Đạm Cà Mau (PVCFC) chuẩn bị đủ hàng cho vụ Hè Thu
Theo kế hoạch, vụ Hè Thu năm nay, PVCFC sẽ cung ứng từ 180.000-220.000 tấn urea cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đáp ứng nhu cầu của bà con các địa phương.
Để chuẩn bị cho mùa vụ Hè Thu niên vụ 2020-2021 tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã và đang chuẩn bị đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của bà con nơi đây.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ Hè Thu năm nay, các tỉnh miền Nam sẽ xuống giống khoảng 1,6 triệu ha, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1,5 triệu ha và diễn ra theo 3 giai đoạn.
Trong đó, giaiđoạn 1 vào tháng 3 và 4 tập trung vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu và vùng Đồng Tháp Mười cùng một phần Tứ giác Long Xuyên; giai đoạn 2 xuống giống các vùng sản xuất lúa ở phía Nam Quốc lộ I cách biển 70 km thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và giai đoạn 3 vaof tháng 6khi có mưa sẽ xuống giống các vùng ven biển ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau.
Theo thông lệ, lâu nay, mặt hàng ure hạt đục Cà Mau là mặt hàng luôn được sự quan tâm hàng đầu của các đại lý và nông dân, vì vậy Nhà máy Đạm Cà Mau phải bảo đảm chạy tối đa công suất để tối ưu hóa chi phí về quy mô, giảm giá thành sản xuất, điều chỉnh giá bán phù hợp đến hệ thống đại lý và nông dân.
Cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, Đạm Cà Mau sắp triển khai chương trình khuyến mãi “Thần tài ra đồng_nhà nông trúng lớn” với mong muốn bà con có thêm niềm vui, may mắn, trúng lớn với tổng giá trị lên đến 19 tỷ đồng.
Có thể thấy, mục tiêu trên hoàn toàn khả thi trong bối cảnh thị trường lúa gạo có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ mọi năm.
Thứ nhất, giá lúa tại nhiều địa phương đã tăng mạnh từ 25-30% so với cùng kỳ, chẳng hạn như giá lúa loại IR 50404 trong quý 1/2019 bình quân giao động từ 4.200-4.500 đ/kg thì hiện nay giao động ở mức 5.500 đ/kg, tăng tương ứng trên 1.000 đ/kg. Điều này không chỉ mang lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân mà trên hết giúp nông dân tự tin hơn và yên tâm đầu tư cho công tác sản xuất nông nghiệp.
Video đang HOT
Thứ hai, mặc dù dịch bệnh Covid 19 đang lây lan ở nhiều địa phương và gây khó khăn cho nhiều ngành sản xuất thì trái lại, trong số các mặt hàng lượng thực, cụ thể là lúa gạo luôn nhận được ưu tiên hàng đầu vì đây là mặt hàng thiết yếu, không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người dân ở Việt Nam nói riêng và khu vực châu Á nói chung. Cũng không phải vô cớ khi gần đây gạo xuất khẩu trong nước nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các bộ ngành, doanh nghiệp và người dân…
Nhìn chung, đề xuất của các bộ ngành, doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cho tiếp tục xuất khẩu gạo theo hạn ngạch hàng tháng nhằm tranh thu cơ hội về giá gạo tăng là điều cần thiết và có nhiều ý nghĩa xét trên nhiều phương diện.
Thứ ba, tâm lý của nông dân vùng trồng lúa hiện nay đã phần nào bớt lo âu hơn so với các vụ trước trước khi vụ Hè Thu 2020 đang bắt đầu bước vào cao điểm;
Thứ tư, những ngày qua, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện những cơn mưa lớn báo hiệu mùa mưa đã bắt đầu vùng đất nơi đây phần nào được giải nhiệt khi tình trạng hạn hán, khô hạn, xâm nhập mặn thường xuyên đe dọa nông dân trong các tháng qua.
Một tín hiệu đáng mừng là phía nước bạn Campuchia, thị trường có nhiều tương đồng với Đồng bằng sông Cửu Long cả về mặt địa lý cũng như thói quen tiêu thụ sản phẩm phân bón. Trong quý I, tuy không phải là mùa vụ cao điểm ở Campuchia nhưng các đại lý nước bạn đã ký kết mua hơn 30.000 tấn urea các loại từ PVCFC, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện nay, một số địa phương ở Campuchia đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa giải hạn cho các địa phương, bước đầu mang lại niềm vui cho nông dân cả nước để tiếp tục yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế Campuchia cũng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid 19 đang ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống ở đất nước Chùa Tháp.
Cũng tương tự như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong thời gian tới, khi thời tiết mưa nhiều hơn thì nhu cầu urea nói riêng và phân bón nói chung sẽ được cải thiện nhiều hơn nữa. Do đó, các đại lý Campuchia đang có kế hoạch nhập khẩu thêm urea của PVCFC và tổ chức vận chuyển, giao hàng kịp thời, đáp ứng nhu cầu của nông dân trong vụ Hè Thu này.
