Đảm bảo nguồn nước sử dụng trong mùa khô
Hiên nay, nguôn nươc trư tại cac hồ trên đia bàn tinh thấp hơn 9% so vơi cùng kỳ năm trươc. Nguyên nhân là do nắng nóng keo dài nhiêu ngay, song do cac đia phương đã co sư chuân bi từ trươc nên vân đảm bao nguôn nươc cho sinh hoạt, sản xuât.
Hồ Sông Mây (H.Trảng Bom) có lượng nước trữ thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh: K. Minh
Theo Công ty TNHH MTV Khai thac công trình thủy lơi Đông Nai, trên địa bàn tỉnh có 10 hồ chưa nươc lớn nằm ở cac huyên và TP.Long Khanh. Trong đó, một số có mưc nươc thâp hơn so với cung kỳ năm trươc là hồ Sông Mây (H.Trang Bom); hồ Gia Ui, hồ núi Le (H.Xuân Lộc); hồ Suối Vọng (H.Cẩm Mỹ)…
* Nắng nóng, khô hạn gay gắt hơn
Vài ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh diễn ra mưa trái mùa, song lượng mưa rất nhỏ nên không đủ cung cấp cho lượng nước trữ của các hồ. Sở dĩ năm nay các hồ trong tỉnh có mực nước thấp hơn so với năm trước là do mùa mưa năm 2019 kết thúc sớm và lượng mưa ít nên lượng nước trữ trong hồ giảm. Bên cạnh đó, mùa khô năm 2019-2020 đến sớm, mức nhiệt độ cao hơn mọi năm nên các hồ tăng lượng phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất.
Ông Lê Xuân Toàn, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai cho biết: “Tuy thời tiết năm nay khô hạn hơn những năm trước, nhưng nhờ chủ động từ trước nên những khu vực do các hồ cung cấp nước tưới, sinh hoạt vẫn đảm bảo. Khoảng 1 tháng nữa mới vào mùa mưa, song công ty đã kiểm tra và có khuyến cáo các địa phương kịp thời nên sẽ không xảy ra tình trạng khô hạn, thiếu nước”.
Các công trình thủy lợi của tỉnh hiện đang cung cấp nước cho gần 30 ngàn ha cây trồng/năm (chủ yếu là lúa) ở các huyện như: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom. Ngoài ra, các hồ còn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp với lượng khá lớn.
Dự tính, cuối tháng 4-2020, Đồng Nai mới bước vào giai đoạn chuyển mùa và mùa mưa chính thức bắt đầu từ tháng 5-2020. Từ nay đến đầu mùa mưa, có 1-2 đợt mưa trái mùa, nhưng lượng mưa không đáng kể.
Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai Nguyễn Phước Huy cho biết: “Trong tháng 4 này, nền nhiệt độ trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục cao hơn so với cùng kỳ năm trước 1-20C. Vì thế sẽ làm cho thời tiết nhiều ngày rất nắng nóng, khô hạn hơn. Mực nước trữ ở các hồ, đập trong tỉnh sẽ tiếp tục giảm mạnh”. Những khu vực sử dụng nước sinh hoạt, nước tưới từ các hồ, đập sẽ chịu ảnh hưởng ít, còn những nơi dùng nước ngầm khả năng phải chịu đợt hạn lớn.
Video đang HOT
Trên địa bàn tỉnh có gần 160 ngàn ha cây lâu năm chủ yếu do người dân tự chủ động nguồn nước tưới và thường sử dụng nước ngầm. Nắng nóng kéo dài trong tháng 4 này sẽ ảnh hưởng mực nước ngầm ở nhiều khu vực và khả năng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những nơi người dân đang dùng nước giếng khoan, giếng đào cho sinh hoạt, sản xuất.
* Cần thêm nhiều công trình thủy lợi
Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều cho biết, cần thêm nhiều công trình thủy lợi như: hồ chứa, trạm bơm, kênh mương nội đồng để lấy nước mặt dùng cho sinh hoạt, sản xuất. Về lâu dài, sử dụng nguồn nước mặt góp phần bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, tránh cho nguồn nước ngầm bị cạn kiệt.
UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch thủy lợi Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035. Dự tính đến năm 2025, các công trình thủy lợi sẽ đảm bảo nước tưới cho khoảng 77,5 ngàn ha cây trồng và đến năm 2035, đạt 100% diện tích cây trồng cần phải tưới. Nguồn vốn để thực hiện các công trình thủy lợi trên hơn 15,15 ngàn tỷ đồng.
Phó chủ tịch UBND H.Tân Phú Nguyễn Hữu Ký cho hay: “Huyện đang phối hợp với tỉnh để thực hiện một số công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng nhằm cung cấp nước tưới cho cây trồng ở những nơi có nguy cơ hạn cao vào mùa khô thuộc địa bàn các xã: Núi Tượng, Đắc Lua, Phú Điền. Tuy nhiên, thực tế nhiều nơi rất cần thêm nguồn kinh phí của tỉnh đầu tư cho kênh mương nội đồng đưa nước từ sông, hồ về tưới cho các cây trồng lâu năm”. Lâu nay, trên địa bàn tỉnh, các công trình thủy lợi mới chỉ phục vụ chủ yếu cho cây lúa. Thực tế, lợi nhuận từ cây lúa mang lại không cao. Các cây trồng lâu năm nếu có nguồn nước tưới đầy đủ có thể cho lợi nhuận gấp 5-10 lần so với trồng lúa.
Tại các cuộc họp với sở, ngành, địa phương trong thời gian qua về đầu tư các dự án về hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh nhấn mạnh: “Tỉnh sẽ ưu tiên thực hiện các dự án đem lại lợi ích cho nhiều người dân trong tỉnh như là đường giao thông, hồ, công trình thủy lợi. Vì các dự án trên hoàn thành giúp cho kinh tế phát triển”. Dù được ưu tiên vốn đầu tư công để thực hiện các dự án về thủy lợi song các công trình triển khai còn rất chậm, do đó hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn.
Khánh Minh
Đắk Lắk: Hạn hán kéo dài, dân xót xa cắt lúa non cho bò ăn
Trước tình hình hạn kéo dài, nhiều vùng tại Đắk Lắk đã thiếu nước tưới khiến cây trồng héo khô, một số người dân tại phải "bấm bụng" cắt lúa non làm thức ăn cho bò.
Nhiếu cánh đồng bị bỏ hoang vì thiếu nước tại huyện Lắk.
Hàng ngàn hecta cây trồng thiếu nước
Theo báo cáo sơ bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đắk Lắk, trên toàn tỉnh có 782 công trình thủy lợi gồm: 118 đập dâng; 57 trạm bơm và 607 hồ chứa nước với tổng dung tích khoảng 650 triệu m3.
Tuy nhiên, hiện mực nước ở các hồ chứa trên địa bàn đều giảm nhanh do quá trình phục vụ sản xuất và thời tiết nắng nóng. Đặc biệt, các hồ chứa nhỏ còn khoảng dưới 35% dung tích thiết kế. Trong đó, có 34 hồ đã cạn khô. Các hồ chứa vừa và lớn còn khoảng từ 40-60% trữ lượng nước theo dung tích thiết kế. Nhiều đập dâng, trạm bơm không đảm bảo năng lực thiết kế do lượng dòng chảy giảm mạnh.
Mương dẫn nước khô khốc ở huyện Lắk.
Cũng theo Sở NN&PTNT Đắk Lắk, trong vụ Đông-Xuân 2019-2020, trên toàn tỉnh có khoảng 290.000 ha cây trồng. Hiện, có khoảng 5.415 ha cây trồng bị hạn, gồm 2.344 ha lúa, 1.416 ha cây hoa màu, 1.655 ha cây lâu năm.
Nếu đến giữa tháng 4/2020 vẫn không có mưa, dự kiến toàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 30.000 ha cây trồng bị thiếu nước tưới (gồm 4.000 ha lúa, 1.000 ha hoa màu và 25.000 ha cây lâu năm). Đặc biệt, nếu tình trạng hạn hán kéo dài, sẽ có khoảng 2.000 ha cây trồng (gồm 500 ha lúa, 300 ha cây hoa màu và 1.200 ha cây lâu năm) đối diện nguy cơ mất trắng.
