Đảm bảo mỗi hộ nghèo có ít nhất một việc làm bền vững
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng cần giúp người nghèo cần câu hơn là con cá, xây dựng căn nhà hỗ trợ nhưng quan trọng hơn là hướng dẫn sản xuất.
Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ nhất, chiều 23-7, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.
Bộ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung cho hay chương trình có tổng nguồn vốn 75.000 tỉ đồng, gồm 6 dự án: hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, phát triển mô hình giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm, truyền thông và nâng cao năng lực giám sát…
Trong báo cáo thẩm tra của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng để giảm nghèo đa chiều thực sự bền vững, phải giảm tỉ lệ tái nghèo, hộ nghèo phát sinh.
Do vậy, chương trình cần có các giải pháp thoát nghèo bền vững, đủ sức chống chịu, vượt qua các thách thức của thiên tai, dịch bệnh như thông qua tạo việc làm cho người nghèo, đảm bảo mỗi hộ nghèo có ít nhất một việc làm bền vững…
Tuy nhiên, bà Thúy Anh cho rằng một số dự án, tiểu dự án được xây dựng trong chương trình có sự trùng lặp về nội dung thực hiện tại cùng địa bàn nông thôn do chưa làm rõ chính xác đối tượng, địa bàn, chưa cụ thể hóa nội dung hỗ trợ, đầu tư.
Video đang HOT
Việc tách bạch chương trình xây dựng nông thôn mới với chương trình giảm nghèo có thể dẫn tới một số nội dung đầu tư manh mún, nhỏ giọt, không đảm bảo tính bền vững, kém hiệu quả.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cũng cho rằng mục tiêu phấn đấu có ít nhất 60% số thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là khó khả thi, đề nghị điều chỉnh mục tiêu xuống còn 40%.
Thảo luận tại tổ, đại biểu Trương Xuân Cừ, phó chủ tịch Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam, cho rằng quan trọng nhất là tạo sinh kế cho người dân, nhưng làm sao để đào tạo bồi dưỡng con người để có được sinh kế là vấn đề lớn. Đơn cử như việc đào tạo công nhân xuất khẩu lao động, mặc dù rất quyết tâm nhưng không đơn giản.
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng cần giúp người nghèo cần câu hơn là con cá, xây dựng căn nhà hỗ trợ nhưng quan trọng hơn là hướng dẫn sản xuất. Vì vậy, cần tập trung hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh làm ăn, nâng cao trình độ học vấn.
“Nghèo chính là ở chỗ học vấn thấp. Tôi nói, nông thôn gia đình nghèo nhưng người ta tập trung lo cho con tốt nghiệp cấp III là thoát nghèo. Nâng cao dân trí, trình độ học vấn chính là mấu chốt của thoát nghèo” – ông Mẫn nhấn mạnh.
Công bố tổng thư ký, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội khóa XV
Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã trao các nghị quyết của Quốc hội đối với chức danh tổng thư ký Quốc hội; chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội và tổng Kiểm toán Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao nghị quyết của Quốc hội đối với chức danh tổng thư ký Quốc hội, chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội và tổng Kiểm toán Nhà nước – Ảnh: TTXVN
Theo đó, các chức danh thuộc cơ cấu của Quốc hội khóa XV gồm: Tổng thư ký Quốc hội: ông Bùi Văn Cường; Hội đồng Dân tộc: chủ tịch là ông Y Thanh Hà Niê Kđăm; Ủy ban Pháp luật: chủ nhiệm là ông Hoàng Thanh Tùng; Ủy ban Tư pháp: chủ nhiệm là bà Lê Thị Nga; Ủy ban Kinh tế: chủ nhiệm là ông Vũ Hồng Thanh; Ủy ban Tài chính – ngân sách: chủ nhiệm là ông Nguyễn Phú Cường; Ủy ban Quốc phòng và an ninh: chủ nhiệm là thiếu tướng Lê Tấn Tới; Ủy ban Văn hóa, giáo dục: chủ nhiệm là ông Nguyễn Đắc Vinh; Ủy ban Xã hội: chủ nhiệm là bà Nguyễn Thúy Anh; Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường: chủ nhiệm là ông Lê Quang Huy; Ủy ban Đối ngoại: chủ nhiệm là ông Vũ Hải Hà; Tổng Kiểm toán Nhà nước là ông Trần Sỹ Thanh; Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: trưởng ban là bà Nguyễn Thị Thanh và Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: trưởng ban là ông Dương Thanh Bình.
