Đắk Lắk: Mỗi trường học chi 4,5 triệu đồng để tập huấn viết tin, chụp ảnh
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các trường trực thuộc cử 3 người tham gia tập huấn trực tuyến viết tin, chụp ảnh, biên tập cho trang tin điện tử và phải đóng 4,5 triệu đồng/trường.
Ngày 22-12, một lãnh đạo trường THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phản ánh việc không đồng tình khi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các trường đóng 4,5 triệu đồng cho 3 người tập huấn trực tuyến.
“Đã gần hết năm, một số trường đã hết kinh phí chi thường xuyên nên không có nguồn kinh phí. Bên cạnh đó, tập huấn trực tuyến cả trăm người nhưng mỗi ngày 1 người phải đóng 500.000 đồng học phí là quá cao” – vị này nói.
Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk về việc tập huấn viết tin, chụp ảnh
Trước đó, ngày 16-12, bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, đã ký văn bản cho thấy sở phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức khóa bồi dưỡng viết tin, chụp ảnh và biên tập cho trang tin điện tử của các đơn vị trực thuộc sở.
Video đang HOT
Cụ thể, mỗi đơn vị cử hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng và 1 viên chức phụ trách công tác truyền thông của nhà trường tham gia tập huấn. Thời gian tổ chức trong 3 ngày, từ 23 đến 25-12, hình thức tập huấn trực tuyến qua công cụ Zoom với kinh phí 1,5 triệu đồng/học viên. Các đơn vị gửi học phí (bồi dưỡng và cấp giấy chứng nhận) về Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn trước ngày 23-12 qua số tài khoản.
Lãnh đạo một trường THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho biết công văn nêu rõ thành phần, số lượng tham gia tập huấn là bắt buộc chứ không phải theo nhu cầu của trường. Do đó, nhà trường đã đăng ký 3 người tham gia tập huấn theo đúng chỉ đạo.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, cho biết nhằm nâng cao công tác truyền thông của các trường học theo kế hoạch, vừa qua, sở có văn bản gửi các trường về việc tham gia tập huấn. Tuy nhiên, văn bản mang tính chất thông báo để trường nào có điều kiện thì tham gia, không bắt buộc tất cả.
Khi phóng viên thắc mắc công văn nêu rõ, yêu cầu tất cả các trường phải thực hiện, ông Khoa cho rằng nói vậy chứ không bắt buộc. Có trường đã tham gia tập huấn rồi, hoặc cá nhận tự đi học rồi thì không cần phải tham gia. Còn học phí, các trường lấy từ nguồn chi thường xuyên và chuyển khoản về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, sở không can thiệp.
Trả lời câu hỏi vì sao sở không đứng ra mở lớp tập huấn rồi mời giảng viên cho giảm chi phí, ông Khoa cho biết: “Chủ trương không phải bắt buộc, trường nào khó khăn hoặc tập huấn rồi hoặc không có nhu cầu thì thôi. Riêng vấn đề kinh phí, tôi sẽ làm việc lại với bộ phận tham mưu xem hợp lý chưa”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện Đắk Lắk có hơn 50 trường THPT. Nếu các trường tham gia đầy đủ thì phải chi hàng trăm triệu đồng cho 3 ngày tập huấn trực tuyến.
Chủ tịch MTTQVN xã: Thủy Tiên không cho quay phim, chụp ảnh, từ chối đề nghị hỗ trợ
Đó là những thông tin ông Vũ Đức Quang, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) xã Trung Sơn (huyện Gio Linh) cung cấp.
Ngày 27/11, Dân Trí đăng tải cuộc PV với ông Vũ Đức Quang và cho biết ngày 18/10/2020, đoàn từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên có về hỗ trợ cho người dân vùng lũ ở thôn Võ Xá, xã Trung Sơn, nhưng đoàn không thông báo trước cho địa phương, cũng không kết hợp với Ủy ban MTTQVN xã Trung Sơn.