Hiện tại, tiến độ gieo xạ vụ Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 40%; tình hình giá cả urea tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giao động từ 6.500-6.700 đồng/kg, bao gồm các chương trình quà tặng khuyến mại của các nhà sản xuất dành cho nông dân nên mức giá này được xem là phù hợp với thực tế.
Thủy Nguyễn
Lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL: Vụ đông xuân 2020 được mùa, dư lúa gạo
Về chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2019 - 2020 triển khai kế hoạch vụ hè thu, thu đông, mùa năm 2020 tại các tỉnh, thành Nam Bộ, đại diện nhiều địa phương kiến nghị, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT đề xuất với Chính phủ xem xét lại chủ trương này.
Ông Mai Anh Nhịn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang: Giá thấp, dân ngại xuống giống
Mặc dù vụ đông xuân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do xâm nhập mặn nhưng nhờ triển khai tốt các giải pháp ứng phó, nông dân đã có một vụ đông xuân được mùa được giá.
Để làm được điều đó chúng tôi đã xây dựng 195 đập ngăn mặn để bảo vệ diện tích lúa đông xuân.
Theo thống kê, diện tích lúa đông xuân của tỉnh Kiên Giang đạt 289.837ha, vượt 743 ha so với kế hoạch đặt ra. Đến nay, chúng tôi đã thu hoạch được 93% diện tích, năng suất bình quân 7,24 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1,924 triệu tấn; tăng 0,3 tấn/ha về năng suất và 104.712 tấn về sản lượng so với vụ đông xuân 2018 - 2019.
Trong cơ cấu giống lúa của tỉnh, các loại giống chất lượng cao chiếm 93,65%, diện tích sử dụng giống xác nhận các cấp tương đương khoảng 76,46%.
Chúng tôi cũng đã liên kết xây dựng 34 cánh đồng lớn, có 19.000ha có sự tham gia của doanh nghiệp trong tiêu thụ lúa gạo.
Kế hoạch vụ hè thu, chúng tôi dự kiến xuống giống 284.000ha, hiện đã gieo được 58.000ha; vụ thu đông dự kiến xuống giống 72.000ha.
Tuy nhiên, để khuyến khích nông dân tiếp tục xuống giống lúa trong các vụ tiếp theo, chúng tôi kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT đề xuất Thủ tướng xem xét lại vấn đề tạm dừng xuất khẩu gạo.
Sau khi Thủ tướng có quyết dịnh tạm ngừng xuất khẩu gạo, chúng tôi cũng đã trao đổi với doanh nghiệp, hiện giá lúa trong dân đã giảm hơn trước 300 - 500 đồng/kg, nếu tạm dừng xuất khẩu gạo sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, giá thấp người dân sẽ không xuống giống vụ thu đông nữa.
Vụ đông xuân ở Long An được mùa, được giá.
Ông Nguyễn Thanh Tuyền, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An: Long An chủ yếu xuất khẩu nếp sang Trung Quốc
Dù hạn mặn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vụ đông xuân 2015 - 2016 nhưng vụ đông xuân của tỉnh Long An vẫn đạt được nhiều thắng lợi, chỉ thiệt hại khoảng 4.800ha, trong đó có 890ha mất trắng, tỷ lệ thiệt hại khoảng 2,1% diện tích.
Năng suất lúa khá cao, 60,4 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với vụ đông xuân 2018- 2019, chính vì vậy, vụ đông xuân 2019 - 2020 dù diện tích giảm hơn 4.000ha những sản lượng chung chỉ giảm 10.000 tấn. Đặc biệt, giá lúa ổn định, giúp nong dân có lãi trên 30%.
Vụ hè thu, tỉnh Long An dự kiến xuống giống 217.640ha, hiện đã xuống giống 34.000ha vùng Đồng Tháp Mười.
Một vấn đề đang khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng là chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo của Chính phủ. Qua làm việc với các doanh nghiệp, chúng tôi được biết, tồn kho của các doanh nghiệp trên địa bàn khoảng 300.000 tấn, có 24 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo.
Hiện, một số doanh nghiệp kiến nghị với những hợp đồng ký trước 24/3 vẫn tiếp tục cho xuất khẩu, bởi các doanh nghiệp của Long An chủ yếu xuất khẩu nếp sang Trung Quốc, nếu dừng lại sẽ thiệt hại lớn.
Thế giới cần 3,7 triệu tấn gạo, tăng tốc ở vụ lúa hè thu, thu đông Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tích trữ lương thực của người dân tăng cao, dự báo nhu cầu lúa thế giới tăng 3,7 triệu tấn trong khi sản lượng có thể giảm 2,7 triệu tấn. Trong bối cảnh đó, Bộ NNPTNT đang tính đến phương án tăng thêm diện tích sản xuất lúa thu đông. Có thể...