới 1.500km.
Một số người làm giàu dựa trên xác chết, những năm gần đây, nhiều “công ty” âm hôn được thành lập, lấy việc mở quan tài, mật báo tại bệnh viện, nhà xác, nhà tang lễ làm tôn chỉ hoạt động hàng đầu; ngoài ra còn kiêm luôn nghề “bà mối âm hôn”, thầy địa lý thay nhà trai nhà gái tính ngày tốt, chủ trì nghi thức âm hôn…
Có người trộm mộ vì muốn tìm “vợ ma” cho người thân, có người vì ham chút lợi nhỏ đem bán cả xác con gái hoặc vợ không may qua đời, ví dụ như 2 anh em ở Sơn Tây, cha còn chưa chết đã đi trộm mộ, chuẩn bị sẵn “vợ mới” cho cha ở thế giới bên kia.
Tranh chấp tiền tài
Bên cạnh mưu sát và trộm mộ, còn có nhiều vụ án tranh chấp tài sản liên quan đến âm hôn, đa số có ý đồ độc chiếm, hoặc muốn ăn chia lại tiền âm hôn, bèn tìm lý do đâm đơn kiện lên tòa án. Lại có trường hợp chị gái qua đời, lập di chúc để lại nhà cửa cho em trai nhưng em trai mất nhân tính đem thi thể chị bán cho nhà khác làm âm hôn, dẫn đến anh rể bức xúc đòi lại tài sản. Ở một tình huống khác, cụ ông bày tỏ mong muốn được cưới một cô “vợ ma” sau khi qua đời, do đó người con phụ trách “việc trăm năm” ở âm phủ cho cụ sẽ được chia nhiều tài sản hơn. Sau này, các con cụ không ai đứng ra làm âm hôn cho cụ, muốn chia lại tài sản cho công bằng bèn đưa nhau ra tòa nhờ tòa án phân định.
Với suy nghĩ “dương sao âm vậy”, ngoài việc mua thi thể phụ nữ, nhà trai cũng phải bỏ ra chi phí tổ chức âm hôn tương đương hôn lễ thật với đầy đủ nghi lễ, đồ cưới, sính lễ… Tổng chi phí ước tính rơi vào khoảng 360-720 triệu đồng. Ví dụ ở Thiểm Tây có 1 nhà làm âm hôn cho con trai đã tiêu phí số tiền lên đến 220 nghìn tệ (khoảng gần 800 triệu đồng), trong đó sính lễ đưa cho nhà gái là 48 nghìn tệ (hơn 172 triệu đồng), còn lại dùng để mua hoa tai, vòng tay, nhẫn kim cương làm của hồi môn cho “cô dâu ma”.
Tình nguyện viên phản đối bạo lực gia đình trước tòa án sau cái chết của Phương Dương Dương.
Ở Sơn Đông có 1 gia đình 3 người nọ không may bị trúng độc khí than nhưng chỉ có người mẹ sống sót, người cha và con gái đều bất hạnh qua đời. Sau khi ra viện người mẹ mới phát hiện bố mẹ chồng đã đem hết tiền tiết kiệm và tiền bồi thường trong nhà đi làm của riêng, còn bán thi thể cháu gái đi nơi khác làm “cô dâu ma”, kiếm về 50 nghìn tệ (khoảng 180 triệu). Mẹ cô bé xấu số không đi tìm con mà chỉ chăm chăm đòi chia tiền âm hôn và các tài sản khác với cha mẹ chồng.
Vẫn còn rất nhiều những vụ án liên quan đến âm hôn khiến người ta không khỏi phẫn nộ. Dẫu cho phong tục lạc hậu này đã bị kêu gọi xoá bỏ, thậm chí bài xích từ khá lâu, nhưng cho đến nay vẫn còn những người dân địa phương nhất quyết không chịu từ bỏ nó. Cô bé Sơn Đông, Phương Dương Dương và Trần Điềm Điềm đều là nạn nhân của hủ tục âm hôn rùng rợn tại Trung Quốc, là công cụ tranh giành lợi ích, là hàng hóa đem đi đổi chác của người thân, cho dù còn sống hay đã chết số phận của những cô gái ấy chưa bao giờ nằm trong tay chính họ…
Bạn cô dâu căng biểu ngữ 'đe dọa' chú rể trước đám cưới
Nhóm bạn thân của cô dâu đã 'làm luật' trước với chú rể.
Chuẩn bị đi, tôi sắp cưới rồi đó Không lâu nữa đâu, tui sẽ tổ chức đám cưới sau khi chinh phục xong đỉnh cao sự nghiệp.