Đắk Nông cơ bản hoàn thành các mục tiêu công tác giảm nghèo, xuất hiện nhiều “điểm sáng”
Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng giai đoạn 2016-2020, tỉnh Đăk Nông đã thực hiện tốt các mục tiêu trong công tác giảm nghèo, đưa đời sống nhân dân từng bước ổn định về mọi mặt.
Chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống
Theo báo cáo của UBND Đăk Nông, giai đoạn 2016 – 2019, các chính sách về giảm nghèo đã đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào kết quả thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo đã đề ra. Nếu như tính từ cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh là 19,20% thì tính đến cuối năm 2019 còn 10,52%.
Sở LĐTBXH cấp gà giống cho người dân phát triển kinh tế. Ảnh: D.H
Trong năm 2020, với mục tiêu tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3% trở lên (trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 4% và hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên…), Đăk Nông đã cơ bản hoàn thành các kế hoạch đặt ra.
Trong những năm qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh. Hàng năm, Ban chỉ đạo định kỳ 6 tháng tổ chức họp để đánh giá kết quả đạt được và triển khai kế hoạch thời gian tiếp theo…
Bên cạnh đó, tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phân công các đoàn viên, hội viên của tổ chức mình giúp đỡ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Các huyện, thị xã của tỉnh đã tổ chức lựa chọn từ 1-2 địa bàn trọng điểm (thôn, buôn, bon, bản) để tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.
Trong giai đoạn 2016-2019, Đăk Nông đã đào tạo nghề cho hàng trăm lao động nghèo, cận nghèo; hỗ trợ vay vốn tín dụng cho hơn 100.000 lượt hộ nghèo thông qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ xây dựng và nhân rộng 6 mô hình giảm nghèo tại các xã trên địa bàn tỉnh.
Video đang HOT
Trong quá trình triển khai, nhân rộng các mô hình giảm nghèo, vai trò của người dân được thay đổi, trở thành trung tâm trong các hoạt động. Những hộ thoát nghèo từ tham gia các mô hình là những “điểm sáng” trong phong trào vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, y tế, nhà ở, nước sạch và tiếp cận thông tin cho hộ nghèo được tỉnh đặc biệt quan tâm và triển khai có hiệu quả đến từng đối tượng cụ thể.
Việc này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và giúp các đối tượng có điều kiện đến trường học tập; giảm tỷ lệ bỏ học của các em học sinh, sinh viên nghèo, khó khăn; góp phần giảm bớt chi phí cho các hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số.
Triển khai đúng kế hoạch đặt ra
Theo UBND tỉnh Đăk Nông, tính đến nay, bằng tổng lực của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực từ nhân dân trong tỉnh, các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Nông đã cơ bản triển khai đúng với tiến độ như kế hoạch đặt ra cho giai đoạn 2016-2020.
Đối với Chương trình 135, tiểu dự án về hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn đến nay đã cơ bản hoàn thành.
Theo đó giai đoạn 2016 – 2020, tổng kinh phí được giao là 172 tỷ đồng, đầu tư 151 công trình giao thông, 57 công trình trường học, 10 công trình nước sinh hoạt tập trung, 146 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng.
Các tiểu dự án về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn; về nâng cao năng lực cán bộ và cộng đồng dân cư các xã thuộc Chương trình 135 cũng đều đã hoàn thành kế hoạch.
Việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 cũng được thực hiện có hiệu quả.
Đặc biệt, trong năm 2017, tỉnh đã triển khai lập 2 đề án quy hoạch lớn của tỉnh, đó là quy hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng gắn liền với biến đổi khí hậu và quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trong năm 2020, tiếp tục chỉ đạo xây dựng và lập các đề án để nâng giá trị sản xuất nông nghiệp như: Đề án sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2018 – 2020; đề án phát triển thủy sản Đăk Nông năm 2020, định hướng đến năm 2030…
Trong năm 2020, với mục tiêu tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3% trở lên (trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 4% và hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên…), Đăk Nông đã cơ bản hoàn thành các kế hoạch đặt ra.
Lâm Đồng: Hàng trăm hộ đăng ký thoát nghèo nhờ chính sách hỗ trợ đúng, trúng
Mặc dù là một năm khó khăn trên cả nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thế nhưng công tác giảm nghèo bền vững tại tỉnh Lâm Đồng vẫn tích cực được triển khai và có những kết quả khả quan.
Hàng trăm hộ đăng ký thoát nghèo
Những ngày mưa dầm tháng 10 tại Tây Nguyên vẫn chưa có hồi dứt, phóng viên đã có cơ hội trò chuyện với ông Liêng Hót Ha Hai - Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông về công tác giảm nghèo của địa phương.
Ông Liên Hót Ha Hai cho biết, mặc dù là năm khó khăn bởi dịch Covid-19 và nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020 mới được phân bổ nhưng địa phương đã tích cực triển khai thực hiện từ đầu năm.
Trong năm 2020, Lâm Đồng đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm còn dưới 1,9%. Ảnh: P.V
"Trong 6 tháng đầu năm 2020, huyện Đam Rông đã tích cực triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững theo chỉ đạo của cấp trên. Hiện đã có 8/8 xã tổ chức tuyên truyền, vận động cho các hộ nghèo đăng ký thoát nghèo.
Theo đó, từ sự vận động và ý thức tự giác của người dân, toàn huyện đã có 468 hộ đăng ký thoát nghèo (chiếm 28,17% trên tổng số hộ nghèo năm 2020). Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục vận động người dân để làm căn cứ đầu tư hỗ trợ các chương trình giảm nghèo. Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn khoảng 7%"- Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông thông tin.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, huyện Đam Rông đã tập trung nguồn vốn vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả sớm hoàn thành phương án đầu tư trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện chương trình.
Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác tín dụng ưu đãi, đặc biệt là các nguồn vốn vay cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh, cho vay học sinh, sinh viên... tạo điều kiện cho bà con nhân dân có thêm nguồn lực để làm ăn, sản xuất, học tập, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1,9%
Về kết quả giảm nghèo bền vững, ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng cho hay, trong năm 2020, địa phương đặt ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm còn dưới 1,9%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 4,8%. Đặc biệt, huyện Đam Rông sẽ thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a của Chính Phủ.
Ngoài ra, Lâm Đồng sẽ tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo để cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo. Bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo của tỉnh đến cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015.
"Để làm được những điều này, các đơn vị liên quan cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo. Các huyện, thành phố phải cân đối nguồn lực mở rộng địa bàn, hộ nghèo được hỗ trợ sản xuất, việc làm, hướng dẫn cách làm ăn, dạy nghề... để hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo.
Đặc biệt, trong năm 2020, các địa phương cần lồng ghép hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới với Chương trình giảm nghèo bền vững nhằm tạo việc làm, thu nhập cho người nghèo thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng. Không huy động đóng góp của gia đình nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn"- ông Nguyễn Tiến Dũng thông tin.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, tình trạng di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc đến địa phương sinh sống, phá rừng làm rẫy trái phép trong rừng sâu, tạo áp lực lớn trong công tác giảm nghèo gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hơn nữa, nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo còn hạn chế trong đầu tư cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng công trình, hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Đảm bảo an sinh xã hội mùa dịch bệnh Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn và gần 100.000 người lao động (NLĐ) bị mất việc. Cùng với chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, người bán vé số, lang thang... thì các chủ hộ sản xuất - kinh doanh, DN nhỏ và vừa, người thất nghiệp cũng là những đối tượng...