An Giang thực hiện đồng bộ các chương trình tín dụng chính sách, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo
Quý I năm 2021, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang đã tập trung triển khai đồng bộ các chương trình tín dụng chính sách, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Đồng thời, củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang Lê Văn Phước phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Đến hết quý I năm 2021, tổng nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang đạt 3.670 tỷ đồng, tăng 277 tỷ đồng so đầu năm, trong đó, nguồn vốn trung ương tăng 260 tỷ đồng. Doanh số cho vay trong quý I đạt 287 tỷ đồng, với 8.717 hộ được vay vốn từ các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo; cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay giải quyết việc; cho vay hộ gia đình sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn. Tổng dư nợ ủy thác đạt 3.467 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 99,75% tổng dư nợ của chi nhánh), trong đó, dư nợ trung ương ủy thác qua hội đoàn thể 3.294 tỷ đồng (chiếm 95% tổng dư nợ ủy thác), dư nợ địa phương ủy thác qua hội đoàn thể 173 tỷ đồng (chiếm 5%/ tổng dư nợ).
Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ hội các cấp và duy trì đều đặn việc tổ chức họp giao ban của tổ chức hội với ngân hàng hàng tháng tại cấp xã; 2 tháng 1 lần tại cấp huyện và 3 tháng một lần tại cấp tỉnh. Đồng thời, tiến hành thực hiện kiểm tra toàn diện được 5/10 Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, gồm: Tân Châu, Thoại Sơn, Phú Tân, An Phú và TP. Châu Đốc. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấn chỉnh công tác tham mưu, điều hành triển khai thực hiện các chương trình tín dụng, kiểm tra hoạt động tổ giao dịch lưu động tại điểm giao dịch phường xã, chấp hành quy định về hạch toán các khoản thu, thanh toán chi phí hoạt động của đơn vị. Qua công tác kiểm tra, đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo chấn chỉnh các sai sót, hạn chế để các đơn vị khắc phục.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang cũng đã thực hiện nghiêm túc quy định về công khai chính sách tín dụng ưu đãi, đối tượng thụ hưởng, quy trình, thủ tục, thông tin rộng rãi đến khách hàng vay tại các điểm giao dịch lưu động xã. Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức giao dịch lưu động tại 156/156 xã, thị trấn, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người dân tại các điểm giao dịch. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo luôn được thực hiện đúng quy định. Tại Hội sở Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các phòng giao dịch luôn công khai lịch, nội quy tiếp công dân, cũng như mở đầy đủ các loại sổ sách giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định; thực hiện mở và quản lý hộp thư góp ý tại 156 điểm giao dịch cấp xã hàng tháng, trụ sở làm việc của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các phòng giao dịch cấp huyện hàng tuần.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong quý II năm 2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang Lê Văn Phước đề nghị, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các thành viên ban đại diện cần tập trung thực hiện hiệu quả hơn nữa việc giải ngân cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo, sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn, giải quyết việc làm, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng. Đối với nguồn tiền nhàn rỗi, các nguồn quỹ của tổ chức, cá nhân chuyển sang gửi hoặc ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước lưu ý các tổ chức chính trị - xã hội cần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hợp đồng ủy thác đã ký với Ngân hàng Chính sách xã hội; các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện nghiêm chương trình kiểm tra, giám sát theo kế hoạch được phân công....
Đa dạng hình thức hỗ trợ hộ nghèo đúng và trúng đối tượng Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ông Phan Văn Tuấn Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh An Giang cho rằng: Các địa phương phải có kế hoạch giảm nghèo cụ thể cho riêng từng xã, từng huyện phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tế. Tại An Giang, hộ nghèo, hộ cận nghèo sống tập trung ở vùng núi,...