Đắk Nông: Vạch mặt hai nhà sư giả
8 giờ sáng 21-7-2011, Đại đức Thích Quảng Hiền – Phó ban thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh Đắk Nông, trụ trì chùa Pháp Hoa, phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa – nhận được tin có hai “nhà sư” mặc quần áo tu hành, mang bình bát đi khất thực quanh khu vực chợ Gia Nghĩa. Đại đức Thích Quảng Hiền đã trực tiếp đến xác minh và khẳng định đây không phải là nhà sư vì thời gian này là mùa an cư kiết hạ, các nhà tu hành chỉ chuyên tu ở chùa.
Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Dinh cùng tang vật
Tại Công an thị xã Gia Nghĩa, hai đối tượng khai tên là Nguyễn Văn Bình và Trần Văn Dinh (SN 1980, đều trú tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh). Cách đây hơn một tháng, hai đối tượng lên tỉnh Bình Dương làm thuê và thấy một số đối tượng mua quần áo, đồ dùng tu hành đi xin có thu nhập cao. Bình và Dinh đã bàn nhau góp tiền mua hai bộ quần áo tu hành, hai bình bát hết 800.000 đồng rồi cùng nhau lên huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đi khất thực để lấy tiền tiêu xài. Sáng 21-7, trong lúc hai đối tượng đang đi khất thực tại khu vực chợ Gia Nghĩa thì bị quần chúng phát hiện báo công an. Qua kiểm tra, công an thu giữ của hai đối tượng hơn 1 triệu đồng, là số tiền người dân đã cho. Có mặt tại khu vực chợ Gia Nghĩa, bà Nguyễn Thị Thủy cùng nhiều người dân khác cho biết, hai đối tượng này đã đến đây khất thực nhiều lần, nhiều người không có tiền nhưng vẫn vay mượn để cho.
Theo Đại đức Thích Quảng Hiền, thời gian qua nhà chùa phát hiện sáu vụ giả danh tổ chức từ thiện, nhà chùa, nhà tu hành để đi bán nhang, xin tiền công đức của người dân nhằm trục lợi. Các đối tượng thường dùng giấy tờ giả như: giấy chứng nhận phật tử hành hương, giấy quy y tam bảo… để đi bán nhang, lừa phỉnh người dân.
Video đang HOT
Cũng theo Đại đức Thích Quảng Hiền, khi thấy các nhà tu hành đi khất thực thì không nên cho tiền, vật chất. Ai có lòng hảo tâm giúp đỡ người khác thì đưa đến tận các nhà chùa và các tổ chức xã hội – từ thiện. Nếu thấy các đối tượng nghi vấn thì báo ngay cho nhà chùa và cơ quan chức năng nơi gần nhất để xử lý.
Theo CATP
"Tất cả những sư đi xin tiền đều là giả"
Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, khẳng định: Tất cả những "sư" đi khất thực, xin tiền đều là giả.
Vì theo quy định, sư nào khất thực hoặc quyên góp ngoài phạm vi chùa phải có giấy giới thiệu của Ban Thường trực Phật giáo tỉnh, thành. Tuy nhiên, đến nay, trên cả nước chưa có tỉnh, thành nào cấp giấy giới thiệu cho sư đi khất thực, quyên góp tiền. Ngày 12/7, phóng viên đã theo chân 2 sư giả và mục kích những kiểu kiếm tiền của họ ở TP.HCM.
Vị sư giả đếm tiền thu được rồi ăn bún thịt nướng
Trong ngày, sư giả này xin được không dưới 500.000 đồng
Một sư giả đến đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 để "khất thực" trái phép. Khi người vắng dần trên phố, sư giả này đón xe ôm về nhà ở đường Tân Lập, phường Hiệp Phú, quận 9.
Về đến nhà, sau khi trút bỏ lớp áo tu ngụy trang, vị sư giả đếm tiền thu được rồi ăn bún thịt nướng. Theo ước tính của chúng tôi, trong ngày, sư giả này xin được không dưới 500.000 đồng.
Nữ "sư" đưa tiền cho một người đàn ông khác
Một phụ nữ ngụy trang thành "sư" đang hành nghề trên đường Trần Phú, phường 7, quận 5 thì bị một người dân chặn lại phản ứng: "Sư giả hay sư thật, ở đây cấm khất thực".
Về đến nhà ở khu nhà trọ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 4, quận 5, nữ "sư" đưa tiền cho một người đàn ông khoảng 40 tuổi. Ngoài nữ "sư" này, chúng tôi còn chứng kiến nhiều "sư" khác cũng đến đây nộp tiền cho người đàn ông nói trên.
Theo VietNamNet
Sư giả quỳ trước... túi tiền ở ngã tư! Chiều 9-6, nhiều người đi đường ngỡ ngàng trước hình ảnh một sư giả quần áo lấm lem quỳ trước túi tiền ngay ngã tư Bình Chuẩn, phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An - Bình Dương. Việc này vừa gây mất an toàn giao thông vừa gây phản cảm nhưng không có đơn vị chức năng nào đến can thiệp. Nhiều người...