Đắk Lắk: Bé trai 9 tuổi nghi tử vong do sốt xuất huyết
Sau khi phát hiện bé bị sốt, gia đình đã chuyển tới một phòng khám tư nhân để truyền nước nhưng nhiều ngày không đỡ. Do bệnh trở nặng, bé trai được chuyển đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng đã tử vong sau đó chẩn đoán do sốt xuất huyết.
Ngày 22/8, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa tiếp tục có thêm một trẻ em tử vong nghi do sốt xuất huyết. Bệnh nhân là bé trai (SN 2010, ngụ thôn 7, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar).
Hiện tỉnh Đắk Lắk đã có trên 12.000 trường hợp bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết
Trước đó, vào chiều 15/8, bé trai phát bệnh với các triệu chứng sốt liên tục nên được gia đình đưa đến một phòng khám tư nhân để truyền dịch. Cho tới ngày 20/8, bệnh nhân vẫn sốt liên tục, toàn thân nổi vân tím nên được gia đình đưa đến cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Cư M’gar trong tình trạng sốc.
Do bệnh nặng, ngay trong chiều 20/8, bé trai được chuyển tuyến đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng vật vã, kích thích, môi tím, chi lạnh, nổi vân tím toàn thân và chấm xuất huyết toàn thân, tổng trạng béo phì, phải thở oxy.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé bị sốc sốt xuất huyết Dengue ngày 6/suy hô hấp độ IV/béo phì, tiên lượng bệnh rất nặng. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu và hồi sức tích cực, tuy nhiên do bệnh chuyển biến nặng, cháu bé đã tử vong vào chiều tối cùng ngày.
Video đang HOT
Hiện ngành y tế đã lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm.
Được biết, hiện toàn tỉnh Đắk Lắc đã ghi nhận trên 12.000 ca bệnh sốt xuất huyết và đã có 2 trường hợp tử vong do bị sốt xuất huyết.
Thúy Diễm
Theo Dân trí
Loại thuốc nào gây biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân sốt xuất huyết?
Nhiều người bị sốt xuất huyết nhưng không biết nên tự đi mua thuốc không đúng về uống, gây xuất huyết nặng, thậm chí dẫn tới tử vong.
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh sẽ có triệu chứng: Sốt cao; nhức đầu; đau cơ, khớp... rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cảm cúm, viêm họng, sốt phát ban nên người bệnh thường tự mua thuốc về uống. Việc dùng không đúng thuốc sẽ gây xuất huyết nặng và có thể dẫn tới tử vong.
Chỉ dùng paracetamol
Khi có dấu hiệu sốt, người bệnh có thể tự uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ sốt được khuyến cáo chỉ sử dụng paracetamol. Đặc biệt, trong thời điểm dịch sốt xuất huyết xuất hiện nếu có dấu hiệu sốt cao cũng chú ý chỉ dùng loại thuốc hạ sốt này.
Bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ được uống paracemol theo đúng chỉ định.
Cách 4-6 giờ mới được dùng thuốc một lần. Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc (vì trong sốt xuất huyết sốt cao thường khó hạ, nhất là những ngày đầu, người bệnh thường sốt ruột tự ý tăng liều thuốc bằng cách uống thêm liều hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn) dẫn đến quá liều.
Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị nhưng khi quá liều sẽ gây hại gan (ngộ độc, làm tổn thương gan, suy giảm chức năng gan). Khi bị suy giảm chức năng gan sẽ làm nặng thêm tình trạng rối loạn đông máu, càng làm cho xuất huyết thêm trầm trọng.
Không được uống rượu khi dùng thuốc, vì rượu sẽ làm tăng tác dụng có hại trên gan của paracetamol. Ngoài uống thuốc cần nới lỏng quần áo và lau mát cơ thể bằng nước ấm.
Tuyệt đối không dùng aspirin hay ibuprofen
Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid, nhưng lại là thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Chính vì tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu nên thuốc không được dùng cho người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như sốt xuất huyết.
Tuyệt đối cấm dùng aspirin cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Nếu dùng aspirin sẽ làm cho nguy cơ chảy máu tăng lên, làm cho việc xuất huyết không cầm được, sự rối loạn đông máu càng trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày, nội tạng, nguy hiểm đến tính mạng. Không chỉ gây nguy hiểm cho bệnh mà người bệnh còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc, ví dụ như: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột...
Đối với trẻ em, khi dùng thuốc này còn gây hội chứng Reye ở trẻ. Hội chứng Reye là một bệnh có liên quan trực tiếp đến não và gan... sẽ gây ra hiện tượng phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não, suy gan... Bệnh bắt đầu với triệu chứng thở nhanh và lượng đường trong máu thấp, nôn mửa, thậm chí co giật hoặc hôn mê.
Ngoài aspirin thì tất cả các kháng viêm không steroid đều có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu (tuy mức độ không mạnh như aspirin) nhưng cũng không có lợi trong bệnh sốt xuất huyết. Trên thị trường có một số sản phẩm phối hợp chữa cảm cúm, làm giảm đau có chứa kháng viêm không steroid như là ibuprofen, diclofenac... Vì vậy, người bệnh cần lưu ý đọc kỹ thành phần của thuốc hoặc hỏi dược sĩ, bác sĩ để tránh dùng phải các thuốc trên.
Hãy đưa người bệnh đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào có dấu hiệu khác thường như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh. Chẩn đoán sớm, đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời thì điều trị sốt xuất huyết sẽ đạt kết quả tốt nhất.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Bênh nhân đầu tiên tử vong vì sốt xuất huyết ở Đồng Nai Địa bàn tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận ca tử vong vì sốt xuất huyết đầu tiên trong năm nay. Từ đầu năm đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận tại đây là 9.200 ca, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Ngày 12/8, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ cho biết, trên...