Theo ông Mai Trọng Dũng (Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Lắk), hiện các địa phương, đơn vị liên quan đang tích cực triển khai các giải pháp để khắc phục tình trạng hạn hán, bảo vệ sản xuất. Đồng thời, phía Sở NN&PTNT Đắk Lắk đang tổng hợp kết quả báo cáo từ các địa phương về tình trạng thiệt hại do thiếu nước gây ra trên địa bàn.
Lúa non thành thức ăn cho bò
Tình trạng nắng nóng kéo dài, hồ hủy lợi, ao suối cạn khô đã khiến nhiều diện tích cây trồng tại Đắk Lắk thiếu nước trầm trọng.
Lúa thiếu nước khô héo, chị H'Hiu đành dắt bò ra cho ăn lúa.
Vào thời điểm đầu tháng 4, khung cảnh hạn hán khốc liệt đang trải dài khắp cánh đồng các xã Bông Krang và Yang Tao (huyện Lắk). Tại đây, hàng trăm ha ruộng phải bỏ hoang trong vụ Đông-Xuân vì thiếu nước. Nhìn khắp cánh đồng, chỉ thấy màu rạ trải dài và những những kênh mương thủy lợi nằm trơ đáy, khô khốc.
Tại cánh đồng xã Bông Krang, PV gặp chị H'Hiu đang dẫn đàn bò của mình ra cho ăn lúa. Người phụ nữ này cho biết, năm ngoái mưa ít, năm nay hạn sớm nên nhiều diện tích ruộng của bà con không thể gieo sạ.
Riêng gia đình chị H'Hiu có 1 sào ruộng ở gần suối, năm ngoái đã xuống giống. Tuy nhiên, gần cả tháng nay suối cạn, thiếu nước nên lúa héo. Hết cách, chị H'Hiu đành dẫn bò ra cho ăn dần. "Thời điểm này lúa đang trổ đòng đòng nhưng thiếu nước, không thể phát triển. Nếu để lại thì lúa cho toàn hạt lép nên tôi cho bò ăn dần", chị H'Hiu kể.
Tiếp tục đến địa bàn xã Cư Pui (huyện Krông Bông), PV cũng chứng kiến cảnh ruộng đồng nứt nẻ, nhiều diện tích lúa héo úa hoặc chết khô. Vừa gặt vội đám lúa non đang có dấu hiệu héo úa, ông Lý Văn Tu (thôn Ea Lang, xã Cư Pui) vừa kể, gia đình ông có gần 3 sào lúa trên cánh đồng thôn Ea Lang. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích lúa của ông bị hư hết vì nắng hạn. "Mỗi ngày tôi đành cắt một ít lúa héo về cho bò. Tình hình này chắc hạn hán còn kéo dài, chúng tôi hết cách cứu lúa rồi", ông Tu buồn rầu kể.
Ông Tu cũng "bấm bụng" cắt lúa non về cho bò vì hạn hán.
Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk đề nghị đơn vị quản lý các hồ chứa chủ động nâng cao ngưỡng tràn, tăng dung tích trữ nước. Các địa phương chủ động đắp các đập tạm trên suối, nạo vét, cải tạo kênh mương; lắp đặt các trạm bơm dã chiến dọc vùng ven sông, suối lớn, bơm chuyền hoặc xả nước từ những công trình dư thừa nước, nhằm hỗ trợ cho công trình vùng hạ du phục vụ sản xuất.
Trần Nhân
Ninh Thuận: Nhiều diện tích cây trồng lâu năm "chết khát", người dân mất trắng hàng trăm triệu Từ trước Tết Nguyên đán 2020 đến nay, do tình hình nắng hạn kéo dài nên nhiều diện tích cây trồng lâu năm của bà con xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam đã bị chết khô. Hàng trăm triệu đồng đầu tư coi như mất trắng. Những ngày cuối tháng 3/2020, PV báo Người Đưa Tin về xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam,...