Đắk Lắk ghi nhận một trường hợp uốn ván sơ sinh
Ngày 31/5, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp nghi mắc bệnh uốn ván sơ sinh tại huyện Krông Bông.
Bệnh nhi đang nhập viện và điều trị tại Khoa Nhi cấp cứu – sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Bệnh nhi là T.T.N (nữ, dân tộc Mông, trú tại xã Cư Pui, huyện Krông Bông). Bé là con thứ 8 trong gia đình, sinh ngày 21/5/2024 tại nhà, đủ tháng, nặng 2,9 kg. Sau khi sinh, trẻ được người nhà đỡ đẻ và cắt rốn bằng dao lam, buộc rốn bằng chỉ khâu. Trong quá trình mang thai mẹ bé có đi khám thai nhưng không tiêm vaccine phòng uốn ván.
Video đang HOT
Ngày 26/5, trẻ có biểu hiện bỏ bú, quấy khóc nhiều, được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Krông Bông khám và điều trị. Sau đó, ngày 27/5, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng co giật tay chân liên tục, rốn sưng nề rỉ mủ… với chẩn đoán suy hô hấp độ III; uốn ván sơ sinh ủ bệnh 6 ngày; theo dõi nhiễm trùng huyết sơ sinh; vàng da sơ sinh.
Ngay khi ghi nhận trường hợp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã điều tra, xác minh trường hợp bệnh nghi uốn ván sơ sinh; đánh giá nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm, tình hình tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh uốn ván tại cộng đồng; đồng thời triển khai các biện pháp đáp ứng xử lý dịch bệnh và truyền thông phòng, chống dịch tại cộng đồng theo đúng quy định.
Qua kết quả điều tra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nhận thấy, trong vòng 5 năm, từ 2019 – 2023, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng uốn ván tại địa phương chỉ đạt 38,4% (quá thấp so với kế hoạch).
Trung tâm kiến nghị các đơn vị y tế cần tăng cường công tác tiêm bù, tiêm vét các loại vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho những trẻ sinh chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi trong thời gian thiếu vaccine. Đặc biệt, các đơn vị cần điều tra, rà soát đối tượng phụ nữ có thai, phụ nữ 15-35 (độ tuổi sinh đẻ) trên địa bàn toàn xã, tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng uốn ván đảm bảo tỷ lệ đạt trên 85%.
Các đơn vị cần chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp truyền thông, đảm bảo người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời các quy định về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, công tác tiêm chủng cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể để đạt được tỷ lệ bao phủ theo đúng kế hoạch…
Đắk Lắk ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm 2024 là một bệnh nhân nam 20 tuổi, trú tại xã Krông Jing, huyện M'Đrắk.
Ngày 10/5, CDC Đắk Lắk cho biết, bệnh nhân được chuẩn đoán mắc viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh.
Trước đó, ngày 18/4, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt cao, mệt. Ngày 20/4, bệnh nhân được người nhà đưa đi khám, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện M'Đrắk, đến ngày 23/4/, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên. Ngày 25/4, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh tiếp tục điều trị, và đến ngày 9/5, kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân dương tính với virus viêm não Nhật Bản.
Muỗi đốt là một trong những đường truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 30% cùng với di chứng vĩnh viễn như rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường... ở một nửa số bệnh nhân sống sót. Triệu chứng đầu tiên của bệnh thường gặp là sốt, đau đầu, buồn nôn. Ngoài ra, có thể có các biểu hiện của nhiễm virus nói chung như mệt mỏi, ớn lạnh. Những trường hợp bệnh nặng có thể có các biểu hiện co giật, giảm khả năng nhận thức, rối loạn vận động như liệt tay, chân hoặc nửa người, co cứng, xoắn vặn.
Cách phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vaccine phòng bệnh. Đặc biệt, đối với trẻ em khi đã đủ tuổi thì tiêm vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hữu hiệu nhất.
Diễn biến mới vụ ngộ độc tiết canh dê ở Thái Bình Sau bữa cỗ cưới ở Thái Bình có ăn tiết canh dê, hàng chục người có triệu chứng ngộ độc phải nhập viện, trong đó, một người đã tử vong. Hiện chưa xác định cụ thể nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu lợn hay ngộ độc do vi khuẩn khác. Đang truy tìm nguyên nhân Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch...