Đắk Nông phát hiện gần 100 hiện vật có niên đại gần 10.000 năm
Gần 100 hiện vật có niên đại gần 10.000 năm được tìm thấy tại địa điểm khai quật di chỉ thôn 7, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô (Đắk Nông)
Sáng 19/3, Viện Khoa học Xã hội (KHXH) vùng Tây Nguyên báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ thôn 7, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô (Đắk Nông).
Theo báo cáo, từ ngày 10/3/2024, đoàn các nhà khoa học gồm 8 thành viên đến từ Viện KHXH vùng Tây Nguyên đã tiến hành khai quật địa điểm khảo cổ tại thôn 7. Đoàn đã khai quật 2 hố ở trung tâm và nơi cao nhất của di tích với tổng diện tích 26m², cách nhau 33m. Hố 1 rộng 16m² (4mx4m), hố 2 rộng 10m² (2mx5m), ở độ cao 430m so với mực nước biển.
Đại diện Viện KHXH vùng Tây Nguyên báo cáo tại hội nghị báo cáo kết quả khai quật
Trên diện tích khai quật, đoàn đã thu được khoảng 100 hiện vật. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong các hiện vật đăng ký có 17 thạch đá, 28 nạo cắt, 14 công cụ mũi nhọn, 8 công cụ chặt, 24 mảnh tước, 1 phiến tước, số còn lại là chày, phác vật rìu, bàn mài.
Video đang HOT
Việc tìm thấy các công cụ đá, thạch đá, mảnh tước và sự phân bố thành cụm ở trên tầng văn hóa độ sâu 60-70cm, các nhà khoa học cho biết thôn 7 có thể là nơi cư trú và là nơi chế tác công cụ đá của cư dân thời tiền sử cách ngày nay khoảng 1 vạn năm, nằm ở khung thời gian chuyển tiếp từ cuối Đá cũ – đầu Đá mới, từ hoạt động kinh tế săn bắt hái lượm độc tôn sang kinh tế trồng trọt sơ khai.
3 lớp trầm tích kế tiếp nhau trên địa tầng tại hố 1
Cuộc khai quật di tích đã bổ sung tiềm năng di sản, tư liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Qua đó góp phần bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị di sản khảo cổ trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông nói riêng, tỉnh Đắk Nông nói chung.
Trên cơ sở những kết quả khảo sát sơ bộ năm 2022, 2023 và kết quả khai quật 2024, Viện KHXH vùng Tây Nguyên đề xuất tỉnh Đắk Nông tiếp tục điều tra, tìm kiếm, phát hiện các di tích khảo cổ ở khu vực lân cận di tích thôn 7, có cùng nguồn gốc là các thềm sông cổ, với cùng độ cao để nghiên cứu về khả năng xác lập một nền văn hóa Đá cũ trong mối liên hệ với văn hóa Đá mới ở khu vực Krông Nô cũng như ở Đắk Nông.
Tỉnh tiếp tục nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa khảo cổ trong mối liên kết với hệ thống các di sản tự nhiên và văn hóa hiện có của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; nghiên cứu xây dựng các tuyến du lịch gắn với giá trị di sản đa dạng, hấp dẫn phục vụ du khách, góp phần phát triển bền vững kinh tế – xã hội tỉnh Đắk Nông.
Trung Quốc: Giếng cổ 'mở đường' vào kho báu vô song 2.200 tuổi
Những hiện vật quý giá trong giếng cổ ở tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc chỉ là khởi đầu cho một kho báu khảo cổ gây kinh ngạc.
Theo Heritage Daily, một cuộc khai quật mới ở khu khảo cổ Triều Dương thuộc TP Trường Sa, tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc đã tiết lộ một loạt kho báu trải dài từ triều đại nhà Tần đến nhà Thanh của nước này.
Chuỗi phát hiện bắt đầu bằng hơn 200 thẻ tre từ thời nhà Tần (năm 221-206 trước Công nguyên) và nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên - 222 sau Công nguyên), lộ ra trong một cái giếng cổ.
Một trong các thẻ tre được phát hiện từ kho báu trong giếng cổ ở Hồ Nam - Ảnh: VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRUNG QUỐC
Chữ viết trên các thẻ tre là chữ triện, phổ biến trong suốt nửa sau của thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, sau đó vẫn được sử dụng để khắc trang trí, khắc con dấu vào thời Hán.
Các phân tích sau đó cho thấy giá trị cực lớn của các hiện vật này: Chúng là một phần của một kho lưu trữ của chính phủ cổ đại.
Bên cạnh đó, các cuộc khai quật dẫn đầu bởi Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc còn tiết lộ dấu vết về một tòa nhà có nền móng bằng đất nung, có niên đại từ thời Tây Hán, là giai đoạn đầu của nhà Hán.
Đó là một tòa nhà có kích thước 28x18 m, xây bằng một số loại gạch nổi trội thời Tây Hán. Tòa nhà có thể thuộc về một cá nhân có địa vị cao như quan chức hay quý tộc trong khu vực.
Tiếp đó, chiếc giếng cổ thứ hai từ thời nhà Tống (năm 960-1279) và nhà Nguyên (1271-1388) lộ diện.
Bên trong chiếc giếng thời Tống - Nguyên, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều hiện vật giá trị khác bao gồm đồ gốm, vật dụng bằng đồng và đồng thau.
Khu đất đầy kho báu này còn cung cấp cho các nhà khảo cổ một kho đạn bằng đá mà quân Nguyên đã bắn vào khu vực này vào thời Nam Tống.
Ngoài ra, một loại đồ tạo tác quan trọng mang những đặc trưng trải dài từ thời Chiến Quốc cho đến nhà Minh, nhà Thanh đã làm phong phú thêm dòng thời gian của khu vực khảo cổ đặc biệt này.
Bỉ phát hiện xương voi ma mút trong công trình xây dựng tàu điện ngầm Đây là khám phá hiếm có bởi các hiện vật này được phát hiện ở độ sâu từ 8-9m trong các lớp trầm tích có nguồn gốc từ thời kỳ băng hà cuối cùng (khoảng từ 120.000 đến 11.700 năm trước). Hình ảnh phục dựng voi ma mút thảo nguyên do tạp chí Nature công bố ngày 17/2/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN) Các mảnh xương...