"Khi nghe tin đoàn ca sĩ Thủy Tiên đến địa phương trao quà, tôi và một số cán bộ dù đang bận việc cứu trợ bà con nhưng cũng có mặt và đề nghị lên thuyền hướng dẫn và hỗ trợ, nhằm mục đích đưa đoàn đến với bà con cần giúp đỡ, nhưng đoàn của ca sĩ Thủy Tiên từ chối, không cho lên thuyền. Đoàn của ca sĩ Thủy Tiên thuê thuyền máy đi hỗ trợ người dân. Đoàn không cho chúng tôi quay phim, chụp ảnh, do đó cán bộ địa phương chỉ đi vòng ngoài", ông Quang cho báo trên hay.
Trước đó, trả lời Trí thức trẻ, ông Quang cho biết chính quyền địa phương không được thông báo trước và đoàn cũng không đề nghị hỗ trợ gì.
Địa phương muốn hỗ trợ cho ca sĩ Thủy Tiên đến được những nhà bị ngập sâu, gia cảnh khó khăn để trao tiền, tạo sự công bằng, tránh sứt mẻ tình làng nghĩa xóm, nhưng ca sĩ Thủy Tiên không cần. Vì vậy, địa phương không biết ca sĩ Thủy Tiên đã trao cho bao nhiêu người cũng như số tiền đã hỗ trợ.
Theo ông Quang, buổi trao tiền được ca sĩ Thuỷ Tiên phát livestream trên Facebook. Số tiền hỗ trợ theo địa phương tìm hiểu được cũng không có sự đồng nhất, có người được 500 nghìn đồng, có người được 1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, có trường hợp cá biệt 5 triệu đồng.
"Ca sĩ Thủy Tiên chỉ đi đến những nơi khá thuận lợi, những ngôi nhà ở xa đường, ngập sâu thì không đến. Sau khi đoàn đi thì có một số ý kiến băn khoăn, trách cán bộ thôn, xã vì sao không đưa ca sĩ Thuỷ Tiên đến hỗ trợ gia đình họ đang bị ngập sâu. Ngoài ra việc phát tiền không đều cũng khiến người dân có ý kiến", ông Quang nói với PV Trí thức trẻ.
Khi đoàn của ca sĩ Thủy Tiên có mặt ở địa phương, bà Võ Thị Huyên (SN 1975, trú ở thôn Võ Xá) cũng chứng kiến nên cho hay đoàn ca sĩ Thủy Tiên trao được cho một số người dân thì nói rằng hết tiền, lại gặp phải ngày nghỉ nên không rút được tiền, định quay đi.
"Vì muốn ca sĩ Thủy Tiên hỗ trợ thêm cho nhiều người dân khó khăn ở địa phương, nên tôi đề nghị cho Thủy Tiên mượn 200 triệu đồng, đưa tận tay nữ ca sĩ. Sau đó, đoàn của ca sĩ Thủy Tiên tiếp tục đi sâu vào làng để hỗ trợ cho người dân. Ngày hôm sau, trợ lý của ca sĩ Thủy Tiên chuyển trả 200 triệu đồng vào tài khoản của tôi", bà Huyên khẳng định với PV Dân Trí.
Trước đó, ngày 17/11, thông tin từ UB MTTQ tỉnh Quảng Trị cho biết đã hoàn tất việc xác minh việc trao tiền hỗ trợ từ thiện của ca sỹ Thuỷ Tiên trong năm 2020 cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ tại huyện Hải Lăng và Triệu Phong.
Tổng số tiền mà các đơn vị chức năng thống kê được từ đoàn của ca sĩ Thuỷ Tiên trao tặng cho huyện Hải Lăng, Triệu Phong là 29 tỉ 233 triệu đồng. Con số này thấp hơn con số 33 tỉ 400 triệu đồng tại "biên bản xác nhận hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai" xác nhận đoàn từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên ở Quảng Trị mà UB MTTQ tỉnh Quảng Trị xác nhận được đó.
Trung tâm TP.HCM nhộn nhịp tối 1/10 Trong buổi tối đầu nới lỏng giãn cách, nhiều người dạo quanh các tuyến phố trung tâm quận 1 (TP.HCM) để chụp hình và hóng mát. Khoảng 19h, tuyến đường hai bên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) tấp nập phương tiện giao thông. Một số người dừng lại ngồi trên vỉa hè trò chuyện, ngắm đường phố. Khu vực nhà thờ...